Từ nơi xa xôi, bạn gửi về tặng tơi một bàn chân. Dĩ nhiên, đây không phải là bàn chân thật. Dù có thương tôi bao nhiêu đi nữa, thì bạn cũng không thể chặt bàn chân xinh xắn gửi cho tôi. Đây là một bàn chân bằng sành, ở giữa lõm xuống để có thể đựng những vật nho nhỏ, như cái kẹp giấy, cái kim, hay vài đồng tiền cắc. Như thế, bàn chân này là một vật trang trí hữu dụng trên bàn giấy.
Bàn chân đã vượt không biết bao nhiêu dặm đường để đến với tôi vàơ một buổi chiều cuối năm, thời điểm mà tôi cũng như bao người khác muốn dừng chân để nhìn lại một đoan đường mình đa đi qua.
Ngắm nghía bàn chânn và cầm nó trên tay, tôi có cảm tưởng như được ngắm nghía và vuốt ve bàn chân xinh xắn dễ thương của bạn. Nhưng điều ấy tuy có dễ thương thật, cũng không quan trọng bằng những cảm nghĩ gợi ra trong tâm hồn tôi, do một bàn chân đến với tôi vào một buổi chiều cuối năm.
Chân dùng để đi. Dĩ nhiên. Và vì thế cảm nghĩ đầu tiên được gợi lên trong tôi là những cuộc ra đi.
Vào đời là một cuộc ra đi. Thượng Đế gửi tôi vào cuộc đời này là đặt tôi trên một chuyến đi- Tôi cần phải đi làmsao cho trọn đường trần. Với tôi, đi cho trọn đường trần là trí học biết được càng nhiều càng tốt những khôn ngoan do cuộc đời dạy bảo, mà tâm vẫn giữ được cái hồn hậu của tuổi ấu thơ. Thường thì khi vừa sinh ra, người ta có cái tâm hồn hậu nhưng cái trí dại khờ. Càng lớn lên, trí càng khôn ngoan nhưng tâm càng vẩn đục. Thánh nhân, theo quan niệm Nho giáo là người trở về với Thượng Đế, mang theo trí khôn ngoan và tâm trong sáng, sau khi đã sống trọn cuộc đời mình. Người cũng khôn ngoan chẳng thua gì Thánh- Thánh chỉ hơn người ở chỗ sau khi đi hết đường trần, không để quên con tim ở đâu cả cũng không làm cho con tim ra chai đá, vẩn đục hay đầy những vết thương.
Những cuộc ra đi cũng gợi cho tôi về tính mạo hiểm phiêu lưu. Người mạo hiểm phiêu lưu là người dám ra đi cho dù cuộc ra đi có thể Làm mình mất đi chỗ cư ngụ an toàn, êm ấm. Nếu Lúc nào cũng muốn an toàn, cũng mong êm ấm, người ta không đám đi đâu cả. Nhưng như thế thì có chân để làm gì? Như thế thì làm sao khai phá được một con đường, làm sao nhìn thấy được chân trời man mác, Làm sao theo Đuổi được một lí tưởng cao cả, và làm sao tìm được những kho tàng vô giá chỉ được dành cho những kẻ dám cất bước ra đi ! Những bậc anh hùng trong bất cứ lãnh vực nào cũng đều là những người dám cất bước ra đi, mặc dù biết rằng đường mình đì sẽ gập ghềnh và đầy gai góc:
"Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào_kiệt có hơn ai! "
Chúa Ki tô của tôi cũng có tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, cũng dám ra đi. Nếu không, Người sẽ ở mãi bên hữu Đức Chúa Cha trong sự an toàn và êm ấm. Nhưng như thế thì làm sao Người thực hiện được công trình cứu chuộc nhân loại bằng con đường tình yêu? Các tông đồ của Chúa Kitô cũng có tính phiêu lưu và dám ra đi. Nếu không dám ra đi một cách phiêu lưu như thế, ông Phê rô chắc sẽ ở lại thuyền với cha, với người làm và với một nghề nghiệp cha truyền con nối, chứ không đi theo một chàng thanh niên ba mươi tuổi, không nhà cửa, cũng không một chỗ gối đầu. Điều này khiến tôi được nhắc nhở bằng người Ki tô hữu đích thực phải biết đùng đôi chân của mình để ra đi trong tinh thần dấn thân, mà không đòi cho mình được mãi an toàn, êm ấm, nếu không muốn trở thành một thứ Ki tô hữu cầu an và thụ động.
Bàn chân còn gợi chơ tôi những bước đi kiếm tìm Chân Lí. Chân Lí, hay nói khác đi là lẽ thật của cuộc đời, chỉ dành cho những ai dám cất bước ra đi tìm kiếm, và đi một cách kiên trì. Chân Lí là mặt trời và những kẻ dám tiến về phía mặt trời sẽ được mặt trời sợi sáng, dẫn đường. Hành trình tìm kiếm Chúa là hành trình tiến về mặt trời công chính, cuộc hành trình mà tất cả mời người, nhất là người Ki tô hữu phải thực hiện.
