ĐỨNG TRƯỚC SỰ LẦM ĐƯỜNG CỦA GIỚI TRẺ
‘Đúng là chúng ta đang sống trong một thế giới mà tất cả mọi cái đều nhằm làm hư hỏng các thiếu nhi, các thiếu niên và các thanh niên … Chúng ta sẽ phải trả giá mắc, rất mắc’. Đó là phát biểu của văn hào Francois Mauriac, trong khi thảo luận với một nhà báo về làn sóng phản đối của sinh viên, mới diễn ra hồi tháng 5 năm 1968, và ông muốn đưa ra cách giải thích của một nhà luân lý học.
Rõ ràng thời gian của tuổi thiếu niên, cái thời gian càng ngày càng dài này, giữa tuổi thiếu nhi mà nó muốn kéo dài ra, và tuổi trưởng thành mà nó đứng trước, cái tuổi thiếu niên càng ngày càng trở nên khó sống trong cái xã hội thời mới của chúng ta. Đó là ‘cái tuổi khó thương’, được đánh dấu bởi những biến đổi về thân thể và về tâm lý, và là cái tuổi mở đầu cho tuổi dậy thì, (tuổi dậy thì càng ngày càng bắt đầu sớm hơn : 12/13 tuổi cho con gái, và 13/14 tuổi cho con trai). Cái tuổi này sẽ chấm dứt khi các thanh niên sẽ thật sự hội nhập vào xã hội và có nghề nghiệp (nhưng với khung cảnh xã hội khủng hoảng và với việc gia tăng thời gian học hành, thì việc hội nhập vào xã hội có khuynh hướng càng ngày càng trễ hơn). Thời gian của cái ‘tuổi khó thương’ này có những giới hạn khó phân biệt, bởi vì sự xuất hiện và quãng thời gian của tuổi này thay đổi tùy nam hay nữ, tuổi này được đánh dấu bởi sự xuất hiện và triển nở của bản năng tính dục, bởi vẻ phong phú của một đời sống tình cảm, ước ao được tự do và tự chủ, và củng cố những lợi ích nghề nghiệp và xã hội.
Đây là thời gian con người cảm thấy khó ở hơn hết, khó ở ngay trong da thịt của mình (trong những cái khó ở thông thường nhất của tuổi này, là các bệnh ngoài da) rồi khó ở đối với xã hội (các em luôn bị kích thích bởi những quảng cáo, nhưng lại không có một quyền hành thật sự nào trong tay : thời đại của những vị tướng lãnh và dân biểu 18 tuổi nay xa vời). Cho nên tuổi thiếu niên là tuổi dễ bị cám dỗ và dễ bị lạc đường. Lòng chỉ mơ tưởng một thế giới trong sạch và huynh đệ, nhưng lại thất vọng vì thực tế của một thế giới đầy tranh giành, trong đó có lợi nhuận có thể biện minh cho những công việc làm ăn đê tiện nhất, các thiếu niên với bản lãnh còn non nớt, rất dễ bị cám dỗ đi vào con đường nổi loạn.
Cuộc nổi loạn của trẻ không con được biểu lộ như những năm 1960 bằng những cuộc biểu tình rầm rộ, nhưng bằng những thái độ cá nhân, hoặc bằng những nhóm nhỏ : phạm pháp, xì ke ma túy, tự tử.
Những thái độ lạc đường này chỉ liên hệ đến một thiểu số các em, và tôi muốn chúng ta coi chừng đừng lầm lẫn những va chạm thường tình của tuổi mới lớn lên, với một sự lạc đường thật sự trong cử chỉ của mấy em, như quan niệm về khủng hoảng của tuổi trẻ gợi ý. Như Henri Chabrol đã nhấn mạnh trong một tác phẩm dành cho những thái độ tự sát của các thiếu niên, ‘khái niệm khủng hoảng của tuổi trẻ xét như đó là một sự đảo lộn om xòm mà không tránh được, cũng phần nào giống như những điển hình xã hội vừa nói ở trên : những thái độ này không khỏi gây những ảnh hướng tiêu cực đối với các bậc phụ huynh và những nhà chuyên môn về thiếu niên. Quan niệm khủng hoảng của tuổi trẻ đã lâu nay làm cớ để người ta tránh bàn luận về cái thường tình và cái bệnh lý nơi các thiếu niên’.
Tuy nhiên, nếu những sự kiện lạc đường như thế của tuổi trẻ vẫn may mắn là một sự kiện xã hội của thiểu số trong xứ sở chúng ta, nhưng chúng ta phải hết sức lưu tâm đến sự gia tăng lớn lao gần đây của các trường hợp. Ngày nay không một gia đình nào thoát khỏi vấn đề phải đối diện với những khó khăn được đặt ra do thái độ lạc đường của một trong những đứa con của mình, nghĩa là một thái độ vượt ra ngoài những khuôn khổ được xã hội chấp nhận.
Trong vấn đề thiếu niên lầm đường, có lẽ điều tai hại nhất là sự thiếu hiểu biết, do sợ hãi mà ra. Người ta sợ các thiếu niên lạc đường, sợ thái độ bất chấp sự chết, bất chấp điên khùng hoặc tù ngục mà các em luôn có vẻ thách thức người lớn. Có vẻ như các em nói với họ rằng : ‘Chúng tôi không ưa cái lối sống của các người’.
