‘Phúc âm hoá bằng giáo dục và giáo dục bằng Phúc âm hoá’
Không bao giờ dễ kết luận. Bởi vì thấy mình chưa đầy đủ.
Quả vậy, kết luận có nghĩa là mình đã đi hết một vòng vấn đề, mình đã bàn luận thấu triệt . Mà như vậy là sai lầm, bởi vì đề tài giáo dục tỏ ra vô cùng tận .
Hoặc kết luận cũng có nghĩa mình đã tim thấy một giải pháp tốt cho vấn đề được đặt ra . Tôi không bao giờ có ý nghĩ như thế .
Đúng thế, nếu phải tóm tắt trong một câu những gì là chú yếu đã được trình bày qua các trang sách này, tôi xin đề nghị nói rằng : giáo dục không phải là một vấn đề, nhưng là một truyền nhiệm .
Rõ ràng là nhiều lời lẽ của người ta tại Pháp này (còn tại mấy nước không xa chúng ta lắm, người ta lại có những tiếp cận khác hẳn) làm cho chúng ta có cảm tưởng tuổi trẻ là một vấn đề, hoặc một mớ những vấn đề . Có lẽ người ta nghĩ có cơ may giải quyết chăng ? Nhưng coi em thiếu niên là một vấn đề tức là hạ giảm em xuống thành một đối tượng giáo dục. Về phần mình, nhà giáo dục Kitô giáo luôn coi em la một chủ thể …. Cùng với vẻ huyền nhiệm bao quanh con người em.
Không coi em thiếu niên là một vấn đề, nhưng coi em là một huyền nhiệm . Đó là tất cả chỗ được thua của những trang sách này … Chắc bạn biết nhà hiền triết Gabriel Marcel đã phân biệt thế nào là vấn đề, và thế nào là huyền nhiệm . Ông ấy đã đưa ra sự so sánh sau đây : Biển là vấn đề cho người đứng ở bãi biển : người đó có thể đắt biển ra trước mặt mình, ở xa mình . Nhưng đối với một người ở trên tàu, thì biển cả là một huyền nhiệm … bởi vì biển cả bao quanh người đó, và người đó không thể suy nghĩ và hành động, mà không nghĩ tới biển .
Về cách thực hành công việc Kitô giáo cũng thể … các thiếu niên và các nhà giáo dục cùng nhau bước đi trên con đường nhân bản hoá . Và nếu biến huyền nhiệm thành vấn đề, người ta sẽ sai lầm lắm . Giáo dục không đặt ra như một vấn đề , nhưng ta phải sống nó như một huyền nhiệm . Giáo dục luôn là con đường mà ta phải lên đường với các em .
Vậy, nay đã đến lúc kết thúc công việc bàn luận của chúng tôi , tôi muốn chúng ta cùng nhau nhìn lại con đường đã đi qua, trước khi đi tiếp con đường này với các thiếu niên được trao phó cho chúng ta . Quả vậy , tôi nghĩ tất cả những sách vở bàn về giáo dục không có mục đích nào khác , ngoài việc dẫn chúng ta về với thực hành giáo dục của mình .
Nhìn lại công việc bàn luận mà chúng tôi vừa thưck hiện trên đây , tôi thấy chủ yếu đó là một sự sang qua , và một sự khám phá, không bao giờ được coi là hòan tất , nhưng phải luôn luôn cập nhật hoá, đổi mới :
+ Sự sang qua , từ một sự tiếp cận giữa nhiều người lo giáo dục , bước qua một sự tiếp cận ‘có hệ thống’ .
+ Đối với người Kitô hữu , thì có sự khám phá ra chiều kích dụ ngôn của hành động giáo dục .
Xin nói rõ hơn về hai điểm này,vì thoạt nghe xem có vẻ hơi kỳ qoặc :
MỘT TIẾP CẬN CÓ HỆ THỐNG VỀ GIAO DỤC
Em thiếu niên và nhà giáo dục đều sống trong cùng một hệ thống những liên hệ. Giáo dục không phải là một hành vi riêng lẻ : nó diễn ra giữa một hệ thống rộng lớn của những mối tiếp thông . Nếu quan hệ giáo dục có tính ‘liên nhân vị’ , giữa nhiều người, và đó là tính chất hàng đầu như chúng tôi đã nhấn mạnh, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất cần phải được lưu ý .
