Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Bài Viết Của
Lm. Inhaxio Trần Ngà
THÀNH QUẢ CỦA LÒNG YÊU THƯƠNG
Hồng ân Thánh thể
Hiệp thông nên một
Ngọn Lửa Thánh Linh soi chiếu
Hướng lòng về thượng giới (Suy niệm Lễ Thăng thiên)
Hạnh phúc nào lớn nhất?
Chúa Giê-su mang tình yêu sưởi ấm địa cầu
Bí quyết đạt tới sự sống đời đời
Phục vụ như người mẹ gia đình
Nghịch lý trong cuộc đời Đức thánh Cha Phan-xi-cô
Hy sinh làm chứng cho Chúa phục sinh
CUỘC GIẢI THOÁT VĨ ĐẠI
Chúa Giê-su đang tiếp tục chịu khổ nạn
Đừng phán xét ai
Hãy mau trở về cùng Chúa
TRỔ SINH HOA TRÁI THIÊNG LIÊNG
Sống xứng tầm người con Thiên Chúa
Cùng với Chúa Giê-su chiến đấu chống lại cám dỗ
Tự biết mình để cải thiện đời sống
tác phẩm Khám Phá Một Nguồn Vui
LỜI CHÚA GÂY CHIA RẼ ?
Xóa bỏ hận thù bằng tình yêu thương
Hãy chèo ra chỗ nước sâu
Hạnh phúc chan hòa vì có Chúa.
Sứ mạng lớn lao của người Ki-tô hữu
Chúa cứu vãn hạnh phúc gia đình
Hãy tỏa sáng
Tôn trọng và quý mến gia đình
Sức mạnh của tình thương
Chữa trị những căn bệnh tâm hồn
Tỉnh thức để khỏi tự hại mình
Chọn vua nào?
Chịu khổ nạn với Chúa Giê-su
Lễ vật cao quý
Phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ con người
Hồng ân tuyệt vời
Dẫn đưa người em lưu lạc về nhà
BÍ QUYẾT MANG LẠI SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Tôn trọng và quý mến gia đình
Diệt trừ gương xấu
GIA ĐÌNH KI-TÔ HỮU HIỆP THÔNG NÊN MỘT

 

(Suy niệm Lễ Chúa ba ngôi)

 

Khi tìm hiểu đạo, nhiều người tự hỏi: Tại sao chỉ có một Chúa mà lại có ba ngôi? Ngôi là gì? Tại sao có ba ngôi Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà chỉ là một Thiên Chúa duy nhất… và có hình ảnh nào giúp hiểu thêm về ba ngôi Thiên Chúa không?

Trước hết, ngôi là gì? Ta có thể hiểu cách đơn giản rằng từ “ngôi” đồng nghĩa với từ vị hay đấng, “ba ngôi” đồng nghĩa với ba vị hay ba đấng.

Thứ đến, ta có thể dùng hình ảnh một gia đình đầm ấm yêu thương để diễn tả về ba ngôi Thiên Chúa.

Gia đình ki-tô hữu, ba ngôi nên một

Một gia đình yêu thương đầm ấm có người cha là ngôi hay vị thứ nhất, người mẹ là ngôi thứ hai và đứa con là ngôi thứ ba. Ba người này, ba vị này hay nói theo ngôn từ giáo lý là ba ngôi này luôn yêu thương gắn bó mật thiết với nhau, một lòng một ý với nhau, lúc nào cũng xem nhau như một… Như thế, ba ngôi (người) này không còn là ba mà đã hiệp thông nên một.

Chính Chúa Giê-su xác nhận hai vợ chồng này là một khi dạy rằng: “Người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mat-thêu 19, 5-6).

(Ở đây, Chúa Giê-su không có ý dùng từ “một” theo số học để tính số lượng, nhưng theo nghĩa hiệp nhất, nghĩa là các thành viên trong gia đình hiệp thông nên một với nhau.)

Và đứa con là ngôi (người) thứ ba trong gia đình, được sinh ra từ sự phối hợp của đôi vợ chồng đã trở nên “một xương một thịt” này cũng gắn bó mật thiết với cha với mẹ trong tình yêu thương, nên cả ba người trở nên một.

Ba người trong gia đình này luôn gắn bó hiệp nhất với nhau trong tình yêu thương là một hình ảnh về ba ngôi Thiên Chúa.

Vì thế, trong thư mục vụ gửi cộng đồng dân Chúa năm 2002, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã dùng hình ảnh gia đình hiệp thông trong yêu thương như một hình ảnh về ba ngôi Thiên Chúa. Thư mục vụ có câu: “Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình ki-tô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa ba ngôi Thiên Chúa” (số 6).

Gia đình Thiên Chúa[1], ba Ngôi nên một

Giờ đây, chúng ta hãy chiêm ngắm "Gia đình" ba ngôi Thiên Chúa.”  "Gia đình" nầy có ba vị hay ba ngôi riêng biệt: Ngôi thứ nhất là Chúa Cha, ngôi thứ hai là Chúa Con, ngôi thứ ba là Chúa Thánh Thần.

Chúa Giê-su tỏ cho chúng ta biết Ngài và Chúa Cha là một, như sau: "Thầy với Chúa Cha là một" (Ga 10,30). Vì thế, "Ai thấy Thầy là đã xem thấy Chúa Cha" (Ga 14,9).

Còn Thánh Thần là Đấng xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con, là một với Chúa Cha và Chúa Con.[2]

Như thế, trong "Gia đình" nầy, tình yêu thương sâu đậm giữa ba ngôi đã liên kết Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần nên một, thế nên Hội thánh dạy rằng dù có ba Ngôi, nhưng chỉ có một Chúa.

Gia đình ki-tô hữu hiệp thông nên một theo mẫu mực gia đình ba Ngôi Thiên Chúa  

Như thế, mầu nhiệm ba Ngôi tuy cao siêu nhưng không viển vông xa rời thực tế. Trái lại đây là một mầu nhiệm rất thiết thân, rất gắn bó với đời sống người tín hữu. Mầu nhiệm nầy mời gọi các ki-tô hữu luôn sống yêu thương hiệp nhất theo mẫu mực ba Ngôi.

Hôm xưa, trước khi rời xa các môn đệ để bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giê-su tha thiết cầu nguyện với Chúa Cha cho các môn đệ Ngài được hiệp thông nên một với nhau cách mật thiết. Ngài thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin cho tất cả chúng nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha…. để họ được nên một như Chúng Ta là một…” (Ga 17, 20-23).

Và hôm nay, Chúa Giê-su hướng nhìn về mỗi thành viên trong gia đình chúng ta và cầu xin với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin cho người cha, người mẹ và đứa con nầy nên một, “như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha… để họ được nên một như Chúng Ta là một.”

Lạy Chúa Giê-su,

Xin cho chúng con quyết tâm chọn “Gia đình” ba ngôi làm mẫu mực lý tưởng để xây dựng gia đình chúng con, xây dựng giáo xứ chúng con thành gia đình yêu thương và hiệp nhất bền chặt như “Gia đình” ba ngôi Thiên Chúa, nhờ đó mỗi gia đình sẽ trở nên hình ảnh sống động về Thiên Chúa ba ngôi như lời nhắn nhủ của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình ki-tô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa ba ngôi Thiên Chúa.”

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà  

 

[1] Gia đình Thiên Chúa” là cụm từ mà Đức Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền phát biểu tại Công đồng Vatican II và được các nghị phụ hoan hỉ đón nhận.

[2] GLHTCG số 245

Tác giả: Lm. Inhaxio Trần Ngà

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!