‘Và cũng như bao giờ, sự sợ hãi đã tìm ra những chống chữa của nó : những xác tín, những chắc bụng, những dư luận có sẵn, mà đa số là sai lầm. Cũng không sao mà ! Điều cần là có được những câu trả lời và những giải thích dứt khoát về một hiện tượng mà người ta không muốn tìm hiểu làm gì’.
Thế rồi, đối với những vấn đề như thiếu niên phạm pháp, xì ke ma tuý hoặc thiếu niên tự tử, người ta loan truyền một mớ những thông tin mâu thuẫn nhau, mà tôi nghĩ là có mục đích củng cố những thiên kiến của quần chúng, hơn là nhắm thông tin một cách khách quan về những hiện tượng đó . phải thú nhận rằng những hiểu biết của chúng ta về các vấn đề này vẫn còn quá ít ỏi, thành thử tôi nghĩ không có ai có thể tự phụ mình đã có được cách giải thích đúng, hoặc có bài thuốc kỳ diệu . Tôi không muốn bút chiến với bất cứ ai . Nhưng tôi chỉ muốn mạnh mẽ nói lên rằng mười năm sống bên cạnh những thiếu niên phạm pháp, xì ke ma tuý và tự sát đã cho tôi thấy rằng dán cho các em nhãn hiệu đó là điều vô nghĩa . Hoạ chăng chỉ có những em phạm pháp với chữ F lớn… trong trí tưởng tượng của chúng ta . Nếu chúng ta muốn phác hoạ những nét đặc trưng hoặc chân dung điển hình của em thiếu niên phạm pháp, bởi các em sẽ tìm cách vạch ra con đường riêng của các em để thoát khỏi những mâu thuẫn không thể chấp nhận được cuộc đời đang mở ra trước mặt các em .
Không bao giờ tôi có ý nghĩa muốn bàn về tất cả các khía cạnh của vấn đề thiếu niên phạm pháp . Một , hoặc có thể nhiều tác phẩm cũng không đủ sức làm việc này . Xin mời các độc giả xem sách báo đang lan tràn về đề tài này .
Tôi chỉ muốn nêu rõ một vài khía cạnh nổi bật trong số những nét có ý nghĩa nhất của ba hiện tường dễ thấy nhất của vấn đề tuổi trẻ lạc đường, đó là vấn đề thiếu niên phạm pháp , xì ke ma tuý và tự tử, sau đó sẽ nghiên cứu những câu trả lời của phương pháp giáo dục mà tôi coi là thích hợp nhất .
Quả vậy , nói đến ‘ đường lối Kitô giáo của giáo dục’ tất nhiên phải là ‘ưu tiên lưu ý’đên những thiếu niên gặp khó khăn to lớn hơn . Thiếu mối ưu tiên này , tất cả các lời lẽ Kitô giáo sẽ trống rỗng .
THIẾU NIÊN PHẠM PHÁP
Nên nhắc lại rằng chúng ta phải coi chừng tính từ ‘phạm pháp’, vì nó có thể biến thành một nhãn hiệu . Mà chúng ta biết không có kẻ phạm pháp bẩm sinh . Thiếu niên phạm pháp là một em như các em khác , nhưng ở một quãng nào đó của đời mình , đã phạm một trọng tội và bị đưa ra toà . Nhưng làm sao sự kiện phạm một trọng tội và để bị bắt , lại có thể làm cho thiếu niên bị gọi là phạm pháp , sự phạm pháp chỉ chỉ là một tai nạn xảy ra ,chứ không phải là một nhãn hiệu không thể xoá, được gián cho em thiếu niên .
+ Những nhân tố của phạm pháp
Có ba loại nhân tố của sự một thiếu niên rơi vào cảnh phạm pháp : trước hết là nhân cách thiếu niên ; rồi môi trường sống, tức khung cảnh xã hội và gia đình của em ; Sau cùng là hoàn cảnh em đã gặp, và đây chính là ngòi nổ . Nếu không lưu ý đến ba yếu tố này người ta sẽ rất có thể đi tới những đơn giản hoá theo tư tưởng . Một số người khẳng định rằng môi trường là căn nguyên moi sự . thế tại sao trong nhiều gia đình, với những điều kiện sinh sống như nhau, lại chỉ có một em phạm pháp, còn các em khác lại không . Một số người khác lại đưa ra một sự giải thích hoàn toàn tâm lý, đổ tội cho một số nét của nhân cách em thiếu niên . Thật ra đây chỉ là một phương diện của vấn đề, cho nên nếu bám víu vào đó, sẽ có nguy cơ rơi vào những luận đề, giả khoa học, coi nguyên nhân phạm pháp là các nhiễm thể của em thiếu niên . Sau này có những người chỉ nêu lên những hoàn cảnh sống của em thiếu niên (như ăn không ngồi rồi, thất nghiệp), thật ra khủng hoảng kinh tế là một yếu tố gia trọng, nhưng phạm pháp vẫn thấy ở tất cả mọi thời đại, cả những thời kỳ kinh tế hưng thịnh .
Sự thật thì, ngày nay, trong một nước như nước Pháp sự gia tăng em phạm pháp đã làm người ta phải lo âu (vì trong 20 năm, con số thiếu niên phạm pháp đã tăng lên gần bốn lần).
