Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
Bài Viết Của
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
THÁNH GIUSE NGỦ
ĐƯỜNG EM-MAU, ĐƯỜNG THƯƠNG XÓT (Đại Lễ Phục sinh Năm Thánh 2016)
RỬA TRONG LÒNG THƯƠNG XÓT (Thánh lễ Tiệc Ly)
ĐÓN NHẬN LÒNG THƯƠNG XÓT
DẤU CHỈ LÒNG THƯƠNG XÓT
Ánh sao đạo đức
MỪNG VUI LÊN
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
ÁNH SÁNG TỪ BÊLEM
NHÂN LOẠI MỚI
TẠ ƠN HỒNG ÂN ĐỨC TIN CAO QUÍ - Ngân khánh Tuyên Thánh Việt Nam
DIỆU CẢM THIÊNG LIÊNG
CHÚA THÁNH THẦN SỰ SỐNG MỚI
CÔNG TRÌNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Những bóng ma tưởng tượng
Chứng nhân của ánh sang
THẮP NÉN HƯƠNG CHO CÁC CHỦ CHĂN LẠNG SƠN
MỞ CỬA MỘ
Lời Từ Biệt của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
MUÔN NGÀN ĐỜI CHÚA VẪN TRỌN TÌNH THƯƠNG
Thư chung của Đức Tổng giám mục Giuse Gửi Cộng Đồng Dân Chúa Hà nội Nhân dịp Năm Thánh 2010
CUỘC CHIẾN MỚI VỚI MA QUỈ
TẤT CẢ CHO TÌNH YÊU
ĐỨC MẸ SẦU BI
THÁNH GIÁ ĐỨC KITÔ MẪU GƯƠNG CỦA NỮ TU
TƯỞNG LẦM
HÃY MỞ RA
VỚI CẢ TÂM TÌNH
Thư chung của Đức Tổng Giám mục Giuse Nhân dịp Năm Học Mới và Năm Linh Mục
BÁNH ĐÍCH THỰC
Thư chung của ĐTGM Giuse Gửi cộng đoàn Dân Chúa TGP Hà nội Nhân dịp tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 2009
NGƯỚC MẮT NHÌN TRỜI
YÊU NHƯ CHÚA YÊU
MỤC TỬ NHÂN LÀNH
CỘNG ĐOÀN PHỤC SINH
PHỤC SINH VỚI CHÚA
NGÃ RẼ CUỘC ĐỜI
HẠT LÚA MỤC NÁT
NHÌN LÊN ÁNH SÁNG
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG KỲ DIỆU
ĐÀO TẠO (CHIA SẺ 7)

Thời đại mới đi vào chuyên môn hoá. Chẳng ai có thể bách khoa, trên thông thiên văn dưới đạt địa lý như xưa ta thường nói. Và ngành chuyên môn nào cũng đòi đào tạo. Bên Mỹ dù làm những công việc rất thường như cắt cỏ, cắt tóc, cắt mòng tay cũng đều phải qua trường lớp, có bằng cấp mới được phép làm. Phải đào tạo dù công việc gì dù nhỏ bé đến đâu cũng phải hiểu biết thì mới làm tốt, tránh những sai sót gây thiệt hại. Và như thế mới phục vụ tốt đẹp được.

Vậy mà trong đời sống mục vụ, các linh mục hầu như không được đào tạo gì về truyền giáo. Trong khi truyền giáo là bản chất, là căn tính của Giáo hội. Không được đào tạo làm sao linh mục có thể truyền giáo hữu hiệu được ?

Tháng trước ngành may mặc của Việt nam đã phải chịu một tổn thất rất lớn. Các lô hàng bị trả về vì phạm phải 40 sai sót trong qui ước quốc tế. Vụ kiện cá ba sa chưa chấm dứt thì Việt nam bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường. Trong khi đó nhiều thương hiệu của Việt nam như Việt nam Petro, cà phê Trung nguyên bị bên ngoài chiếm đoạt, phải tốn tiền kiện mới dành lại. Tất cả những khó khăn, nhiều khi đưa đến thiệt hại đó là vì ta bước vào nền kinh tế thị trường mà chưa hiểu biết rõ ràng về nó.

