.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

A1. Tâm Lý Vợ Chồng Trẻ - NHỮNG KHÁC BIỆT NƠI NGƯỜI VỢ

A2. NGƯỜI CHỒNG MUỐN ĐƯỢC LÀM ĐÀN ÔNG

A3. HIỂU VỢ VÀ CẢM THÔNG VỚI VỢ

A4. HIỂU CHỒNG VÀ CẢM THÔNG VỚI CHỒNG

A5. NHÌN NHẬN SỰ BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ

A6. CẦN HIỂU CHỒNG HƠN NỮA

A7. KIÊN NHẪN TÌM HIỂU THÊM VỀ VỢ MÌNH

A8. LÀM MẸ NHƯNG VẪN TIẾP TỤC LÀM VỢ

A9. COI VỢ NHƯ NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG

A10. CẦN CẢM THÔNG VÀ NÂNG ĐỠ CHỒNG HƠN NỮA

A11. NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA VỢ LÀ BỔ TÚC CẦN THIẾT CHO CHỒNG

A12. SỐNG TỐT MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHỒNG LÀ TỰ HOÀN HẢO HÓA BẢN THÂN

A13. NGHỆ THUẬT LÀM CHỒNG

A14. BÍ QUYẾT ĐỂ GIỮ CHỒNG

A15. CƯ XỬ VỚI VỢ NHƯ MỘT NGƯỜI CHỒNG TỐT

A16. BÍ QUYẾT CHINH PHỤC CHỒNG

A17. ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH

A18. GIỮ CHO TÌNH YÊU LUÔN TƯƠI THẮM

A19. NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TÌNH YÊU

A20. VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG CỦA NGƯỜI VỢ TRONG HẠNH PHÚC HÔN NHÂN

A21. KHI THỬ THÁCH CHỚM NỞ HÃY NHỚ LỜI THỀ THỦY CHUNG

A22. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG: CHƯA ĐỦ TRƯỞNG THÀNH.

A23. KHỦNG HOẢNG CẦN CHO TRƯỞNG THÀNH

A24. NGUYÊN TẮC HÒA HỢP VÀ BỔ TÚC

A25. THỬ THÁCH CỦA GHEN TƯƠNG

A26.  VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG BẰNG CẢM THÔNG

B1. Linh Đạo Đời Hôn Nhân - MỘT NỀN TU ĐỨC CHO BẬC HÔN NHÂN

B2. YÊU NHAU: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA VỢ CHỒNG

B3. ƠN GỌI NÊN THÁNH CỦA BẬC HÔN NHÂN

B4. ĐỨC KHIẾT TỊNH CỦA BẬC HÔN NHÂN

B5. ĐỨC KHÓ NGHÈO TRONG BẬC HÔN NHÂN

B6. ĐỨC VÂNG PHỤC GIỮA VỢ CHỒNG

B7. SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

B8. MỤC ĐÍCH HÔN NHÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

B9. Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH HÔN PHỐI

B10. CON ĐƯỜNG KHỔ CHẾ VÀ THẦN BÍ CỦA BẬC HÔN NHÂN

B11. SỐNG NHƯ CHÚA KITÔ

B12. ĐỌC KINH THÁNH TRONG GIA ĐÌNH

B13. ĐỌC SÁCH VÀ SUY NIỆM

B14. QUAN NIỆM KITÔ GIÁO VỀ TÌNH YÊU VỢ CHỒNG

B15. YÊU THƯƠNG ĐÍCH THỰC

B16. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA TÌNH YÊU

B17. HỌC TẬP YÊU THƯƠNG

B18. QUAN HỆ VỢ CHỒNG TRONG LINH ĐẠO HÔN NHÂN

B19. QUAN HỆ TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN

B20. SỰ CAO CẢ CỦA TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

B21. VỢ CHỒNG GIÚP NHAU NÊN THÁNH

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Nguồn: D. WAHRHEIT
A2. NGƯỜI CHỒNG MUỐN ĐƯỢC LÀM ĐÀN ÔNG

Một tác giả đã nói: “Không người chồng nào ve vãn tán tỉnh vợ mình suốt cả đời”.