+ Ý nghĩa của hành vi tội ác
Nên nhớ rằng 80 % các hành vi tội ác là những hành vi trộm cắp (đánh cắp và mượn xe cộ, ăn cắp vặt trong các tiệm buôn, ăn trộm tại các tư gia) và phá hoại tài sản (do tính tình phá phách) . những hành vi xâm phạm đến con người thì ít hơn nhiều (khoảng 8 % ) hành vi tội ác được các thiếu niên phạm pháp ưa thích nhất có thể là những vụ trộm vô danh .
Các hành vi tội ác này không luôn có một ý nghĩa duy nhất. Có thể là ăn cắp thứ thường dùng (như thức ăn , áo quần), nhưng loại ăn cắp này rất được sách vở thế kỷ XIX tông hồng, nhưng nay lại ít xảy ra hơn là ăn trộm những đồ vật các em thèm ước, bởi vì đã được xã hội đề cao là biệt hiệu của lối sống sang trọng, hoặc là ăn trộm xe cộ, từ chiếc xe gắn máy đến chiếc môtô và xe hơi . nhiều khi đấy chỉ là mưỡn đỡ, vì sau khi xài, chiếc xe sẽ bị bỏ ở một nơi nào đó (trong tình trạng đáng buồn) trong các xã hội phương tây . những vụ trộm cắp hay xảy ra …)
Trong loại hành động phạm pháp này, sự chiếm lấy đồ vật ăn trộm không còn là động lực chủ yếu nữa . Rất mau chóng, phạm pháp đã trở thành một trò chơi và chính đây là giá trị mà các em tìm kiếm : ăn trộm phải làm sao để thoát thân, không bị bắt . và cũng như trong mọi cuộc chơi, luôn có đủ những yếu tố như tình cờ may rủi, và khả năng thích ứng với những tình hình bất ngờ .
+ Trò chơi phạm pháp
Trò chơi này mau chóng trở thành mê, không thoát được nữa : những sự ăn thua này ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nếu tiếng nói của luật pháp đã không có hiệu quả thì em thiếu niên ra tay hành động lần đầu, thì có nguy cơ em sẽ mau chóng đi vào con đường tái phạm (và người ta thấy nơi các em này, lời răn đe của cha mẹ không giúp các em chấp nhận luật pháp ) .
Và điều này không đúng khi vai trò của băng nhóm tỏ ra rất quan trọng trong việc vi phạm điều cấm .Băng nhóm của mấy em không giống mấy băng nhóm của những tay anh chị có tổ chức rất chặt chẽ vào những năm sáu mươi, nhưng là môi trường duy nhất các em thấy mình được thâu nhận và yêu thương, sau những tình cảnh thất bại và thiếu thông cảm . Để được nhận vào nhóm, các em phải chứng minh với bạn bè . Cho nên sự phạm pháp ban đầu có cái gì giống như một sự gia nhập đảng . Sau đó, để được nhóm đề cao, các em phải làm tới thêm mãi .
Cái trò chơi phạm pháp này , giữ một sự thèm khát tự do mãnh liệt và những nguy cơ luôn bị bắt , là một trong muôn vàn hình thức của trò chơi giữa sự sống và sự chết . điều này nhiều khi nổi bật trong thái độ tự sát của những em ăn trộm xe hơi, phóng nhanh hết tốc lực như để giỡn với tử thần
THIẾU NIÊN NGHIỀN MA TÚY
Trò chơi giữa sống và chết cũng là nét đặc trưng của kinh nghiệm nghiện ma tuý , và cũng bởi vậy rất khó tiếp cận với các em loại này . ‘Ma tuý gây sợ hãi , và thái độ coi thường cái chết , coi thường điên khùng , làm thái độ chúng ta bị lung lay cả nơi những niềm tin chắc chắn nhất của mình’. Chúng ta thấy mình bất lực không cách nào tiếp thông với các em .
+ Khó tiếp xúc với các em nghiền ma tuý
Chúng ta hãy nghe nhà giáo nổi tiếng Iean Bothorel kể lại sự khám phá ra chuyện hút sách của con trai mình .
‘Buổi sáng tháng 11 năm 1982 đó, bỗng nhiên tôi ý thức rằng Alexandre, đứa con trai 17 tuổt của tôi đã nghiền ma tuý . Nó đã chiếm phòmg của chị giúp việc. Khi tôi bước vào phòng, tôi thấy nó nằm lăn trên giường, vẻ khoái trá . Ba thằng bạn của nó cũng nằm bên cạnh nó, trong vẽ đờ đấn như nó . thật là một cảnh tượng ghê gớm, mà cũng tầm thường. Y như một cảnh trong phim . Tôi la mắng ầm ĩ, vừa phỉ nhổ vừa ngăm đe . Và tôi đã đít mấy đứa đuổi ra khỏi phòng, trừ thằng con tôi . Tôi nhìn nó, cố giữ để đừng khóc . Nó thì lại cười và bảo tôi : ‘Ba không thể hiểu … ba không thể hiểu’ . Dưới đất nào là những cây đèn cầy, nào là chiếc muỗm đen ngòm với cái cán bị bẻ cong, những lọ gạt tàn thuốc lá đầy nhóc những mẫu thuốc lá, những chai rượu mạnh chỉ còn vỏ không . Chỉ còn thiếu chiếc ống chích mà chúng gọi là ‘cái ống bơm’.