Việc truyền giáo là quan trọng. Nếu không được đào tạo kỹ lưỡng sẽ khó thành công. Có khi còn gây thiệt hại cho Giáo hội.

Ý thức rõ điều đó nên ngay khi việc truyền giáo ở Việt nam phát khởi, Bộ truyền giáo đã cấp tốc có những hướng dẫn rất cụ thể, khôn ngoan để  việc truyền giáo được thành công.

Năm 1659 Bộ truyền giáo đã ra một Huấn thị cho các Đấng Bản Quyền tại Việt nam. Đức ông Bernad Jacqueline đã dịch ra trong bài “L’Esprit missionnaire de la S.C de Propagande d’après les instructiongs aux vicaires apostoliques des Royaumes du Tonkin et du Cochin, đăng trên “Documents Omnis Terra” LXXXI-5 tháng 5/1971 

Những nét chính như sau :

a)    Các đức tính của nhà truyền giáo 

“Điều đòi hỏi họ nhiều nhất là họ phải có đức bác ái cao cả và sự khôn ngoan. Họ phải là người phong hoá đàng hoàng, lịch thiệp, hiền từ, kiên nhẫn, khiêm nhường, lo làm gương sáng, các nhân đức về niềm tin Công giáo mà họ tuyên xưng. Họ phải là những người được huấn luyện theo luật đức ái, Phúc âm, biết thích nghi với phong tục và tình hình kẻ khác” (số 1/I).

b)    Mục đích trước mắt 

Hãy luôn luôn để trước mắt mình mục đích này là đưa những người địa phương xứng đáng lên các chức thánh càng nhiều càng tốt, huấn luyện họ và giúp từng người tiến lên đúng lúc” (số 1/III). 

c)    Đối với văn hoá địa phương 

Không được thuyết phục dân địa phương thay đổi các nghi lễ của họ, cách ăn mặc của họ, các phong tục của họ, đừng kể thứ nào thực sự trái với đạo và luân lý một cách rõ ràng… Thực không có lý do nào làm cho người ta xa lánh và ghét đạo cho bằng bắt người ta thay đổi những thói tục riêng của dân tộc, nhất là những thói tục đã có từ lâu đời (số 12/III). 

d)    Đối với an ninh trật tự xã hội

Trong khi giảng Lời Chúa và ban các bí tích, không được làm gì gây cớ cho người ta nghi là anh em gây rối. Và khi qui tụ giáo dân để dự lễ và tham dự các lễ nghi phượng tự, hãy tránh những gì làm cớ cho người ta nghi anh em muốn kích động nổi loạn… (13/III). 

e)    Đối với nhà cầm quyền

Hãy giảng cho tín hữu bổn phận trung thành với Nhà nước. Dù các vị cầm quyền là những người khó khăn. Ở chốn riêng tư cũng như ở nơi công cộng, đừng chỉ trích việc làm của những nhà cầm quyền, ngay cả những vị đang bắt bớ anh em… Hãy kiên nhẫn và thinh lặng, chờ đợi ở Thiên Chúa giờ an ủi (số 11/III). 

f)       Đối với các chỉ thị của Bộ truyền giáo 

Nếu trong việc thi hành các chỉ thị của Bộ truyền giáo có gì khó khăn lớn lao, đến mức đoán được rằng thi hành những chỉ thị ấy sẽ gây xáo trộn lớn, thì phải tránh áp đặt các chỉ thị đó. Tốt hơn, đừng áp dụng ngay. Nhưng hãy trình cho Bộ truyền giáo và chờ đợi trả lời (số 4/III).

Năm 1665 Bộ truyền giáo lại đưa ra những hướng dẫn cho các nhà truyền giáo : Monita ad Missionnarios. Tài liệu này do chính hai Đức cha Pr. Pallu và Pierre Lambert de la Motte soạn thảo. Và đã được Hội thừa sai Balê tái bản năm 2000.

