.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

A1. Tâm Lý Vợ Chồng Trẻ - NHỮNG KHÁC BIỆT NƠI NGƯỜI VỢ

A2. NGƯỜI CHỒNG MUỐN ĐƯỢC LÀM ĐÀN ÔNG

A3. HIỂU VỢ VÀ CẢM THÔNG VỚI VỢ

A4. HIỂU CHỒNG VÀ CẢM THÔNG VỚI CHỒNG

A5. NHÌN NHẬN SỰ BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ

A6. CẦN HIỂU CHỒNG HƠN NỮA

A7. KIÊN NHẪN TÌM HIỂU THÊM VỀ VỢ MÌNH

A8. LÀM MẸ NHƯNG VẪN TIẾP TỤC LÀM VỢ

A9. COI VỢ NHƯ NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG

A10. CẦN CẢM THÔNG VÀ NÂNG ĐỠ CHỒNG HƠN NỮA

A11. NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA VỢ LÀ BỔ TÚC CẦN THIẾT CHO CHỒNG

A12. SỐNG TỐT MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHỒNG LÀ TỰ HOÀN HẢO HÓA BẢN THÂN

A13. NGHỆ THUẬT LÀM CHỒNG

A14. BÍ QUYẾT ĐỂ GIỮ CHỒNG

A15. CƯ XỬ VỚI VỢ NHƯ MỘT NGƯỜI CHỒNG TỐT

A16. BÍ QUYẾT CHINH PHỤC CHỒNG

A17. ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH

A18. GIỮ CHO TÌNH YÊU LUÔN TƯƠI THẮM

A19. NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TÌNH YÊU

A20. VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG CỦA NGƯỜI VỢ TRONG HẠNH PHÚC HÔN NHÂN

A21. KHI THỬ THÁCH CHỚM NỞ HÃY NHỚ LỜI THỀ THỦY CHUNG

A22. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG: CHƯA ĐỦ TRƯỞNG THÀNH.

A23. KHỦNG HOẢNG CẦN CHO TRƯỞNG THÀNH

A24. NGUYÊN TẮC HÒA HỢP VÀ BỔ TÚC

A25. THỬ THÁCH CỦA GHEN TƯƠNG

A26.  VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG BẰNG CẢM THÔNG

B1. Linh Đạo Đời Hôn Nhân - MỘT NỀN TU ĐỨC CHO BẬC HÔN NHÂN

B2. YÊU NHAU: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA VỢ CHỒNG

B3. ƠN GỌI NÊN THÁNH CỦA BẬC HÔN NHÂN

B4. ĐỨC KHIẾT TỊNH CỦA BẬC HÔN NHÂN

B5. ĐỨC KHÓ NGHÈO TRONG BẬC HÔN NHÂN

B6. ĐỨC VÂNG PHỤC GIỮA VỢ CHỒNG

B7. SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

B8. MỤC ĐÍCH HÔN NHÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

B9. Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH HÔN PHỐI

B10. CON ĐƯỜNG KHỔ CHẾ VÀ THẦN BÍ CỦA BẬC HÔN NHÂN

B11. SỐNG NHƯ CHÚA KITÔ

B12. ĐỌC KINH THÁNH TRONG GIA ĐÌNH

B13. ĐỌC SÁCH VÀ SUY NIỆM

B14. QUAN NIỆM KITÔ GIÁO VỀ TÌNH YÊU VỢ CHỒNG

B15. YÊU THƯƠNG ĐÍCH THỰC

B16. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA TÌNH YÊU

B17. HỌC TẬP YÊU THƯƠNG

B18. QUAN HỆ VỢ CHỒNG TRONG LINH ĐẠO HÔN NHÂN

B19. QUAN HỆ TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN

B20. SỰ CAO CẢ CỦA TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

B21. VỢ CHỒNG GIÚP NHAU NÊN THÁNH

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Nguồn: D. WAHRHEIT
B9. Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH HÔN PHỐI

1. Có nhiều kiểu nói trong Giáo Hội vốn dễ duy trì nơi người giáo dân não trạng mà người ta thường gọi là não trạng tiêu thụ, đặc biệt đối với các bí tích. Người ta thường nói, chịu các bí tích, lãnh nhận các bí tích. Đành rằng, bí tích là những cử hành của Giáo Hội, chỉ có Giáo Hội mới có thể ban các bí tích. Tuy nhiên, khi nói người giáo dân chịu hay lãnh nhận các bí tích, người ta dễ khuyến khích giáo dân rơi vào thái độ thụ động hoặc tiêu thụ đối với các cuộc cử hành trong Giáo Hội.

Bí tích là một cuộc cử hành của toàn thể Giáo Hội, trong đó, mọi tín hữu đều được mời gọi tham dự, nghĩa là trở thành tác nhân tích cực. Nghĩa là người tín hữu không chỉ đón nhận một sứ mạng mới của Giáo Hội, nhưng chính họ phải trở thành những người thợ tích cực trong việc xây dựng Giáo Hội.

Giáo Hội muốn làm nổi bật thái độ tích cực đó cách đặc biệt trong bí tích Hôn Phối. Trong hầu hết các bí tích, gương mặt nổi bật trong nghi thức là giám mục hoặc linh mục; trái lại, trong bí tích Hôn Phối, thừa tác viên của bí tích chính là đôi tân hôn.

Trước mặt linh mục vốn chỉ đóng vai trò chứng giám, chính đôi tân hôn mới là thừa tác viên cử hành bí tích. Đó chính là sự mới mẻ của bí tích Hôn Phối. Người tín hữu không còn chịu hay lãnh bí tích nữa. Họ chính là người cử hành bí tích.