Dàn nhạc âm thanh nổi đã được bật lên : chiếc kim bạch kim đang xoay vòng, nhưng không có đĩa hát . Thật là một sự vô trật tự dơ bẩn : mùi xú khí của mồ hôi và tàn thuốc nguội’ .
‘Tôi lại đi xuống chỗ nó. Từ đáy lòng tôi biết tôi sẽ từ chối không chấp nhận sự thử thách đang diễn ra trước mắt, vàtôi muốn đẩy lui hết sức xa cái phút phải nghe nó giải thích, nghĩa là phải đối thoại với con tôi’ .
‘Tôi từ chối như thế vì mang mác sợ cái gì đâu . Nhưng đúng ra là tôi cảm thấy mình hoàn toàn bất lực’ .
‘Tôi có thể quen thấy cảnh say rượu, với những nghi thức của cảnh này, sự điên khùng và khờ khạo của nó, còn như cái thế giới của ma tuý thì tôi không hề biết . Tôi cũng không thể nổi nóng để trút cơn điên của tôi lên đầu nó . Để nói với thằng nhỏ mười bảy tuổi của tôi rằng tôi hết sức ngán cái trò nó bày ra đó, tất cả những chuyện đổi bại của nó . Mấy năm trước, tôi đã có những trận nổi sùng như thế ? Mà có ích lợi gì đâu ? Bây giờ thì phải đối thoại với con tôi . Tôi không sao nói nên lời . Miệng tôi khô cứng . Tôi cứ loanh quanh mãi mà không bắt đầu được . Từ ‘ma tuý’ đã trở thành một cấm kỵ đối với tôi, cũng như từ ‘trai gái’ đã là một cấm kỵ đối với cha mẹ tôi’
+ Phải trình bày nhẹ nhàng
Nhất định người ta sợ ma tuý , và sự sợ hãi có thể khiến người ta có những lời lẽ tuyệt đối ,thiếu tế nhị, nếu người ta không lưu tâm . Chẳng hạn có người nói ‘không nên phân biệt thế nào làma tuýmạnh, thế nào là ma tuý nhẹ’. Tất nhiên nếu người ta muốn nói rằng không có ma tuý nào ít nguy hiểm , mọi sản phẩm đều nguy hiểm , thì tôi rất đồng ý với câu nói. Nhưng tất nhiên có những cấp độkhác nhau. Quên điều này để rồi coi các thứ ma tuý đều như nhau, sẽ là gieo rắc sự lẫn lộn Francis Curtet đã viết cách mỉa mai rằng : ‘Coi xì ke ngang hàng với bạch phiến là sai lầm, cũng như đồng hoá xe hai bánh của con nít chơi với công thức số một’. Thật là sai lầm nếu người ta cho là nghiềän ma tuý những người thỉnh thoảng có hít xì ke , vì chất này không có gây ra nghiền , trong khi nghiền ma tuý là sự lệ thuộc thể lý và tâm lý của người ta đối với một sản phẩm. Theo nghĩa này thì nghiền rượu đúng là nghiền ma túy ,vì rượu được xếp vào loại ma tuý mạnh và gây nên một sự lệ thuộc thể lý . Một điều lạ , là ở nước Pháp, nạn rượu chè là căn cớ của 50 % những vụ phải đưa vào các viện dưỡng trí, và là thủ phạm đứng thứ ba về tử vong (mỗi năm có tới 700.000 người chết vì rượu ), thế mà vấn đề nghiện rượu được coi là không trầm trọng bằng vấn đề nghiền ma tuý (chỉ có 172 nghiền ma tuý chết vì dùng quá liều lượng 1985 : những người chết này, trong 70 % các trường hợp, vào lứa tuổi trên 26 tuổi và 75 % các trường hợp là do dùng bạch phiến, và 15 % là có dùng thêm các loại khác).
Người ta ít sợ rượu hơn là sợ ma tuý, có lẽ vì việc quán lý rượu dễ hơn quán lý ma tuý . Về rượu, có thể phân biệt giữa những người thích rượu (thỉnh thoảng uống chút ít rượu ngon) và những người nghiện rượu (uống đều đều, uống bất cứ rượu tốt , xấu) . Còn như về ma tuý thì tại Pháp cũng có phong trào muốn phân biệt thanh hai loại, những người thích ma tuý (thỉng thoảng có dùng ma tuý), và những người ma tuý, nhưng tôi thấy sự phân biệt này rất nham hiểm, vì người ta cho rằng có thể quản ‘lý’ mức độ dùng ma tuý : tôi nghĩ rằng . Việc này quá khó khăn, thậm chí không thể được hiện được, nhất là đối với các thiếu niên, bởi vì chúng nghiền ma tuý rất mau lẹ trở thành tập quán của cơ thể, và nhân đó những người nghiền cảm thấy bó buộc phải gia tăng liều lượng. Chỉ sau ít lâu, lâu chóng tuỳ tính nguy hiểm của sản phẩm, người nghiền ma tuý sẽ hoàn toàn lệ thuộc về thể lý và tâm lý, không thể bó chất ma tuý mình tiêu thụ nữa . Sự tuyệt đối cần thiết phải là liều lượng đó mỗi ngày sẽ đẩy họ vào con đường phạm pháp (để kiểm ra tiền) hoặc muốn bán ma tuý (họ trở thành những tay cung cấp) .