Tài liệu này đưa ra những hướng dẫn chi tiết về đời sống nhân bản, đời sống thiêng liêng và cả những cách thức dạy giáo lý, tổ chức giáo xứ mà nhà truyền giáo phải noi theo.  

Xin tóm lược vài ý chính như sau : 

Chương 1 : Nhà truyền giáo phải tránh xa mọi xao lãng 

a)  Tránh chăm sóc thân xác một cách thái quá.

Hãy biết tránh những xa hoa vì Chúa đã dạy : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày mà theo tôi” (Lc 9, 23).

Chính Chúa đã từng sống lam lũ, không nơi dựa đầu. Chúa không chọn những người đỏm dáng, nhưng chọn những ngư phủ không ngại sương gió. 

b)    Tránh tự phụ và tìm kiếm vinh quang trần thế

Chính tự phụ đã biến thiên thần thành quỉ dữ. Tìm kiếm vinh quang sẽ mất phần thưởng đích thực. Đức Giêsu đã đi rao giảng cho những người nghèo và hoàn toàn vâng phục Đức Chúa Cha. 

c)    Tránh ky cóp cho mình

Ky cóp sẽ huỷ diệt tinh thần nghèo khó của Phúc âm, mất bình an trong tâm hồn, và mất uy tín nữa. Chính vì thế Chúa truyền cho các môn đệ : “Đừng mang bị, tiền…” (Mc 6, 8) 

d)    Chuyên tâm cầu nguyện

Lười biếng cầu nguyện là nguyên nhân của mọi xao lãng tu đức. Mỗi ngày nhà truyền giáo phải dành ít nhất 2 tiếng đồng hồ thờ phượng trước nhan Chúa. 

Chương 2 : Những việc phải làm trước khi đi truyền giáo

a)    Phải tĩnh tâm 

Đức Giêsu dù tràn đầy Thánh Thần từ khi mới sinh, sau 30 năm chuẩn bị, trước khi ra rao giảng đã rút vào sa mạc 40 ngày đêm tĩnh tâm (Mt 4, 1).

Thánh Gioan Baotixita được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần từ khi lọt lòng, trước khi ra giảng đạo cũng đã lánh vào sa mạc, ăn chay, cầu nguyện (Lc 1, 80).

Các tông đồ, sau 3 năm thụ huấn với Chúa, trước khi đi giảng đạo cũng đã tĩnh tâm cầu nguyện trong nhà Tiệc ly để xin ơn Chúa Thánh Thần. Nhà truyền giáo cũng thế. 

b)   Nền tảng của công việc truyền giáo là ăn chay, cầu nguyện. Vì  hiểu rằng kết quả việc truyền giáo là do Chúa. Ta chỉ là dụng cụ. 

c)   Phải tìm mọi cách để hiểu biết địa phương nơi truyền giáo. Nghiên cứu phong tục tập quán, sở thích người dân. Tính tình, nết tốt, nết xấu. Tìm hiểu thái độ của nhà cầm quyền. Tôn giáo tại địa phương. 

d)   Nhà truyền giáo phải học thổ ngữ của dân. Nên nhớ ơn đầu tiên các tông đồ được để đi rao giảng là ơn ngôn ngữ (Cv 2, 4). Muốn rao giảng phải biết ngôn ngữ. 

Chương 3 : Không được dùng những phương tiện trần gian 

Không được buôn bán. Không được dùng bạo lực ép người ta vào đạo. Không được dùng xảo thuật. 

Chương 4 : Vài hướng dẫn chung về tác vụ giảng dạy 

a)    Rao giảng là nhiệm vụ chính yếu của người tông đồ. Rao giảng phải đi đôi với một đời sống gương mẫu.

b)    Đừng bao giờ giảng mà không soạn trước. 

