.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Tựa

Lời nói đầu

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG 6

CHƯƠNG 7

CHƯƠNG 8

CHƯƠNG 9

THAY LỜI KẾT

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Giáo dục hôm nay cho ngày mai
Tác giả: Lm. Xavier Thévenot, SDB
dịch, Gs. Trần Thái Đỉnh
CHƯƠNG 8

                                       GIÁO DỤC LỜI MỜI GỌI NÊN THÁNH

  

‘Khi tiếp cận với vấn đề phạm pháp, các bạn thấy khái niệm về tội lỗi thế nào’ ?

Trong vương cung thánh đường cung Thánh Tâm rộng lơn của Vác – sa – va . nơi quy tụ hơn 1000 tham dự viên của cuộc hội thảo tổ chức trong hai ngày, ngày 22 và 23 tháng 4 năm 1987, do giáo hội Ba Lan, về đề tài ‘bệnh lý xã hội’ của thanh thiếu niên và mục vụ hiện nay , tôi đã quảng diễn trong hai giờ đồng hồ về đề tài của chương trên đây[1] (1) trước một cử toạ say mê ngồi nghe, bởi vẻ mới mẻ và tính trầm trọng của những hiện tượng thiếu niên lạc đường tại Ba Lan. Trong cuộc tranh luận tiếp theo sau  phần thuyết trình , một chúng sinh đã nêu lên vấn đề mà tôi thấy làm nhan đề cho chương này, vì thầy ấy trong hai giờ dành cho các vấn đề phạm pháp, tôi đã không một lần nào đề cập đến vấn đề tội lỗi .

Và nếu tôi cho in ra đầy bản trả lời của tôi, là vì tôi nghĩ rằng bản văn này có thể dấn vào một sự suy nghĩ cần phải thực hiện về vấn đề khó khăn này, vấn đề giáo dục về ý nghĩa vấn đề tội lỗi, một vấn đề rất quan trọng đối với người Kitô hữu, nhưng thường khi bị bỏ qua vì bị coi là xưa rồi .

GIÁO DỤC VỀ Ý NGHĨA CỦA TỘI LỖI

‘Trước hết tôi nghĩ rằng, để tránh những lời lẽ sai lầm, người ta phải xác định nội dung của từ ‘tội lỗi’

Theo tôi, từ này thuộc về bộ tình thương , trái lại , lỗi lầm về luân lý’ thì thuộc về bộ luật pháp.

Đây là hai bộ rất khác nhau , mặc dầu rất ăn khớp với nhau. Bởi vì tình thương không bao giờ có thể lộn với sự thuần túy tuân thủ luật pháp , nhưng cũng không thể có tình thương mà không có luật pháp , như nhiều người lầm tưởng . Quả vậy , như chúng tôi đã trình bày đầy đủ ở trên kia , luật pháp cho ta đạt tới sự khác biệt và ngăn cấm , sự thoái hoá về tình trạng lộn xộn .

 ‘Phạm tội là quyết tâm nói ‘không’ với đấng yêu thương ta và đề nghị với ta một con đường nhân bản hoá trọn vẹn’.

 ‘Bởi vậy tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể sử dụng từ ‘tội lỗi’ khi đương sự tin rằng Thiên Chúa yêu thương anh ta, và anh ta ý thức rằng anh ta đã đáp lại một cách sai lầm đối với tình thương đó . Điều này giả thiết đương sự phải có ý thức tôn giáo , mà ý thức này thì tôi không gặp thấy nơi nhiều thiếu niên mà tôi tiếp xúc thường ngày’.

Các em này phạm vào các hành vi một cách dễ dàng ghe sợ , các em thích làm liền . Vai trò đầu tiên của nhà giáo dục ,đối với tôi , làm cho các em khám phá ra rằng các hành vi của các em có những hậu qủa đối với người khác , gây tai hại cho người khác , và các em phải bồi thường . Ngay công việc này cũng khó khăn rồi .

