.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Tựa

Lời nói đầu

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG 6

CHƯƠNG 7

CHƯƠNG 8

CHƯƠNG 9

THAY LỜI KẾT

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Giáo dục hôm nay cho ngày mai
Tác giả: Lm. Xavier Thévenot, SDB
dịch, Gs. Trần Thái Đỉnh
CHƯƠNG 3

GIÁO DỤC LÀ SỰ KINH NGHIỆM

VỀ SỰ KHÁC NHAU VÀ GIỐNG NHAU

 

Nếu giáo dục được quan niệm là sự cộng tác giữa thiếu niên và nhà giáo dục, thì trước hết nó phải là một kinh nghiệm. Vậy vấn  đề không phải là ‘biết’ cho rằng ‘biết làm’ theo nghĩa này thì giáo dục nghiêng về nghệ thuật hơn là khoa học.

Như đại triết gia Kant  đã nhấn mạnh ngay từ thời đại của ông, giáo dục ‘là vấn đề  lớn nhất và khó nhất được đặt ra cho con người’ và giáo dục chỉ là ‘một kinh nghiệm quan trọng’. Ông khuyên chúng ta hãy noi theo kinh nghiệm : ‘Giáo dục là một nghệ thuật mà việc thực hành phải được cải tiến qua nhiều thế hệ. Nó chỉ tiến bộ từng bước từng bước’.[1] 

Và sự thật thì một kinh nghiệm như  thế rất là nghịch lý. Nhà giáo dục vừa phải lưu tâm đến sự thoải mái, sự cởi mở của các em thiếu niên, vừa phải là chứng nhân của tha nhân, của những người khác và của những luật lệ cần thiết cho bất cứ sinh hoạt đoàn thể nào. Như  vậy nhà giáo dục lắm khi cảm thấy mình bị căng xé giữa một bên là những nhu cầu của cá nhân  và bên kia là những nhu cầu của xã hội.

Nhà giáo dục phải để ý đến thực tại của đứa trẻ hôm nay, đồng thời phải lưu tâm đến tất cả những khả năng có thể thi thố mai sau.

Như vậy nhà giáo dục luôn luôn cảm thấy mình ở trung tâm những điều đối nghịch nhau. Ông thấy mình ở giữa những sự căng thẳng không tài nào tránh được, và không một ai dám nghĩ  mình có thể thoát được.

Khía cạnh nghich  lý nhất của bất cứ công tác giáo dục nào, đều có thể được tóm lại trong khẳng định sau đây : ‘có kinh nghiệm về giáo dục, là có kinh nghiệm về sự khác nhau và giống nhau.’

Khi tôi đứng trước một thiếu niên và bắt đầu kinh nghiệm về giáo dục, thì trước hết tôi có kinh nghiệm về sự khác biệt giữa thiếu niên và tôi. Nhưng cũng là kinh nghiệm về sự giống nhau. Tôi có những chỗ đồng tình với em thiếu niên, và đó là cái cho phép có ‘thông cảm’ với nhau, và quan hệ giáo dục có thể được thiết lập.

Phải chăng những kinh nghiệm về giao tiếp giữa người ta với nhau, đều là những kinh nghiệm đặt dưới hai dấu hiệu của những khác biệt và những đồng tình ? Để có thể có tiếp thông, phải có sự phân biệt giữa hai người tiếp xúc với nhau, đồng thời phải có một căn bản của những chỗ đồng tình thì mới có một ngôn ngữ chung.

Biết nhận ra những điểm đồng tình, đồng thời không gạt bỏ những điểm khác nhau : đó chính là bí quyết thành bại của bất kỳ kinh nghiệm giáo dục nào.    

GIÁO DỤC - MỘT KINH NGHIỆM VỀ SỰ GIỐNG NHAU

Tôi thích nhắc nhớ cho những nhà giáo dục tập nghề  rằng : khi mình giáo dục đứa trẻ, mình tưởng chỉ có hai người (đứa trẻ và mình), thực ra có ba người (đứa trẻ, tôi, và đứa trẻ mà tôi đã là trước kia).

Chúng ta đừng quên rằng tất cả chúng ta đã từng là những con nít và những thiếu niên.

Và như các khoa học nhân bản giúp ta khám phá thấy chúng ta đừng quên rằng người ta không trở thành thiếu nhi, thiếu niên, rồi người lớn, trong một chuỗi liên tiếp những trạng thái, trạng thái sau xuất hiện là trạng thái trước biến mất. Không phải thế đâu. Đứa con nít vẫn tồn tại đâu đó, vẫn hiện diện đâu đó trong người lớn. Nhà giáo dục phải tìm biết, để có thể chế ngự cái phần con nít ông vẫn mang trong mình, bởi vì thái độ của em thiếu niên đang đối diện với ông có cơ nguy làm thức dậy cái phần con nít đã được cẩn thận dấu kín kia, nhưng đó là cái luôn luôn sẵng sàng chổi dậy.