Nhà giáo dục phải ý thức về sự hiện hữu của hệ thống các mối liên hệ này, là môi trường hoạt động của mình, và phải tìm hiểu hệ thống những liên hệ đang quấn chặt lấy em thiếu niên .
Bởi vì nhà giáo dục là gì, nếu không phải là biến đổi hệ thống này cách nào, để cho em thiếu niên có điều kiện trở thành một chủ thể có khả năng tiếp thông, sáng tạo và yêu thương?
Tất nhiên, đứng trước sự rộng lớn của sứ mạng giáo dục, nhà giáo dục phải ý thức về những giới hạn của mình . Bởi vậy tôi nghĩ rằng nhà giáo dục phải tin chắc chắn là cần phải có sự làm việc thành ê – kíp . Cũng như hiện nay, đứng trước vẻ phức tạp ngày càng gia tăng của thế giới, nghiên cứu khoa học không thể là việc làm riêng rẽ (hình ảnh nhà bác học già ngày xưa nay không còn nữa ! chỉ những ê – kíp nhiều nhà nghiên cứu mới đạt được thành công), thì cũng vậy, công việc giáo dục không thể là hành động riêng rẽ . Trong thế giới truyền thông hôm nay, cái gì cũng phải được quan niệm thành hệ thống . Đối với nhà giáo dục, điều này có nghĩa là ‘cái gì cũng phải làm từng ê – kíp .
Mà hành động của ê – kíp này là một trong nhiều hành động khác (hành động giáo dục của gia đình, của nhà trường, của các nhóm bạn bè, của các phương tiện truyền thông, nhất là của vô tuyến truyền hình, của môi trường xã hội …) và chúng ta biết đôi khi nổ lực rất nhiều mà đạt được hiệu quả rất ít .
Cho nên tôi nghĩ nhà giáo dục cần phải đứng vững trong lãnh vực của mình, lãnh vực của từ tốn .
Phải chăng cái bệnh nguy hiểm nhất của nhà giáo dục là ‘được ăn cả, ngã về không?’ Tôi có ý đề cập đến sự kiện đổi nhịp rất thường thấy nơi các nhà giáo dục : những thời gian nào hứng để nhà giáo dục triển khai những dự án giáo dục tưởng như có thể giải quyết được tất cả mọi sự … rồi tiếp theo là những thời gian chản nản, vì thấy rằng những nổ lực của mình đã vô ích, không biển đổi được thế giới … và nhà giáo dục có nguy cơ rơi vào tình trạng chán ngán tất cả mọi sự.
Biết bằng lòng với cái ít, đó là khoa tu thân của nhà giáo dục . Ít, tất nhiên không nhiều nhặn gì đối với ‘tất cả’ , nhưng đối với ‘số không’ thì chẳng quan trọng ư ?
Lãnh vực ‘cái ít’ , cũng chính là lãnh vực của Phúc âm, và thật ra đó cũng chính là lãnh vực của nhân bản .
MỘT TIẾP CẬN CÓ TÍNH DỤ NGÔN VỀ GIÁO DỤC
Hành động giáo dục có thể được các Kitô hữu đọc như một bài dụ ngôn của Phúc âm
Bởi vì dự tính của Thiên Chúa về con người là mỗi người phải trở nên một con người toàn hảo như Chúa Giêsu Kitô, cho nên xét theo chiều hướng này, mỗi công việc giáo dục đều có thể được đọc như một dụ ngôn về Nước Trời .
Thật vậy, mỗi hành vi giáo dục có thể được xét lại :
+ Hoặc một cách thuần tuý sư phạm, dưới ánh sáng của những khoa học giáo dục, và theo chiều hướng và quan điểm chuyên nghiệp ;
+ Hoặc một cách mục vụ, dưới ánh sáng của ‘kế hoạch của Thiên Chúa’ .
Như vậy chúng ta có thể xem xét công việc giáo dục theo hai chiều hướng, vì hành động giáo dục có thể là một dụ ngôn của hành động cứu chuộc .