Vai trò linh mục của tôi là giúp các em hiểu rằng , hành động như các em,là không đáp lại tình thương của Thiên Chúa, Đấng muốn các em đạt tới mức nhân bản tròn đầy … nhưng công việc này sẽ phải mất nhiều thời giờ …

Còn nếu như đưa những lời của Phúc âm  ra mà áp dụng cho các thiếu niên đang đau khổ và không có một chút hiểu biết nào về tôn giáo, thì các lời của Phúc âm sẽ có nguy cơ trở thành những cạm bẫy …

Thí dụ khi nói ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ , thì đó là một điều tốt lành cho ai đã hiểu tình yêu là gì. Nhưng đối với một thiếu niên chưa bao giờ được yêu thương  thì chúng ta phải để thời giờ để yêu thương em, để em hiểu rằng tình thương là điều có thể có … Và công việc này cũng đã lâu dài rồi.

Nói ‘Thiên Chúa là Cha’, cũng là một tin mừng cho những người có hình ảnh tốt đẹp về người cha … Còn đối với mấy em này, hình ảnh người cha được gắn liền với người nghiện rượu, đang chửi bới, phá phách … Bởi vậy phải bắt đầu bằng việc tái lập lại hình ảnh người cha … và công việc này rất khó khăn .

Nói ‘Chúa Kitô của chúng ta khỏi tội lỗi’ là một tin mừng cho những ai có ý thức về tội lỗi và thấy mình cần được cứu độ . Nhưng các em này không có chút ý thức nào về tội lỗi hết, cho nên chúng ta phải bắt đầu giáo dục lương tâm các em … và đây là con đường vừa dài vừa khó khăn .

Bởi vậy, để trả lời cho câu hỏi được nêu lên, tôi không nói là phải bỏ qua khái niệm tội lỗi, nhưng tôi nói rằng không thể xứ dụng ngay khái niệm này với những em mà chúng ta đang đề cập đây. Trước khi nói đến tội lỗi với các em, cần phải có một công việc giáo dục lâu dài trước đã … (Vác – sa – va ngày 23 /4 /1987).                      

Như người ta thấy đó, nói cho cùng không dễ gì giải quyết được mối quan hệ giữa tội lỗi và phạm pháp . Đúng như  Xavier  Thévenot  đã nhấn mạnh, ‘có thể kẻ phạm pháp có ý muốn đoạn tuyệt với Thiên Chúa bằng cách quyết tâm từ chối không muốn được nhân bản hoá bằng những quy tắc của xã hội và giáo hội … nhưng cũng có thể xảy ra là : trong toàn cảnh cá biệt lịch sử của mình, và sau khi đã suy xét chính chắn, đương sự nghĩ rằng, đối với anh ta, đó là cách duy nhất để thoát ra khỏi chỗ bí của đời sống con người, mà những thất bại trước kia, hoặc những vấn đề tâm lý đã đấy anh ta vào . Tất nhiên cảnh lầm đường này không thể nào được dựng nên thành quy tắc nhưng có thể không bày tỏ một tình trạng tội lỗi chủ quan.[2]

Một suy nghĩ như thế dấn chúng ta đến chỗ tự vấn một cách sâu sắc hơn về tình cảm tội lỗi . Tôi muốn nói đến thực trạng nội tâm, gây cho ý thức có cảm tưởng như bị một khối gì đè nặng, cảm thấy lương tam cắn rứt, và thấy mình đứng trước một toà án bên trong, đang sắp tuyên án và ra hình phạt cho mình .