+ Những sản phẩm
Tôi sẽ không nói nhiều về các sản phẩm này và hiệu quả của chúng, đã có nhiều thư mục nói nhiều về vấn đề này . Có nhiều cách xếp loại các thứ ma tuý, hoặc xếp theo tính cách hợp pháp hay không hợp pháp, hoặc xếp theo hiệu quả của chúng (làm cho sáng khoái, kích thíchm làm cho say, sinh ra oả giác). Tôi nghĩ cách xếp loại tốt nhất là xếp theo mức độ nguy hiểm gia tăng của chúng, phân chia làm hai loại lớn, các thứ ma tuý nhẹ (như thuốc hút và cần sa) , và các thứ ma tuý nguy hiểm hơn (sinh ra ảo giác và có hình thức dễ bay) cũng gọi là các thứ ma tuý mạnh (rượu, cocain, các sản phẩm của a- phiến) .
Trái với dư luận được phổ biến, theo đó thì hát – sít là con đường chính dẫn tới các thứ ma tuý mạnh, hay cuộc nghiên cứu của viện INSERM (viện quốc gia của y tế và nghiên cứu y học) cho thấy rằng hút thuốc, rượu và các thuốc an thần, dùng riêng tưngg thứ, hoặc dùng chung với nhau, thường dấn tới chỗ nghiền ma tuý. Những kết quả của cuộc nghiên cứu nhấn mạnh rằng những thiếu niên tiêu thụ nhiều những thứ ma tuý hợp pháp sẽ là những thành phần lớn trong số những người xài các loại ma tuý bất hợp pháp, và những người tìm sự say sưa . 8% những người đã say từ 10 lần trở lên, sẽ có thể thử xài ma tuý, và có sự tiến dần từng chặng với sự nhảy vọt sau lần say đầu tiên (từ 8 đến 28%) .
+ Tại sao nghiền ma tuý ?
Nếu tôi không mất giờ để mô tả các sản phẩm ma tuý, là bởi vì chúng không phải là chỗ ăn thua chính của câu hỏi đã được đặt ra : ‘Tại sao các em xài ma tuý?’
Ở đây cũng thế, chúng ta hãy coi chừng những câu trả lời đơn giản như ‘ đó là những đứa cung cấp’ hoặc ‘đó là lỗi cha mẹ’ . Chúng ta hãy nhớ công thức được coi là thời danh của bác sĩ Olievnstein ‘ nghiền ma tuý là sự gặp gỡ một sản phẩm, một con người và một thời điểm văn hoá’ . Đây là một sự kiện xã hội, kèm thêm một thảm kịch của cá nhân, bén rễ sâu vào một thời gian rất bất định vì bị lôi kéo, vì bị tủi thân, vì cần có bầu bạn là tuổi thiếu niên : tất cả những sự kiện này xảy ra trong lịch sử đôi khi đau khổ vàhỗn mang, đôi khi rất tầm thường của một gia đình : nghiền ma tuý là do tất cả những cái đó . Người ta không biết nên bắt đầu từ đâu để gở mối bòng bong .
Cho rằng người ta xài ma tuý trước hết là vì tò mò, vì bầu bạn ép tình, vì tìm thú vui, vẫn không phải là giải thích thoả đáng, bởi vì con người ta ai cũng tò mò, tại sao chỉ một số nhỏ sa vào đó, và kinh nghiệm đầu tiên về ma tuý, đâu có thú vị gì (ói mữa, khó chịu, lo âu) . ‘ Phải công nhận rằng ma tuý không chỉ có triệu chứng của nhiều nguyên nhân phiếm diện, nhưng sự phạm pháp nhiều lần . Những động lực phức tạp này thực ra gồm có tính tò mò, sự ép nài của bầu bạn, sự đi tìm thú vui, nhưng cũng gồm sự sống theo ‘mốt’ , đi tìm những giá trị tinh thần mới, một quan hệ mới đối với thời gian và không gian, tình trạng thất nghiệp, sức ép của những bức bách xã hội và nghề nghiệp, hoặc những khó khăn trong việc thiết lập những tương quan thân ái và hoà hợp với tha nhân.
Những người nghiền ma tuý rất đau khổ vì khó tiếp thông với người khác, và thường nhờ ma tuý để làm nhẹ nỗi khổ tâm này .
Nguyên nhân chủ yếu của sự nghiền này vẫn là nỗi ưu phiền sâu xa, nỗi chán chường vì không thấy tình thương và khó hội nhập : đó là nỗi niềm đã đấy các em nghiền ma tuý đến chỗ chạm trán với tử thần để thấy rằng mình sống .