Qua những sự đồng tình được thiết lập với em thiếu niên, đứa trẻ mà tôi mang trong người tôi, có thể nhập cuộc.

Đúng như  Xavier Thévenot đã nhấn mạnh : giáo dục là thừa nhận tất cả cái dĩ vãng của tôi, nó vẫn chi phối tôi từ bên trong. Đó là thừa nhận rằng nhiều khi tôi tự đồng hoá mình với những cái người thiếu niên đang sống, bởi vì kinh nghiệm sống của em làm thức dậy trong tôi những thèm ước và những xao xuyến. Sự thật thì, nếu sáng suốt trong công tác giáo dục, chúng ta sẽ gần như luôn đi tới những nhận thức sau đây : những cấm kỵ mà tôi đặt ra cho em thiếu niên, thật ra là những cấm kỵ mà trước hết tôi đặt ra cho tôi, những bảo vệ mà tôi đặt quanh em thiếu niên, thường khi là những bảo vệ vô thức cho chính bản thân tôi ; những sai phạm mà tôi dung thứ, là những sai phạm mà tôi muốn người ta để cho tôi sống, v.v …[1]

Điều quan trọng là phải ý thức điều này, để đừng bị mê hoặc. Bởi vì có thể tôi tưởng đáp lại nhu cầu của đứa trẻ, nhưng thật ra tôi đóng vai trò một nhà giáo dục mà tôi ước ao gặp được, khi tôi còn là đứa bé.

Biết bao lần, nhiều cha mẹ đã vô tình đóng vai trò những cha mẹ mà họ muốn có khi còn bé ! Các cha mẹ đó, đâu có hiểu rằng thời thế đã thay đổi rồi ! Và biết bao nhiêu nhà giáo dục đóng vai trò ‘vị giáo sư tốt’ mà họ mơ ước khi còn là học trò : họ không để ý gì đến sự tiến hóa của các khả năng và tâm trí của thanh thiếu niên ngày nay !

May lành thay những sự đồng tình làm cho mối quan hệ giáo dục có thể tác động ! Nhưng nguy hiểm thay những sự đồng tình này muốn nhốt nhân vật của đứa trẻ vào trong nhân vật đứa trẻ mà nhà giáo dục đã là khi xưa !

Đối với nhà giáo dục kitô giáo, một thực tại thứ hai cũng phải được kể đến trong sự thiết lập những sự đồng tình này : đó là sự chúng ta cùng là con cái Thiên Chúa.

‘Là nhà giáo dục Kitô giáo, tôi phải trước tiên coi em thiếu niên không phải như một con người thấp kém mà tôi cúi mình thương  xót một cách kiêu hãnh, nhưng phải coi em như một kẻ được Thiên Chúa rất thương yêu, và cũng được mời gọi làm con Thiên Chúa với cùng một danh nghĩa như tôi’.[1] nghĩa là phải coi em thiếu niên là người em của tôi .

Và anh em là điển hình cao nhất  tượng trưng cho cái nhìn vừa giống vừa khác.

GIÁO  DỤC  -  MỘT  KINH NGHIỆM  VỀ  SỰ KHÁC BIỆT

Giáo dục vừa là kinh nghiệm về sự giống nhau, nhưng cũng cơ bản làkinh nghiệm về sự khác nhau.

Đứa trẻ và thiếu niên khác hẳn ta về tuổi đời. Thiếu niên không phải là một người lớn thu nhỏ lại.

Và một lần nữa, tôi muốn trích Xavier Thévenot  là người đã gợi hứng nhiều cho sự suy nghĩ của tôi trong chương này :

“Giáo dục một em thiếu niên, là chạm trán với một thế giới mà quan hệ thân xác và quan hệ với thời gian không giống như nơi chúng ta, phái tính và bạo lực cũng tỏ ra khác hẳn, và những điểm chuẩn văn hoá cũng như điểm chuẩn nghệ thuật, đôi khi khiến ta ngỡ ngàng, cách các em quan niệm lao động và thành công xã hội cũng thường không có gì giống với các quan niệm của các thế hệ chúng ta.

Đôi khi người lớn cũng khó chấp nhận những sự khác biệt to lớn này, đến nỗi người ta thường tìm cách chối bỏ bằng nhiều các. Chẳng hạn, người ta làm bộ hiểu  biết các thiếu niên : “Ồ, tôi cũng đã có thời là thiếu niên mà !”. Cũng    có khi người ta tự trấn an bằng cách tự đồng hoá mình với em thiếu niên một cách ngu xuẩn : người ta tưởng có thể xoá các vết tích của thời gian ; bằng cách đón nhận tất cả các thị hiếu của giới trẻ, một cách giả tạo, gượng gạo.