Trong sự xáo trộn của những năm sáu mươi tám, nhiều nhà tâm lý học đã muốn tố các phương tiện xã hội đã xứ dụng tính hay gây hấn của thanh thiếu niên để chống lại bản thân họ, hòng giữ cho sức bạo động của họ đừng vượt quá những tầm thước mà cộng đồng xã hội có thể chấp nhận được . Trong viễn ảnh đó,  việc giải thoát thanh  thiếu niên sẽ phải qua con đường giúp các em chống lại sự xuất phát thứ tình cảm đó . Ở đây, một lần nữa tôi lại xin quy chiếu vào tư tưởng của   Xavier  Thévenot, để nhận định rằng ‘sức ép của xã hội góp phần vào việc  phát huy tâm tình tội lỗi ở trong chúng ta , và như vậy sẽ làm cho tính gây hấn của chúng ta chỉa mũi dùi vào bản thân mình thay vì chĩa vào người khác’[3](3). Nhưng từ đó đi tới chỗ chối bỏ gía trị của tâm tình này , còn một bước dài mà về phần tôi , tôi sẽ không bước qua . Không nên vì sự xuất hiện tình cảm tội lỗi nơi em thiếu niên , mà đả kích việc giáo dục luân lý . Chúng ta không được chối bỏ tình cảm tội lỗi, mà là phải điều chỉnh. Mà giáo dục là giúp các thiếu niên điều chỉnh tình cảm tội lỗi. Bởi vì niềm xao xuyến về tội lỗi , trong bản chất của nó , không trưc tiếp liên hệ đến tha nhân : và đây là điều rất quan trọng đối với việc suy nghĩ về y ùnghĩa tội lỗi ‘ Niềm xao xuyến này thực ra chỉ là biểu hiện của một sự xung đột ở trong tâm thần . có thể nói , mặc cảm tội lỗi được đặt ra trước hết giữa tôi và tôi . Bởi vậy các tâm lý gia cũng như những vị dẫn đàng thiêng liêng trứ danh, đều đã nhấn mạnh rằng : tựu trung, tâm tình tội lỗi , hay là sự lương tâm cắn rứt, có chiều kích duy ngã khá quan trọng (…). Cách Kitô giáo hiểu tình cảm tội lỗi sẽ đảo ngược cái nhìn duy ngã này . Quả vậy , sự mặc khải của Chúa dạy tôi rằng tội lỗi không chút chi là một việc giữa tôi và tôi , nhưng thật ra đó là một việc liên hệ đến người khác : người khác đó là Thiên Chúa’.[4]   

Như tôi đã nhấn mạnh câu trả lời ở Vác -sa- va tội lỗi là quyết tâm trảlời ‘không’   với Đấng yêu thương chúng ta : đó là không đáp lại lời Ngài kêu gọi chúng ta đi tới sự nhân bản hóa tròn đầy …., nhưng là quyết tâm chọn con đường làm mất nhân tính của mình .

Chỉ có thể nói đến tội lỗi trong cách người Kitô hữu hiểu về cuộc đời của con người: ở đây cuộc đời của con người được quan niệm như một sự trả lời …

DỤ NGÔN VỀ CHIẾC BÌNH

Đã nhiều lần người ta hỏi tôi : ‘những người kitô hữu có tốt hơn những người khác không ? không chút ngại tôi trả lời ‘không’ .

Và tôi đau lòng thấy rằng hiện nay vấn còn một số người cảm thấy rằng hế cái gì tốt là kitô giáo, y như thế chỉ có người kitô hữu mới làm những điều tốt .

Nhưng nếu vậy thì người kitô hữu khác người ta ở chỗ nào ? tôi thích trả lời bằng một dụ ngôn .

Các bạn cứ tướng tượng như có hai chiếc bình giống hệt nhau :

-               Một chiếc bằng tiền túi của bạn .

-               Một chiếc do bà ngoại bạn tặng bạn .

Hai chiếc bình này đẹp như nhau .

Bây giờ hãy tưởng tượng rằng : trong một lúc nổi sùng, bạn đã đập vỡ chiếc bình . Nếu đó là chiếc bình bạn đã mua bằng tiền túi của mình, thì chỉ cần đi mua một chiếc khác là xong . Còn nếu là chiếc bình do bà ngoại tặng bạn , thì sẽ liên hệ đến bà của bạn trong việc đập vỡ chiếc bình .