Sau thời gian hẹn hò, sau những ngày thần tiên của tuần trăng mật, nhiều người đàn bà đã thất vọng. Con người “người đàn ông” của thời gian hẹn hò, của những ngày đầu đời cuộc sống vợ chồng không còn nữa. Trước mắt họ, giờ đây chỉ còn là một người chồng với rất nhiều giới hạn và khiếm khuyết. Con người lý tưởng họ đã từng ôm ấp trong trái tim giờ đây để lộ chân tướng của mình.

1. Chúng tôi xin được phép khyên những người vợ trẻ, đừng thất vọng. Hãy thực tế để chấp nhận chồng mình, một người chồng với rất nhiều giới hạn và khuyết điểm. Người chồng đó là một người đàn ông, nghĩa là một con người có những suy nghĩ, hành động, cách cư xử khác với đàn bà; một người đàn ông luôn muốn được làm đàn ông theo cách thế riêng của họ.

Trong truyện ngắn “Tôi Muốn Làm Đàn Ông”, tác giả kể chuyện một giáo viên gương mẫu sống với người vợ đảm đang và hai đứa con thông minh của mình. Ai nhìn vào gia đình ấy cũng đều cho đó là một cảnh êm ấm tuyệt vời. Thế nhưng, cảnh êm ấm ấy suýt đổ vỡ vì sự xuất hiện của một cô giáo mới và nhất là vì người giáo viên kia muốn thực sự là một người đàn ông.

Một buổi chiều trên đường về nhà, người giáo viên bước ra phía sau khu chung cư của trường. Cảnh cô giáo mới phải loay hoay với chiếc búa và cái đinh trong tay làm người giáo viên cảm thấy xót xa và từ đó, bản tính đàn ông cũng bừng dậy một cách mãnh liệt.

Tuy với bàn tay vụng về của một nhà giáo, người giáo viên cũng giúp cho cô giáo mới đến đóng xong cái đinh, sửa lại cái ghế trong nhà. Ông hãnh diện vì sự giúp đỡ ấy và nhất là thấy được rằng, mình là một người đàn ông hữu dụng. Đó là công việc mà vợ ông không bao giờ cho ông đụng đến. Là một người đàn bà đảm đang, bà làm tất cả mọi việc trong nhà, kể cả những việc của đàn ông.

Có lần trong nhà cũng có cái ghế xiêu vẹo, người giáo viên sực nhớ mình đã hơn một lần cầm búa giúp sửa chữa bàn ghế trong nhà cô giáo ở khu chung cư. Ông muốn tỏ ra mình là một người đàn ông, nên đã mau mắn đi lấy dụng cụ bắt tay vào việc. Nhưng cách làm việc chậm rãi của ông đã khiến cho người vợ sốt ruột. Bà chụp lấy đồ nghề và chỉ trong chớp nhoáng bà đã chữa xong cái ghế. Người giáo viên lại một lần nữa thấy mình chỉ là một đứa con nít thừa thãi trong gia đình.

Những lần đi dạy về, ông thường ghé vào khu chung cư để giúp đỡ cô giáo và nhất là để thể hiện tính đàn ông của mình. Dần dà, căn hộ của cô giáo đã trở thành gian phòng quen thuộc của ông.

Dĩ nhiên, ai cũng có thể đoán được giữa hai người đã có sự khắng khít hoà hợp gần như vợ chồng. Người giáo viên gần như đóng vai trò của một người chồng đối với cô giáo. Cô giáo nương tựa vào ông. Cô hỏi ý kiến ông trong tất cả mọi sự. Nhưng với lương tâm của những nhà giáo, hai người đã biết dừng lại đúng lúc. Dù vậy, người giáo viên ấy cũng đã nói lên tâm trạng của mình như sau:

Người đàn ông trong tôi vừa mới hồi sinh đã bị chết ngay, chết vĩnh viễn trong ngôi nhà có một người đàn bà toàn diện. Cho nên, nếu có ai hỏi tôi ước ao điều gì, thì tôi xin trả lời: ước ao được làm người đàn ông trong cái vỏ đàn ông của mình”.

2. Người đàn ông nào cũng muốn đóng trọn vai trò đàn ông của họ trong gia đình. Người đàn ông nào cũng muốn thể hiện tính đàn ông của mình, và dĩ nhiên, theo cách thế đàn ông của họ, chứ không theo sự chỉ đạo và yêu cầu của người vợ.