Chương 5 : Phải làm gì để hoán cải người chưa tin 

Chương 6 : Đào tạo tân tòng 

Chương 7 : Chuẩn bị phép rửa tội

Chương 8 : Đào tạo sau rửa tội 

Chương 9 : Hướng dẫn giáo dân điều hành giáo xứ khi không có linh mục 

Chương 10 : Huấn luyện thầy giảng và đưa họ tới lãnh chức thánh 

Như thế cách đây 4 thế kỷ, Toà thánh cũng như các nhà truyền giáo đã ý thức tầm quan trọng của việc truyền giáo. Nên đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể giúp đào tạo những nhà truyền giáo. Việc đào tạo được hoạch định vừa tổng quát toàn diện vừa chi tiết cụ thể. Có thể tóm tắt như sau : 

1.    Đào tạo thiêng liêng 

Đào tạo nhà truyền giáo biết quên mình, từ bỏ mình để nên mọi sự cho mọi người. Có những đức tính phù hợp như hiền lành, khiêm nhường, kiên nhẫn, đại lượng, nhân hậu, yêu mến chân thành (TG 24). Biết sống khó nghèo. Có sự ăn chay cầu nguyện, kết hợp sâu xa với Thiên Chúa. 

2.    Đào tạo trí thức 

Trí thức đây là hiểu biết thực tế về địa phương truyền giáo. Biết người dân. Biết chính quyền. Biết lịch sử. Biết địa lý. Và nhất là biết văn hoá, phong tục tập quán và ngôn ngữ của người dân (TG 25, 26). 

3.    Đào tạo nhân bản 

Biết yêu mến, trân trọng đất nước, con người, văn hoá nơi mình sống. Không loại bỏ nhưng phát huy. Kính trọng dân. Kính trọng chính quyền. Khuyến khích dân yêu nước, vâng phục chính quyền. 

4.    Đào tạo địa phương 

Trong khi truyền giáo, nhà truyền giáo phải lưu tâm đào tạo người tại địa phương để sau này địa phương không còn lệ thuộc, nhưng có thể tự lập và hơn nữa có thể ra đi truyền giáo cho những nơi khác. 

5.    Đào tạo giáo dân

 Nhà truyền giáo không chỉ đào tạo giáo sĩ mà còn phải đào tạo cả giáo dân. Cho họ đóng góp vào việc điều hành giáo xứ. Quản trị giáo xứ khi thiếu linh mục. Và nhất là cho họ tham gia vào việc truyền giáo.

Thật là một chương trình có tầm nhìn xa trông rộng. Qua 4 thế kỷ vẫn còn hợp thời và quí giá giúp ta đào tạo và tự đào tạo.

Thật vậy, nếu so sánh những Huấn thị này với Sắc lệnh về truyền giáo của Công đồng Vatican II, ta thấy không có gì khác biệt.

Các đấng Thừa sai xưa kia đã vạch ra một chương trình đào tạo toàn diện sâu rộng như thế vì các ngài có một thứ linh đạo truyền giáo sâu xa. Linh đạo đó làm cho các ngài tha thiết yêu mến muốn cứu rỗi các linh hồn. Hết lòng làm mọi việc để được các linh hồn dù phải hi sinh bản thân, từ bỏ của cải, rời xa quê hương đất nước, chịu nghèo nàn thiếu thốn, chịu nhục nhã khốn khó và kể cả chịu chết nữa.

Hiện nay ta đang có khuynh hướng coi việc mục vụ như những tổ chức bên ngoài, quên đi mục đích chính yếu là cứu rỗi các linh hồn. Ta hãy nghe cha M. Cadro trong tập GƯƠNG ĐẤNG LÀM THẦY dầy 666 trang, xuất bản tại Kẻ Sở năm 1907.

Xin trích một số ý : 

a)    Về bổn phận cứu rỗi các linh hồn :

“Dù đấng làm thầy đi đàng nhân đức, giữ mình sạch tội, làm nhiều việc lành mặc lòng, nếu người chẳng cứu linh hồn người ta, thì người cũng sẽ phải phạt, phải mất linh hồn (trang 247).