Nhưng bàn chân cũng có thể dẫn tôi đi hoang, đi lạc, đi không định hướng. Đó là những khi tôi ra đi mà không muốn trở về, ra đi mà nhắm sai mục tiêu, ra đi mà không biết sẽ đi về đâu. Kiểm điểm lại, trong đời, cũng đã nhiềụ lần tôi đi hoang, đi lạc, đi không định hướng như thế. Đam mê khiến tôi đi hoang, cám dỗ khiến tôi đi lạc, tâm hồn bất định khiến tôi đi không định hướng. Những cuộc ra đi như thế đã khiến bàn chân tôi xước da, đau buốt hay chảy máu, và ít nhiều đã để lại những vết thương trong trái tim tôi. Nếu biết xem đó là những bài học dạy sự khôn ngoan, tôi mua được chút kinh nghiệm bằng một giá đắt. Nhưng nếu không ý thức, tôi mất mát nhiều, có khi mất đi cả chính trái tim của mình.
Bàn chân ra đi sẽ để lại dấu chân. Dấu chân giúp người ta tìm biết một người đi đến đâu. Dấu chân cũng có tác dụng dẫn dắt người khác đi theo mình. ý thức được điều đó khi bước đi, tôi đặt vào bước chân mình sự sáng suốt của trí khôn và sự thiện hảo của tâm hồn tôi. Tôi muốn dấu chân của mình sẽ là những dấu chân trên cát. Rõ ràng, ai cũng nhìn thấy, ai cũng có thể bước theo không ngập ngừng nghi ngại. Tôi không muốn vết chân tôi để lại trên những bụi cỏ hoang khó theo dõi. Tôi lại càng không muốn tôi vừa đi vừa chùi xóa vết chân vì không muốn ai biết mình đã đi đâu, đến đâu. Muốn như thế, đường tôi đi phải. là đường ngay nẻo chmh.
Ngày xưa còn bé, mỗi !ần ra bãi biển, tôi thường nhìn ngắm những dấu chân trên cát. Có những dấu chân độc hành mà cũng có những dấu chân song đôi. Thằng bé con đa cảm là tôi đã nhiều lần cảm thấy thương cho những dấu chân độc hành nó lẻ loi, buồn thảm làm sao.
Thằng bé cũng vui vui và muốn chia sẻ niềm hạnh phúc với những bước chân song đôi, mà nó gọi là những bước chân có bạn. Rồi thằng-bé-con-tôi lớn lên, vào đời, đi qua rất nhiều nẻo đường. Lúc nào nó cũng ước ao, kiếm tình, mời gọi người động hành, để cho bước chân của nó là những bước chân có bạn. Những bước chân của Chúa Ki tô cũng là những bước chân có bạn. Trên núi đồi, quanh bờ biển, ngang qua cánh đồng, giữa kinh thành tráng lệ, nơi làng mạc đìu hiu, vùng hoang vu biên giới...chỗ nào, Chúa Ki tô cũng có những người bạn đồng hành. Phần tôi, đã đọc câu truyện Foot Prints tuyệt vời, tôi tin rằng lúc nào Chúa cũng đồng hành với tôi, để hướng dẫn, nâng đỡ, dìu đắt, và nếu cần thì bế tôi lên để Ngài bước những bước thay tôi.
Chân để ra đi, nhưng chân cũng để ngừng lại, đã biết bao lần tôi chỉ biết tiến tới mà không biết dừng chân. Trước những hố thẳm trước mặt, tôi phải biết dừng chân để không lao mình xuống hố. Khi bóng tối phủ xuống, tôi phải biết dừng chân để định lại phương hướng. Khi ánh sáng chói lòa, tôi cũng cần phải biết dừng chân để không bị lóa mắt, đụng phải những vật trên đường, hay có khi xô cả vào người khác, làm cho họ hay cho chính tôi vấp ngã. Ngay cả trong những khi nghĩ rằng mình đang đi trên đường tốt đẹp, đường phục vụ, đường hi sinh, tôi cũng cần phải biết dừng chân, để định lại đường đó đưa tôi đi đến đâu, và coi xem những bước đi của mình có phải là những bước đi đúng cách không, có chen lấn ai không, có làm phiền toái người nào không.
Những khi dừng chân như vậy, nếu ý thức, tôi sẽ cảm thấy sức nặng của thân thể hoàn toàn đặt trên hai bàn chân của tôi. Để chịu được sức nặng ấy, bàn chân phải vững chãi. Không có bàn chân vững chãi, nhà nông không thể cày sâu cuốc bẫm. Không có bàn chân vững chãi, người lữ hành không thể bước đi dẻo dai trên đường dài vạn dặm. Ý thức thêm chút nữa, tôi hiểu bàn chân của tôi biểu tượng cho căn bản cuộc đời chính tôi. Căn bản ấy chính là những giá trị tinh thần. Căn bản ấy vững, cả cuộc sống của tôi vững, tôi có thể làm những việc hữu ích và đi được những chuyến đi xa. Thiếu căn bản ấy, hoặc căn bản ấy không vững, con người tôi sẽ chao đảo, bước chân tôi quờ quạng và tôi có thể ngã trên đường đời bất cứ lúc nào.