THIẾU NIÊN TỰ TỬ
Điểm chung giữa những thiếu niên tự tử và những thiếu niên xì ke ma tuý, là không chấp nhận cuộc sống như người ta đang sống . Ngoài ra, mọi cái đều có vẻ khác biệt . Đối với em nghiền ma tuý, khi các em lồng lộn thèm khát sống, thì các em ưa thích những hang âm u của thế giới tưởng tượng, hơn là cuộc đời thực tế . Còn các em tự tử thì khước từ bất cứ hình thức nào của cuộc sống . Tuy nhiên, đằng sau sự muốn chết đó, thường vẫn tàng ẩn một sự thèm khát sống điên cuồng .
+ Ước ao chết và ước ao sống, trong sự tự tử của một em thiếu niên .
Từ nguồn gốc vụ tự tử của một em thiếu niên hầu như bao giờ cũng là một tình trạng chán nản, ít nhiều có biểu lộ ra ngoài, và thường đi đôi với một vấn đề khó khăn trong gia đình. Tình trạng chán nản này có thể được nhận thấy qua nhiều dấu hiệu bên ngoài : buồn bã, lừ đừ, đương sự tự chán ghét mình, khó và ít ngủ, biếng ăn hoặc trái lại ăn rất nhiều .
Em thiếu niên tự cảm thấy bất lực không làm chủ được tình hình, và tin chắc rằng mình không làm sao thoát khỏi tình trạng đó, nên em đâm ra chán nản và buồn bã hết sức : khi đó cái chết được coi là giải pháp cuối cùng, để em có thể thoát khỏi mọi tình trạng hết thể chịu nổi . ‘ Cái chết được ước ao như là hậu quả của sự thất bại của tất cả mọi toan tính để giải quyết tình hình’.
Mục đích của hành vi tự tử thường khi lại là muốn thay đổi cuộc sống hơn là chấm dứt cuộc đời . Thái độ tự sát có giá trị như một sự tiếp thông không nói nên lời, bởi vì nó nhằm làm biển đổi thái độ của những người sống chung quanh. Thường khi tự sát là một hành vi tuyệt vọng nhắm lập lại sự tiếp thông .
Để nói lên sự thất bại của tất cả mọi phương thế trong việc đối phó với tình hình, cử chỉ tự sát được coi là cố gắng sau cùng và tuyệt vọng nhằm làm thay đổi cơ sự, nhất là nhắm ánh hướng đến cách xứ sự trong gia đình qua hành vi làm mình làm mấy của em . Tuy nhiên, nhận ra khía cạnh này, chỉ nên hành động rất thận trọng theo hướng này, bởi vì hành động tự tử của em thiếu niên vẫn trước hết là cảm nghĩ của em thấy mình bất lực một cách thảm hại trước một tình hình đang đè bẹp em .
+ Sự rộng lớn của vấn đề này trong các xã hội thời mới.
Đây là một thực tại ít người để ý, bởi vì thường thường bà con các em tìm cách che dấu các vụ đó, vì tội ác nghe sợ quá . Vấn đề thiếu niên tự tử đang trở thành rất đáng ngại trong các xã hội của chúng ta . Tại Pháp mỗi năm có chừng 1000 thanh niên dưới 25 tuổi đã tự tử (trong số này 3 /4 là nam ) .
Trái lại những toan tính tự tử nơi các thiếu nữ lại gấp ba lần nhiều hơn . Dù có vẻ thế nào đi nữa, thì một toan tính tự tử không được coi thường, và dù không thuộc loại tâm bệnh trầm trọng thì sự toan tự sát cũng luôn luôn là một lời kêu cứu . Giáo sư Victor Courtecuisse , chuyển về khoa nhi tại bệnh viện Kremlin –Bicêtre và phụ trách một vụ y khoa lo cho thiếu niên , nơi đây một trong ba vụ nhập viện là do toan tính tự tử , đã cảnh giác các người lớn như sau : ‘Em thiếu niên vừa toan tự tử chỉ mong một điều , là chúng ta hãy săn sóc em . Và phải làm như thế , dù em nói là không muốn’.
MỘT THỨ NGÔN NGỮ BẰNG HÀNH VI
Tôi không bao giờ có ý nghĩ gồm chung lại ba thứ hành động lạc đường này của thanh thiếu niên , bởi vì , cũng như tất cả những ai đã tiếp xúc nhiều với các em , tôi thấy rõ nhân cách của một thiếu niên phạm pháp , một thiếu niên nghiền ma tuý hoặc tự tử khác nào , chừng nào về nhiều phương diện . Và cuộc nghiên cứu ngắn ngủi mà chúng tôi vừa thực hiện đây, cũng đủ làm nổi bật lên những nét khác nhau của ba thứ thái độ .
Tuy nhiên, tôi không ưa cái ‘ mốt’ chuyên môn hoá, bởi vì :
+ Sẽ có nguy cơ biến một vấn đề thành một thứ đề tài ‘tự nó’ , ‘một huyền thoại’ . Chung ta nên nhớ mấy lời của Olievertein : Việc xài ma tuý và nhất là viêc bàn luận về ma tuý ngày nay đã trở thành một huyền thoại thật sự . Và vấn đề đầu tiên chúng ta phải tự hỏi mình, trong khi bao nhiêu vấn đề lớn lao và quan trọng hơn nhiều về bất công và chết chóc đang tràn ngập thế giới
+ Sẽ có nguy cơ biến người góp ý thành nhà chuyên môn, vì theo họ, chỉ những nhà chuyên môn mới nắm được trí thức, nhân đó chỉ những nhà tâm bệnh học, theo chuyên môn của mỗi vị, mới đủ tư cách để bàn về vấn đề .