Trong những cuộc xích mích và cãi cọ giữa hai người, người vợ thường gọi chồng mình là kẻ ích kỷ. Đây không phải là một kết luận sai lầm. Quả thực, người đàn ông nào cũng có đôi chút ích kỷ. Ý thức hay vô thức, người đàn ông nào cũng ích kỷ. Sự ích kỷ ấy thường thể hiện bằng nỗi khát khao được độc lập nơi chính mình.

Tự bản chất, người đàn ông không thích sống dựa vào đàn bà như một bóng mờ. Họ muốn làm chủ. Họ muốn điều khiển trong gia đình. Sự độc lập ấy cũng thường được biểu lộ qua những phản ứng đầy tự ái của họ.

Nói chung, người đàn ông không thích được vợ lên lớp chỉ bảo. Cho dẫu rất yếu đuối khi đứng trước đàn bà, dẫu là nô lệ của rất nhiều đam mê, người đàn ông vẫn luôn tỏ ra làm chủ được tư tưởng, đời sống trí thức, những xác tín về tôn giáo và chính trị của mình. Người đàn ông không muốn tỏ ra lệ thuộc vào cách suy nghĩ của đàn bà. Lắm khi chúng ta nghe họ thốt lên: “Chuyện đàn bà! Chuyện vớ vẩn!”.

3. Không muốn tỏ ra lệ thuộc vào đàn bà, người đàn ông đương nhiên muốn tỏ ra mình là chủ trong nhà. Tính khí đàn ông khiến họ muốn điều khiển và chỉ đạo trong nhà. Từ đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy có nhiều đàn ông cư xử một cách độc tài.

Đấy cũng chỉ là một thể hiện của sự ích kỷ nơi người đàn ông. Họ muốn được mọi tiện nghi trong nhà. Họ muốn thấy tất cả mọi sự phải sẵn sàng khi họ về đến nhà. Hình ảnh của một người chồng vừa về đến nhà vội nằm ngửa trên ghế bành, bật tivi, đọc báo… trong khi vợ mình phải đầu tắt mặt tối trong bếp, đó là hình ảnh tiêu biểu nhất của những người đàn ông ích kỷ và độc tài. Sự ích kỷ đôi khi cũng khiến cho người chồng thiếu quan tâm đến vợ mình. Ông muốn ngồi yên một chỗ. Ông chán cả những âu yếm vuốt ve của người vợ.

Dĩ nhiên không phải mọi người đàn ông đều hành động theo sự ích kỷ của mình. Sự rèn luyện, tình yêu thương đối với vợ con giúp cho rất nhiều người đàn ông thắng vượt những hẹp hòi nhỏ nhen của họ để có thể hy sinh sống trọn vẹn cho vợ con.

Tuy nhiên, không có người đàn ông nào là lý tưởng cả. Mỗi con người là một thực thể độc nhất vô nhị. Mỗi người đàn ông đều có những đức tính và những khuyết điểm của họ.

Trong những đức tính và khuyết điểm ấy, điểm nổi bật hơn cả nơi đàn ông chính là muốn thể hiện tính đàn ông của mình. Người đàn ông nào cũng muốn làm và được hãnh diện làm đàn ông. Hôn nhân là điều kiện để cho tính đàn ông của họ được thể hiện một cách trọn vẹn. Vai trò của người vợ là giúp cho chồng mình được trở nên đàn ông hơn. Sống với một người đàn ông có nghĩa là chấp nhận những tham vọng, những khó khăn, những khuyết điểm của họ. Nhưng đồng thời cũng giúp cho họ tăng trưởng theo những đức tính của họ.

Tình yêu vợ chồng chỉ có thể được xây dựng, được vun xới trong chân lý và bác ái. Trong chân lý nghĩa là chấp nhận và chịu đựng những khuyết điểm, những thiếu sót của nhau, cũng như những khác biệt trong bản chất của mỗi người. Trong bác ái, nghĩa là không ngừng cảm thông và tha thứ.

Xét cho cùng, sự hiện diện và tình yêu của người chồng là một thách đố đối với người vợ. Người chồng sẽ là động cơ, là trợ lực giúp cho người vợ sống trọn ơn gọi đàn bà của họ hơn.

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (Nguồn: D. WAHRHEIT)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!