(…) Sau cùng, cũng có thể người lớn chối bỏ sự khác biệt của các thiếu niên bằng cách nổi sùng chống lại các em, nhốt các em vào trong một vòng cương tỏa, thậm chí tìm cách hạ giá các em. Tất nhiên các thái độ tự vệ này rất khác nhau, nhưng chúng cùng có chung nhau một điểm, là tựu trung tỏ ra sợ hãi trước sự xuất hiện của cái mới”.

Để tiến hành công viêïc giáo dục cách thích hợp, cần phải chấp nhận bị lúng túng. Cần phải biết đón nhận các thiếu niên bằng cách đón nhận các em khác chúng ta, nếu chúng ta muốn dạy cho các em phải công nhận về phần các em rằng tha nhân khác với các em.

CÁI NHÌN VỀ SỰ KHÁC BIỆT

Vậy chúng ta hãy đào sâu ý nghĩa của mỗi quan hệ giáo dục, mà để cho có sự tiếp thông thật sự, tôi vừa phải khám phá ra việc em thiếu niên khác biệt tôi, vừa phải nhận ra những chỗ đồng tình giữa tôi và em.

Tuy có liều mình hí họa đôi chút, tôi cũng xin mượn sơ đồ của việc phân tích mối tương giao, để nói lên thái độ có thể có, khi tôi đứng đối diện với mọi người khác tôi (A # B.

 A                                  B

                           1 .      +                :                 -

                  2 .      -                 :                +

                  3 .      -                 :                 -

                  4 .      +                :                 +

Cần nói ngay là không nên coi đây là những thái độ cứng ngắc, vì thực ra ngay tới một cá nhân, những thái độ này cũng có thể rất uyển chuyển.

Thái độ thứ nhất ( + / - ) : Tôi tự coi mình một cách tích cực, và tôi coi tha nhân như ở dưới tôi. Thế là nảy ra một ngôn ngữ có mục đề nghị với em thiếu niên hãy qua những giai đoạn để dần dần tới được trình độ như tôi. Trong ngôn ngữ này, em thiếu niên dễ dàng bị đánh giá cách tiêu cực (phóng túng, thiếu tự tin, quá tin vào việc làm, ít suy nghĩ  v.v …), còn nhà giáo dục thì được đánh giá cách tích cực, rất tích cực (trưởng thành và quân bình, có hệ thống và giá trị tốt v.v …). Biết bao lần người ta đã nghe thứ ngôn ngữ này, dạy em thiếu niên phải tập dần dần nên giống nhà giáo dục ?

Thái độ thứ hai ( - / + ) : Đây là thái độ ngược lại, tôi tự coi mình cách tiêu cực và em thiếu niên thì được coi là có đủ mọi đức tính. Đôi khi người ta nghe thấy thứ ngôn ngữ này : Cậu thiếu niên dù hung tợn và phạm pháp đến đâu, cũng được tôn lên đài danh dự vì ‘những đức tính tự phát và năng động của em’.

Thái độ thứ ba ( - / - ) : Tôi tự coi mình cách tiêu cực, và tôi cũng coi tha nhân cách tiêu cực. Đó là một sự xuống tinh thần phổ biến ! Tất cả chúng mình đều là đồ khốn kiếp !

Thái độ thứ bốn ( + / + ) : Tự coi mình cách tích cực và cũng coi tha nhân cách tích cực. Nhưng đây là thái độ mà chúng ta phải hướng tới. Đó là thái độ được phúc âm đề cao : yêu mến tha nhân như bản thân mình. Để đạt tới thái độ này, luôn cần phải qua một con đường dài, bởi vì theo tính tình của mỗi người chúng ta và do những chuyện chúng ta đã gặp, chúng ta thường nghiêng về thái độ ( + / + ).

Tập có cái nhìn như thế về sự khác biệt được tôi coi là một trong những lời dạy chủ yếu của Phúc âm, một trong những tin mừng chúng ta đang rất cần đến trong thế giới ngày nay của chúng ta, nơi mà thái độ rất khoan dung đang nổi dậy. ‘Anh em hãy yêu thương tha nhân như chính bản thân mình’ ( Mc 12, 31 ).                         


[1] Xavier Thévenot, Repères  éthiques (Những tiêu chuẩn đạo đức) NXB Saivator, Mulhouse, 1983 tr. 142.

Tác giả: Lm. Xavier Thévenot, SDB (dịch, Gs. Trần Thái Đỉnh)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!