+ Sẽ có nguy cơ tạo lập nên những cấu trúc bên lề, gồm những thiếu niên có những triệu chứng như nhau, y như thể hễ có bầu bạn phạm pháp, thì sẽ dễ cho việc giáo dục các em phạm pháp, hễ có bầu bạn nghiền ma tuý thì dễ giáo dục các em nghiền, hễ có bầu bạn toan tự tử thì dễ giáo dục các em toan tính tự tử .
Phần tôi qua những năm làm công việc giáo dục chuyên môn, tôi đã gặp những thiếu niên bị những nhà chuyên môn liệt vào các loại phạm pháp , nghiền ma tuý và tự tử , tôi nghĩ có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát về ba loại này , mặc dầu hành động của tôi không phải là không có nguy cơ nhưng tất nhiên chúng ta phải nhấn mạnh về sự khác biệt giữa ba loại : chúng ta phải thử tìm làm nổi bật lên cái gì chung cho cả ba loại , và tôi nghĩ đó là thái độ người thiếu niên ngoảnh mặt với thực tại của cái thế giới mà em thấy trước mắt em .
Vào lúc mà cuộc tranh luận đang diễn ra giữa một bên là những người coi những ai nghiền ma tuý là những người phạm pháp cần phải trừng trị , và bên kia là những người coi họ chỉ là những người toan tự tử , cần được chăm sóc , tôi thấy đưa ra một cái nhìn tổng hợp như thể không phải là việc vô ích hoặc không hợp thời .
Ngoài những khác biệt rõ ràng về bản chất , ba thái độ đó, mà tôi gọi là ‘ thái độ chạy trốn’ theo nghĩa các em thiếu niên chạy trốn , ngoảnh lưng lại cái thực tại thế giới mà các em nhận thấy [ tất nhiên, đây chúng ta không bàn đến sự phạm pháp cơ hội , hoặc vụ lợi(xem đoạn 1) , cũng không nói đến những người khó có dịp thì hút một điếu ‘có đệm’ , nhưng chúng ta đề cập đến tái phạm nhiều lần , tình trạng nghiền ma tuý và sự bị cám dỗ tự tử của các thiếu niên ] ,ba thái độ chạy trốn này có chung với nhau những nét nổi bật nhất sau đây :
+ Tính cách tái đi tái lại , cùng với nguy cơ luôn luôn gia trọng , nếu các em không được một nền giáo dục chăm lo cách hữu hiệu .
+ Tính cách chạy trốn , không muốn chạm trán với thực tại ; các em có những nhận xét rất sai lầm về thực tại.
+ Tính cách thường xuyên tìm cách vi phạm luật pháp. tính cách này làđiển hình của cách đặt vấn đề của mấy em , ‘thích / không thích’, ‘thích … thì tôi làm’ và thái độ ‘nghĩ là làm ngay’của mấy em , y như thế không có hàng rào luân lý nào ngăn cản các em làm điều xấu mà các em thích.
+Tính cách trò chơi giữa sống và chết , sự sống và sự chết đuổi bắt nhau, trong một nhu cầu cuồng loạn muốn sống khác đi .
Theo nghĩa này , những thái độ như thế của các em phải được coi như là một thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ không hợp thành bằng những lời nói (cũng nên ghi nhận rằng nơi các em thuộc các loại này , thường có sự khó bày tỏ về nỗi chán chường của các em ) , nhưng bằng các hành động đôi khi có tầm vóc hậu quả bi đát :các em dùng các hành vi này để bày tỏ sự ước ao muốn sống một cách khác . Thoạt tiên chỉ có sự ưu phiền , hoặc buồn bã , rầu rĩ , chán nản vì thấy không có lối thoát . Rồi , một cách nghịch lý , chính sự rộng lớn của chính những tâm tình đó làm cho các em không còn khả năng để bày tỏnhững nổi niềm. Các em không muốn nói ra, vì phải nói dài lắm , khó lắm và đau lòng lắm …chính vì không muốn nói , mà lại muốn giải thoát mình khỏi cái buồn bực ám ảnh đó, cho nên em thiếu niên mới phá phách thế giới bên ngoài (phạm pháp) hoặc phá phách bản thân cách trực tiếp , hay là cách gián tiếp (xài ma túy)
Vì không tìm ra được lời nào để giải bày , cũng không gặp được ai có khả năng hiểu được ước vọng muốn sống cách khác , cho nên các em đã ra tay hành động …Chúng ta sẽ có khả năng tìm hiểu các em không ?
ĐÂU LÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA GIÁO DỤC
Dầu gây phiền hà và rắc rối đến đâu , những câu hỏi bằng hành động của các em qua các tình trạng phạm pháp , nghiền ma tuý và toan tính tự tử , cũng phải được nhà giáo dục lắng nghe.
Và muốn tỏ ra hữu hiệu, hành vi giáo dục phải nghĩ đến việc trả lời . Nhà giáo dục phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu các mật mã của thứ ngôn ngữ bằng cử chỉ của mấy em, nếu muốn tìm ra được những câu trả lời thích đáng .