Cái khác biệt giữa hai chiếc bình là, đối với chiếc do bà của bạn tặng thì hình ảnh của bà bạn sẽ hiện diện, bất cứ bạn làm gì cho chiếc bình . Cả khi bà ở xa bạn từng ngàn cây số, và cả khi bà bạn đã quá cố, thì khi bạn đập bể chiếc bình đó, vẫn có bạn, chiếc bình và bà của bạn .

Tất nhiên, cũng như bất cứ sự so sánh nào, việc so sánh trên đây có những giới hạn của nó, và sẽ là quá khờ dại nếu người ta đồng hoá sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới với sự hiện diện của người bà ngoại trong truyện .

Tuy nhiên dụ ngôn này có thể giúp hiểu sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta . Người kitô hữu tin rằng cuộc sống của mình là một ân huệ . Bởi vì sự sống là một ân huệ, cho nên mỗi khi người ta muốn làm gì đụng đến cuộc sống, người ta thấy vị ân nhân hiện diện đâu đó . Điều này cho thấy nền tảng của khoa luân lý kitô giáo : người ta không có quyền sử dụng cuộc sống của mình bất cứ vào việc gì.

Điều quan trọng không phải là vị ân nhân đó ở xa hay ở gần. Điều quan trọng là sự sống của ta là một tặng phẩm, và Thiên Chúa hiện diện xét như là người ban tắng vật.

GIÁO DỤC MỘT LỜI GỌI NÊN THÁNH  

Chỉ trong viễn ảnh đó, người ta mới hiểu được ý nghĩa của từ ‘thánh thiện’ , một từ rất thông dụng trong sách vở kitô giáo . Thánh thiện không đồng nghĩa với nhân cách tuyệt hảo . Người ta chỉ hiểu được thánh thiện khi coi đó là những khả năng để đáp lại một tình thương mời gọi .

Trong bất cứ em thiếu niên nào, đều có một ông thánh đang ngủ say . Bất cứ em thiếu niên nào cũng có thể là người nhận biết rằng Thiên Chúa say mê em . Và bất cứ em thiếu niên nào cũng có thể là người say mê Thiên Chúa . Đấng tin tưởng mỗi người trong chúng ta, Đấng đã nhận chúng ta làm nghĩa tử của Ngài, Đấng giải thoát chúng ta .

Tất nhiên, các nẻo đường thì khác nhau, và nhịp bước đi cũng khác nhau … và nhà giáo dục phải cùng bước đi một nhịp với mỗi em . Cùng với các em đã gặp gỡ Chúa kitô cách sống động, nhà giáo dục sẽ không ngần ngại suy nghĩ lại công việc giáo dục, dưới ánh sáng của Phúc âm, để đề nghị các em năng lãnh nhận các Bí Tích nhờ thánh thể, Bí Tích của chia sẻ, và Phép Giải tội , Bí Tích của tha thứ và hoà giải, đức tin của các em và mối lo nghĩ tông đồ của các em sẽ được cúng cố . Đàng khác tập chia sẻ và tập tha thứ, là hai nhiệm vụ chú yếu của công việc giáo dục : nhờ biết chia sẻ và tha thứ, con người sẽ là người cách tròn đầy hơn, biết sống đoàn kết và nhân từ hơn .

Đối với những thiếu niên không biết gì về Thiên Chúa và về phúc âm của Ngài , thì công tác đầu tiên của nhà giáo dục sẽ là cho các em thấy rằng có thể có tình thương .làm sao có thể giúp các em khám phá ra Thiên Chúa là tình thương và Ngài hiện hữu , nếu chúng ta không để tất cảthời giờ để thương yêu các em?

Nhưng đối với tất cả các em , mục đích vẫn là sự thánh thiện . Tất cả mọi công việc giáo dục theo Kitô giáo đều phải vang lên như một lời mời gọi nên thánh .