Tính cách tân kỳ của bí tích Hôn Phối không chỉ do sự kiện đôi tân hôn nắm phần chủ động trong nghi thức vốn chỉ kéo dài trong khoảnh khắc, mà chính họ trở thành bí tích. Thiên Chúa đã muốn nêu bật tầm quan trọng của hôn phối khi Ngài mượn hình ảnh hôn phối để nói về tình yêu của Ngài đối vơí nhân loại. Thật thế, trong suốt chiều dài lịch sử Israel, Thiên Chúa luôn được tỏ bày như một phu nhân, quan hệ giữa Ngài và Israel được diễn tả như một cuộc hôn nhân.

2. Sang đến Tân Ước, thánh Phaolô như muốn diễn đạt tất cả sự cao cả của hôn phối khi Ngài viết trong thư gửi cho giáo đoàn Êphêsô 5, 32: “Mầu nhiệm này thật cao cả, tôi muốn nói đến tình yêu của Chuá Giêsu đối với Giáo Hội”. Qua lời khẳng định trên đây, thánh Phaolô muốn nói: vợ chồng phải yêu thương nhau như chính Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội. Tình yêu giữa hai người phải trở thành dấu hiệu hữu hình của tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội Ngài. Còn hình ảnh nào còn có thể diễn tả được tình yêu của Đức Kitô đối với Giáo Hội cho bằng tình yêu vợ chồng?

Nói đến tình yêu vợ chồng là nói đến mọi diễn tả trong tình yêu đó. Từ những cử chỉ âu yếm hy sinh cho nhau đến sự kết hiệp nên một thân xác trong hành động giao hợp, tất cả đều là dấu chỉ, đều là bí tích của tình yêu Đức Kitô đối với Giáo Hội. Sách Diễm Tình Ca chứa đựng không biết bao nhiêu cảnh trữ tình lãng mạng, nhưng đã được xem như một mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.

Trong bí tích Hôn Phối tất cả mọi sinh hoạt  trong đời sống vợ chồng và gia đình đều được nâng lên như dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa và công cuộc cứu rỗi của Ngài. Dù không rao giảng, hai vợ chồng cũng là những tông đồ sống động của tình yêu Thiên Chúa qua tình yêu và qua cuộc sống của họ. Qua tình yêu ấy, họ trở thành dấu chỉ hữu hình của Thiên Chúa vô hình. Họ trở thành cung thánh của Thiên Chúa tình yêu. Họ là dấu chứng và là lời ngỏ cho mỗi người rằng, Thiên Chúa tình yêu hiện hữu. Thiên Chúa ở đâu? Để trả lời câu hỏi ấy, có lẽ người tín hữu nên chỉ vào một đôi vợ chồng công giáo. Nơi nào hai vợ chồng công giáo yêu thương nhau, nơi đó có Thiên Chúa.

3. Hôn phối giữa hai Kitô hữu là một bí tích. Đó là khẳng định mà người ta có thể tìm thấy trong bất cứ tài liệu về hôn phối nào của Giáo Hội. Nhưng vì não trạng thụ động và tiêu thụ đối với các cử hành của Giáo Hội, người ta dễ đóng khung bí tích trong khoảnh khắc của buổi cử hành, hết nghi lễ là hết bí tích. Ra khỏi nhà thờ là giã từ bí tích. Thật ra, bí tích nào của Giáo Hội cũng đều là một dấn thân. Người tín hữu không chịu hay lãnh một bí tích, mà đón nhận một sứ mệnh để ra đi và trở thành bí tích của tình yêu Thiên Chúa đối với con người.

Điều này đúng cho bí tích Hôn Phối hơn bất cứ trường hợp nào. Qua bí tích Hôn Phối, đôi vợ chồng Kitô hữu trở thành bí tích của tình yêu Thiên Chúa. Cả cuộc sống của họ là một cử hành bí tích. Do đó, đôi vợ chồng Kitô hữu không chỉ làm phép cưới một lần trong nhà thờ mà còn tiếp tục là một bí tích bằng cả cuộc sống của họ. Được liên kết với Đức Kitô trong bí tích Hôn Phối, họ cũng bắt chước Ngài để trở thành hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình. Họ được mời gọi để không ngừng cởi bỏ con người cũ của tội lỗi để mặc lấy con người mới trong Đức Giêsu Kitô, để ngày qua ngày họ đạt được tầm vóc viên mãn của Ngài.

Giáo Hội được gọi là bí tích của Đức Kitô, bởi vì Giáo Hội là thân thể nối dài và hiện thực hóa sự hiện hữu của Ngài. Như Đức Kitô đã từng nói: “Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha”, Giáo Hội cũng có thể nói ai thấy Giáo Hội là thấy Đức Kitô. Thấy Giáo Hội không như thấy bất kỳ một tổ chức nào, mà như là một cộng đồng yêu thương. Chính tình yêu mới là dấu hiệu biểu lộ sự hiện diện của Chúa. Bởi vì ở đâu có tình yêu, ở đó có Thiên Chúa.

Tiếp nhận sứ mệnh của Giáo Hội, đôi vợ chồng Kitô hữu cũng trở thành bí tích của Đức Kitô. Họ phải sống thế nào để mọi người khi nhìn vào đều tin nhận rằng, tình yêu đích thực hiện hữu; và nếu như ở đâu có tình yêu, ở đó có Chúa, thì người ta cũng sẽ nhận ra chính Chúa trong chính tình yêu của họ.

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (Nguồn: D. WAHRHEIT)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!