Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
TÌNH YÊU ĐẾN EM KHÔNG MONG ĐỢI GÌ ?

Chiều nay nghe giọng quen quen của Mỹ Tâm ngân nga trong TV : “Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc ...”. Bài hát “Hát với dòng sông” khá quen thuộc với giởi trẻ như muốn nói đến những chuyện tình chợt đến, chợt đi. Ngồi ngẫm nghĩ đến những chuyện tình mau đến chóng đi sao mà chua cay quá, mặn đắng qúa !

Ai ai cũng đều biết rõ sự bi đát, sự cay đắng của những cuộc tình “chợt đến, chợt đi” như cơn gió thoảng đã để lại không biết bao nhiêu là tổn thương, là mất mát cho con người, cho xã hội nhưng đáng tiếc thay con người ngày nay - cách riêng là giới trẻ - đã lao đầu vào những cuộc tình chóng vánh. Ông bà ta đã nhắn nhủ cho hậu thế cái hậu quả bi đát của tình yêu “tốc độ”, tình yêu “chóng vánh” : Dục tốc bất đạt.

Sự đổ vỡ, sự chia ly chắc hẳn không ai muốn nhưng chuyện gì nó đến nó sẽ đến. Không phải ngẫu nhiên nó đến nhưng hình như nó không có nền tảng của một tình yêu, của một tình thương thật sự thì không sớm thì muộn nó phải ly tan thôi. Nếu như tình yêu ấy được tìm hiểu kỹ, được xây dựng trên nền tảng của tình yêu đích thực thì ắt hẳn sẽ hơi bị khó chia ly. Khi tình yêu dựa trên vật chất, trên danh vọng, trên thực dụng, trên sự đổi chát, trên cái vỏ bề ngoài thì không sớm thì muộn sẽ ly tan. Có những cuộc tình đến với nhau như là kết quả của “điền vào chỗ trống:” khi thất tình, khi sợ bị coi là “ế”, khi bị cha mẹ ép duyên thì cuối cùng cũng sẽ đi đến chung cục bi đát. Đó là hậu quả tất yếu mà không ai tránh khỏi khi tiến đến đời sống hôn nhân mà không có nền tảng, không có tình yêu không có tự do.

Chỉ trong vòng một tuần, 2 đôi học trò cũ khá lâu không có liên lạc bỗng dưng lại tìm đến tôi. Thoạt đầu, tôi chỉ nghĩ là “tình xưa – nghĩa cũ” học trò thăm thầy là chuyện thường tình. Thế nhưng, sau khi nói chuyện một chút thì cả 2 đều đến với tôi với tâm trạng thất vọng và nhờ tôi cầu nguyện cho họ vì họ đang đứng trên bờ vực của chia ly. Cả hai đều cùng một não trạng là không hiểu sao người bạn đời thay đổi mau quá, chóng quá dẫu rằng trước đây có tìm hiểu khá kỹ và được trang bị kiến thức, trang bị về giáo lý hôn nhân hẳn hoi. Thậm chí kỹ đến độ một trong hai đôi đó lại có với nhau đến hai mặt con rồi mới “đăng ký kết hôn” đời cũng như đạo. Thế nhưng kết cục bi đát của cả hai chuyện tình ấy chỉ sau có tám tháng sống chung với nhau. Chẳng thể hiểu được nền tảng của hai đôi hôn phối đó đặt ở đâu để rồi cuối cùng xảy ra cái hậu quả gây không ít chua xót cho người giáo huấn cho họ về đời sống hôn nhân.

Chẳng dám đổ trách nhiệm về ai, chẳng dám kết án bên nam hay bên nữ nhưng ai sẽ là người đứng ra lãnh trách nhiệm trong sự tương tàn đổ nát này. Những đứa trẻ bơ vơ vắng bóng cha, thiếu bóng mẹ này rồi sẽ về đâu ? Không đợi tìm hiểu nguyên nhân, không đợi quy trách nhiệm cho ai nhưng ai ai cũng biết rõ rằng những đứa trẻ mà khiếm khuyết hình bóng cha hoặc mẹ thì cuộc đời của chúng cũng chênh vênh như chiếc thuyền với bánh lái bị mẻ vậy.

Giữa cái xã hội mà hầu như cái gì cũng nhuốm màu “ăn xổi ở thì”, nhuốm màu “miliket” (mì ăn liền) này thì tình yêu cũng bị tác động không nhỏ. Vì sống trong xã hội kinh tế thị trường nên tình yêu ắt hẳn cũng đượm màu sắc của thị trường kinh tế chứ không còn nguyên chất như thời xa xưa của ông bà nội ngoại. Người ta đến với nhau đâu còn bằng tình yêu nguyên vẹn, tình yêu nguyên chất, tình yêu thánh thiêng nữa mà thay vào đó là sự đổi chát, sự qua lại, sự lợi nhuận. Chính vì lẽ đó nên khi có chuyện thì họ mau chóng chia tay thôi.

Nghĩ cũng buồn cười ! Ai ai cũng biết chuyện hôn nhân, chuyện gia đình là chuyện quan trọng cả một đời nhưng nhiều người, thậm chí có những người được tiếng là học cao hiểu rộng biết nhiều quyết định trong chốc lát. Bi đát hơn là đằng sau quyết định của đương sự nó không có một chút tình yêu mà nó chỉ có là cho có với đời, cho có với người ta và cho đẹp lòng cha mẹ. Những quyết định ấy hoàn toàn không có căn cứ, không có nền tảng nhưng vẫn phải quyết định. Ai ai cũng biết chuyện hôn nhân quan trọng như xây một căn nhà, phải dự liệu, phải tính toán cho công trình được hoàn công nhưng rồi do sự vội vã, do thiếu tính toán, do thiếu tình yêu thật sự nên công trình ấy sẽ không bao giờ hoàn tất được. Cuối cùng, cha mẹ hai bên và họ hàng của “hai đứa” và chính “hai đứa” phải ngậm đắng nuốt cay chia tay trước sự đau đớn của mọi người, của Cha chủ tế chứng hôn lễ cưới.

Đau một chuyện là biết không bền vững, không giữ vẹn lời thề hứa trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh là  “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khoẻ …” nhưng người ta vẫn dẫn nhau đến trước tôn nhan Chúa hiên ngang thề hứa ! Chính sự coi thường đặc tính “đơn hôn và vĩnh hôn” của hôn nhân Công Giáo nên họ đã vội đến và vội đi. Cũng đáng tiếc là dù ở đâu, dù thành thị hay thôn quê thì bài học đầu tiên của hôn nhân Công giáo đó chính là bài nói lên đặc tính “đơn hôn và vĩnh hôn”. Vậy mà nỡ lòng nào họ quên cái đặc tính quan trọng đấy để rồi họ quyết định hôn nhân của họ như một trò đùa.

Đâu phải con vật, đâu phải khúc gỗ, đâu phải cục đất cục đá đâu mà “tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc”. Là con người thật khi con người sống với nhau có nhân có nghĩa, có trước có sau, có thủy có chung. 

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!