Tính lưỡng kiện đó giúp ta vượt qua được mâu thuẫn đôi khi vấn nảy sinh giữa hành vi chuyên nghiệp và sự tận tâm Kitô giáo của nhà giáo dục .
Và như vậy chúng ta có thể ‘loan báo Phúc âm’ : đây là một lời tôi mượn của Don Bosco . Xin phép cho tôi, thay lời kết luận, được quy chiếu về vị Sáng Lập Hội dòng mà tôi là thành viên, và về truyền thống Salêdiêng thấm nhuần tư tưởng của Ngài .
PHÚC ÂM HOÁ BẮNG GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC BẰNG PHÚC ÂM HOÁ
Vẻ độc đảo của truyền thống Sakêdiêng nằm gọn trong câu khẩu hiệu trên đây, trong chữ ‘bằng’ và chữ ‘và’. Chúng tôi không coi công việc giáo dục là tiền đề , nhưng vừa là mảnh đất vừa làthể thức của việc loan báo Phúc âm .
Trong câu châm ngôn này , có hai phần ăn khớp với nhau : giáo dục và loan báo Phúc âm , đến nỗi nếu người ta đọc lại cuộc đời và công việc của vị linh mục kiêm nhà giáo dục là Don Bosco, người ta không thể tách rời những lãnh vực thuộc giáo dục, và những gì thuộc về công việc rao giảng Phúc âm .
Một viễn ảnh như thế sẽ cho phép đặt nền móng cho cái có thể được gọi làmột ‘khoa thần học về giáo dục’.
Và như chúng tôi đã quãng diễn đầy đủ qua những trang sách này , giáo dục là một con đường giải phóng (thoát từ tình trạng lệ thuộc hoàn toàn của tuổi thiếu nhi, để bước qua giai đoạn trở thành một chủ thể có khả năng tiếp thông , sáng tạo và yêu thương ) , cho nên một nền thần học như thế có thể dự vào phong trào rộng rãi của ‘các nền thần học giải phóng’.
Như hai tác giả Lêonardô và Cldovis Boff đã nhấn mạnh trong một tập sách nhỏ giới thiệu phong trào này , ‘Bất cứ nền thần học nào cũng phát sinh từ một đời sống tinh thần , nghĩa là từ một cuộc gặp gỡ sâu xa với Thiên Chúa trong lịch sử’. Về nền thần học của giáo dục , nó đã bắt nguồn trong sự gặp gỡ của Chúa Kitô nghèo khó nơi con người của em thiếu niên.
‘Ai đón nhận một trẻ em như trẻ này , là đón nhận chính bản thân thầy’ (Mc 2, 37).
Nhà thần học về giáo dục không phải làmột người ngồi bàn giấy . Trước khi là nhàthần học, ông ấy phải làmột nhà giáo dục .Vấn đề đặt ra cho ông ấy , là sống dấn thân cho đức tin trong chính công tác giáo dục của mình .
Một nền thần học về giáo dục như thế bắt nguồn từ một đời sống tinh thần , và nó kết thúc như một ước mơ : thiết lập một xã hội của người tự do , bình đẳng và huynh đệ .
Quả vậy , không thể có một động lực cơ bản để biến đổi và đổi mới xã hội cách triệt để nếu không có , một mơ ước ở đằng trước và ở phía trên . ‘Các tín hữu Kitô tin rằng mơ ước nằm trong thực tại toàn diện , bởi vì họ thấy ước mơ đó đã được thực hiện trước kia nơi Chúa GiêSu Kitô, đấng đã tạo thành một nhân loại mới nơi bản thân Ngài’(2).
Làm việc cho sự lên ngôi của một nhân loại mới :đó có thể là định nghĩa đúng nhất của sứ mạng trao cho nhà giáo dục Kitô giáo , bởi Đấng sai họ đi, và Đấng đã tuyên bố : ‘Này ta làm nên một vũ trụ mới’ (Kh 21,5)
Lêonardo et Clodovis Boff, Qu’est ce quela thélogie de la libratiôn ? NXB Ce rf 1987,tr.15