Tuy nhiên chúng ta đừng quên rằng theo quan niệm Kitô giáo, sự thánh thiện không phải là thành quả của ‘những nỗ lực giáo dục của chúng ta’, nhưng đúng ra đó là thành quả của ‘những nỗ lực của Thiên Chúa hướng về chúng ta’ …Đọc và hiểu phúc âm sẽ cho ta khám phá ra sự đảo ngược viễn ảnh như thế . Bởi vậy , trong vấn đề giáo dục , đi tìm sự thánh thiện với các em thiếu niên, thật ra chỉ là phát huy quan hệ giáo dục theo phúc âm, tức là quan hệ giáo dục tình thương .

MỘT BẦU KHÔNG KHÍ GIÁO DỤC TRÀN ĐẦY NIỀM VUI

       Đôminicô Saviô, đệ tử của Don bosco, đã nói với một thiếu niên tới trung tâm do Don Boscođiều hành như sau : ‘ Anh nên biết rằng ở đây , đối với chúng tôi, sống thánh thiện là sống luôn luôn vui vẻ’ .Tôi thấy sự suy nghĩ của thiếu niên Saviô rất đúng và đầy ý nghĩa : ai có tâm hồn bình an thì cũng cótâm hồn  ngập tràn niềm vui.

Một phần lớn của nghệ thuật giáo dục sẽ là làm sao giữ luôn quanh mình một bầu không khí bình an và vui tươi .

Trẻ em cần phải có niềm vui . ‘Chỉ trong kinh nghiệm của niềm vui, người ta mới nghiệm thấy mùi vị của sự  hớnû hở , sức mạnh của sự phấn khởi ,và sự vững tâm tin tưởng nơi mình. Những tuổi trẻ buồn bả thì tố cáo chúng ta, và người ta khó quên được chuyện đó’[5]

Niềm vui cũng rất cần cho nhà giáo dục . ‘Muốn chuyển đạt bất cứ sự thiện nào , thì trước khi được chuyển cho người khác ,người ta phải thấy sự thiện đó sống động vàngon lành nơi người chuyển đạt (…). Trẻ em phải kiểm chứng điều đó nơi người lớn ,và phải thấy ảnh quang sự thiện đó nơi người lớn ,dưới hình thức một niềm vui tỏa rộng’. Nhái lại câu châm ngôn của thánh phanxicô đệ Salê ‘một ông thánh buồn là một ông thánh đáng buồn’, tôi xin nói rằng ‘một nhà giáo dục buồn là một nhà giáo dục đáng buồn’.

Đối với tôi , niềm vui là thành tố chủ yếu của bầu không khí giáo dục Kitô giáo .

Những niềm vui không bao giờ là cái để chinh phục (không gì giả tạo hơn thái độ của những người vui vẻ vì bổn phận bắt phải vui vẻ), nhưng đó là một thành quả : niềm vui bao giờ cũng tràn đầy nơn những người sống trong chân lý và tình thương .

‘Thầy nói điều đó để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và để niềm vui của anh em được trọn vẹn’ . 

 

[1] Bản văn của bài thuyết trình này đã được ấn hành tại nhà xuất bản Don Bosco dưới nhan đề  ‘Đélinquance, Toxi – comanie, suicide  chez  l’adobscent’ (tháng 6 năm 1987)

 [2] Xavier  Thévenot,  Les  Péchés , que  peut  peut –on  en  dire? NXB  Salvator, Mulhouse , 1983 , tr . 71 .

[3] Xavier Thévenot, Sđd tr. 53

[4] Xavier Thévenot, Sđd tr. 53-54 

[5] Marguerite  Iéna , L’esprit  de  l’éducation  (tinh thần giáo dục), tr .114

Tác giả: Lm. Xavier Thévenot, SDB (dịch, Gs. Trần Thái Đỉnh)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!