Có thầy cả chẳng muốn chịu khó cứu linh hồn người ta vì sợ kẻo khó nhọc làm vậy, ấy thì sinh bệnh mà chóng qua đời. Vậy kẻ ấy phải biết rằng, thà chết non, chết sớm mà làm được nhiều việc lành, lập nhiều công phúc và cứu được nhiều linh hồn thì hơn là sống lâu. Thà chết khi bốn năm mươi tuổi mà cứu được nhiều linh hồn, chẳng thà sống tám chín mươi tuổi mà chẳng làm ích cho người ta, chẳng cứu được linh hồn nào (trang 257). 

b)    Về các việc phải làm để cứu rỗi linh hồn kẻ có đạo : 

1)    Thầy cả phải biết hết các con chiên của mình.

2)    Người phải chịu khó dạy dỗ coi sóc trẻ.

3)    Người phải lo liệu cho người ta năng xưng tội chịu lễ.

4)    Người phải năng giảng giải khuyên bảo người ta.

5)    Người phải năng khuyên bảo kẻ khô khan tội lỗi cách riêng.

6)    Người phải năng giải tội và đi kẻ liệt.

7)    Người phải lo liệu cho người ta biết kính mến phép Mình Thánh Chúa.

8)    Người phải lo cho người ta được lòng kính mến Đức Bà.

9)    Về những Họ lẻ.

10)  Về sự cấm phòng chung cho hàng xứ.

11)  Về các việc phải làm để cứu linh hồn kẻ ngoại. Việc thứ nhất thầy cả phải làm cho được cứu linh hồn kẻ ngoại đạo là phải lo liệu rửa tội cho các trẻ con nhà ngoại đạo khi rình sinh thì.

Việc thứ hai là phải chịu khó khuyên bảo những kẻ lạc lối lo ăn năn trở lại chịu đạo.

Việc thứ ba là phải năng cầu nguyện cho nó.

Qua vài tư tưởng trên ta thấy đầu thế kỷ trước các nhà Thừa sai đã có lòng nhiệt thành lo lắng cho linh hồn người ta, lo cứu những linh hồn ngoại giáo biết bao.

Lòng yêu mến các linh hồn nơi truyền giáo khiến các ngài đi đến chỗ yêu mến chính con người bản xứ, tiếng nói người bản xứ, phong tục người bản xứ.

Hiện nay những người muốn hiểu biết phong tục Việt nam, muốn nghiên cứu văn hoá Việt nam đều phải đọc những bài của cha Léopold Cadière, một vị thừa sai người Pháp. Một số bài của ngài được trường Viễn Đông Bác Cổ in thành 3 tập với tựa đề “Croyances et Pratiques religieuses des vietnamiens”. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà nội đã cho dịch và in tập I.

Đọc những gì ngài viết, không ai là không yêu mến người Việt nam, phong tục Việt nam. Ngài nhìn thấy nơi người Việt nam những vẻ đẹp cao quí, nơi phong tục những ý nghĩa sâu xa. Nhìn thấy những vẻ đẹp ấy không phải chỉ vì ngài là một học giả uyên bác nhưng nhất là vì ngài là một người rất yêu Việt nam, là một nhà truyền giáo tha thiết mê say Việt nam.

Con đã có dịp gặp nhiều vị Thừa sai trước đã làm việc ở Việt nam. Tất cả các ngài đều yêu mến Việt nam, yêu người Việt nam và mong được trở lại, được chết ở Việt nam. Con mừng vì Việt nam và người Việt nam có những nét đẹp cho các ngài quí mến. Nhưng con hiểu rằng các ngài có một nền linh đạo truyền giáo sâu xa : Yêu mến linh hồn những người nơi mình truyền giáo và vì thế yêu mến chính người bản xứ, phong tục và đất nước của người bản xứ.

Đó là những tấm gương ta phải bắt chước và để tự đào tạo bản thân và đào tạo những thế hệ trẻ nếu ta thực sự tha thiết với việc truyền giáo.

Tác giả: TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!