Tôi đã nói đến những cuộc trở về . Phải, chân để ra đi, nhưng chân cũng để dẫn dắt tôi trở về. Nếu không có những cuộc trở về trong đời sống, tôi đã không để cho đôi chân làm tròn chức năng của nó.
Tôi phải trở về sau những lần đi hoang, đi lạc. Là con người, dù là người con của Chúa đi nữa, đã mấy ai nhận rằng mình chưa hề đi hoang, ít nhất là đi hoang trong tư tưởng. Đi hoang là dấu chỉ của một tâm hồn phản kháng, không muốn giam mình trong một khuôn khổ gò bó . Em đã muốn ra đi nhiều lần... Lời ca khắc khoải ấy hình như ít nhiều muốn nói về một bàn chân đang muốn phá tan cái gò bó của khuôn khổ để cất bước ra đi. Đi hoang cũng có thể là một biểu lộ của sự yếu đuối, không cưỡng lại được trước một đam mê, một cám dỗ. Nói thế nào đi nữa, thì khì đã cất bước đi hoang, người ta đã làm một điều đáng tiếc. Nhưng điều đáng tiếc ấy sẽ được sửa đổi, nếu một ngày nào đó, người ta quay gót trở về . Mặc dù trở về trong rách rưới thể xác và với những vết thương đau buốt của tâm hồn, cuộc trở về cũng vẫn là một hành trình đẹp đẽ và hữu ích. Đó là hành trình trở về nhà cha của đứa con đi hoang trong Phúc âm.
Tôi cũng cần trở về với căn nhà nội tâm của tôi. Ra đi phục vụ, tôi tìm thấy tha nhân. Nhưng trở về với nội tâm, tôi tìm thấy chính mình. Nếu tôi đánh mất chính tôi, tất cả mọi việc làm của tôi, mọi bước chân ra đi của tôi đều trở thành vô nghĩa. Nội tâm là căn nhà kín đáo nhất, trong căn nhà ấy, tôi cất giữ gia tài của mình, đó là những đức tính Thượng Đế trao tặng cho tôi, tình thương tôi có và một kho kỉ niệm dù buồn hay vui nhưng tất cả đều rất đẹp và quí báu. Trong căn nhà nội tâm, tôi cũng đặt một tấm gương soi. Trở về đó, tôi soi mình trong gương để nhận diện con người thật của mình, con người thật ấy đã ra như thế nào trong thời điểm này. Cũng trong căn nhà nội tâm, tôi có chiếc giường để nghỉ ngơi, có thuốc men để chữa trị những vết thương, và có khung cảnh tĩnh lặng để kiểm điểm về những chuyến ra đi. Nhất là ở đó, tôi tìm thấy Thượng Đế, Đấng tôi hằng tìm kiếm, tưởng rằng Ngài ở đâu xa, nhưng thật ra Ngài đang cư ngụ trong chính căn nhà nội tâm của tôi.
Cuộc trở về lớn lao nhất trong đời tôi là cuộc trở về với Thượng Đế, Đấng tạo dựng nên tôi và gửi tôi vào đời. Một ngày, gần hay xa chưa biết nhưng chắc chắn sẽ có, tôi nhắm mắt xuôi tay, để lại trên thế gian này tất cả những gì gọi là của tôi: của cải, công danh, sự nghiệp, người than, những gì đã đạt được, những ước vọng chưa thành hình, tiếng tốt và tiếng xấu... Tôi trở về với Thượng Đế, trần trụi như thuở vào đời. Mong ước làm sao trong cuộc trở về ấy, tôi có được trí sáng và tâm trong, cùng với một tình yêu nồng nàn dành cho Thượng Đế, được kết tụ bằng tình yêu tôi dành cho tha nhân trong cuộc sống mình nơi chốn dương gian. Mong ước làm sao tôi được Thượng Đế đón nhận trong yêu thương và hài lòng. Muốn như thế, những bước chân trên đường đời của tôi cần phải là những bước chân đẹp, những bước chân gần gũi với hạnh phúc Thiên Đàng. Tơi nhớ lại một điều đã làm tôi suy nghĩ nhiều lần: đường về Thiên Đàng sẽ xa lạ, nếu khi còn sống, tôi không biết Làm quen với con đường ấy.
*****
Tôi đang giữ bàn chân bạn gửi trong tay và đọc trong đó những lời nhắn gửi của bạn. Đã một lần tôi đến với bạn và sau đó tôi đã ra đi. Với bàn chân bạn gửi, bạn khuyến khích tôi hãy ra đi trên những nẻo đường tốt đẹp và hữu ích. Nhưng bạn cũng nhẹ nhàng nhắc tôi một chuyến trở về. Bạn ạ, một ngày nào đó, tôi sẽ trở về gặp bạn.
Nhà Văn Quyên Di