Nếu phải nói lên những nét đặc trưng của mối quan hệ giáo dục được coi là thích ứng nhất với các thiếu niên loại này, tôi xin nói tóm tắt là phải có những đặc tính như nhau .
+ Phải có một mối thiện cảm thực sự và được tỏ bày . Nhà giáo dục phải thông cảm sự đau khổ của em thiếu niên đó là nghĩa gốc của từ ‘thiện cảm’ (Sympathie) . Đây không chỉ là thứ khoan dung lạnh lùng cổ điển của môn đồ nhà tâm lý học Rogers . Trái lại đây là một niềm thông cảm đầy tình thương , được bày tỏ với các em .
+ Phải cương nghị, nhưng không nghiêm khắc . Những thái độ chạy trốn, vànghĩ là làm, của các em, là những triệu chứng của mối quan hệ xấu của các em đối với luật pháp . Và tôi nghĩ những em có thói quen ‘thích là làm’ , ‘nghĩ là làm’ như thế, cần phải chạm trán với những người lớn không chịu thua các áp lực và lối xoay đảo của mấy em . Các em cần phải đụng đầu với những người lớn không sợ các em, dám đối nghịch với các em và nói ‘không’ để bắt các em tuân theo luật pháp .
+ Phải sẵn sàng trong lâu dài . Bất cứ hành động giáo dục nào đối với các thiếu niên cũng diễn ra trong dài hạn . Không thể nào có được những kết quả ngay trước mắt, và nhà giáo dục phải có khả năng đón nhận những thất vọng và thất bại . Và trong những lúc mà thất bại xảy đến một cách tàn bạo, vô phương cứu chữa, nhất là vào những lúc mà cứ nhìn vào em thiếu niên, chúng ta đâu có ngờ thất bại lại xảy đến : những lúc đó chúng ta rất cần phải có một liều lượng suy nghĩ khá lớn để thắng vượt tình cảm tội lỗi của mình ( ‘ Nếu như tôi ở lại với em ấy thêm một giờ đồng hồ, nếu tôi tim ra câu nói đích đáng, có lẽ đã không xảy ra điều đau khổ này !!! ) , và để nhận rằng trong vấn đề này chúng ta không thể làm gì nhiều lắm … Và điều xảy ra càng đau xót hơn, nếu thất bại đó lại là sự chết của em thiếu niên . Nếu đôi khi chúng ta có thể đẩy lùi cái chết, nhưng không ai có thể ngăn cản cái chết của một người đã quyết tâm muốn chết . Đó là một bai học nghiên khắc về khiêm tốn . Tuy nhiên , như Francis Curtet đã nói, ‘ chỉ khi nào từ bỏ cái ước vọng toàn năng của mình, và chấp nhận rằng mình cũng tầm thường và có thể sai lầm, chúng ta mới thật sự đát được tính chất nhà trị liệu của chúng ta’ (10)
Nhà giáo dục phải chấp nhận giới hạn của hành động mình . Và mặc cho những gì xảy đến, ông ta phải tiếp tục tỏ ra sẵn sàng đối với các em mình chăm sóc . Bởi vì thường khi những lúc ông ta không ngờ thì chính là những lúc các em cần đến ông ta hơn hết .
+ Phải kiểm soát quan hệ tình cảm – chúng ta phải luôn luôn kiểm soát lại quan hệ của ta trong khi giúp đỡ em thiếu niên lạc đường, nếu chúng ta muốn tránh sự mất vững tay trong việc điều hành quan hệ tình cảm, một điều sẽ gây nên những hiệu quả tai hại .
Đây là một công tác khó khăn, bởi vì nhiều khi các em thiếu niên này làm ta mủi lòng, bàng hoàng và đôi khi làm ta quyến luyến . Người ta dễ thương các em, và đó là một cạm bẫy, bởi vì là có nguy cơ mấy em muốn tạo nên một quan hệ lệ thuộc đối với nhà giáo dục của các em, theo kiểu ‘đòi làm tất cả … làm ngay lập tức’ . Nếu ta không cảnh giác, sự đòi hỏi của mấy em sẽ trở thành độc đoán độc tài, quá trớn, và nhà giáo dục sẽ thấy mình bị cho các em gán cho cái khả năng ma thuật, có thể làm tất cả mọi sự .
Đúng thế, chúng ta bị cảm dỗ mạnh mẽ để dành tất cả mọi sự cho các em thiếu niên mà chúng ta có cảm tưởng là sẽ sớm chết nếu ta buông tay không lo cho các em nữa, dù chỉ trong một lúc . Tuy nhiên để các em chiếm đoát lấy chúng ta như thế không phải là một cách giải quyết . Chúng ta sẽ đánh mất cuộc sống của mình, tính trung thực của mình và như thế là đánh mất sự hữu hiệu của mình ( … ) Để làm chủ mối quan hệ với các em, chúng ta cần phải có một tính tình mạnh mẽ trên mức thường, và tốt nhất là nên nhờ một người thứ ba để họ dùng các lời khuyên mà giúp giữ mối quan hệ này cho đúng, và họ sẽ như là chiếc lan can giữ cho khỏi té, Trừ khi một kinh nghiệm lâu dài đã có thể cho người ta đủ khôn ngoan và vững tay để biết đến đâu là đi quá xa.
Đọc qua mấy lời khuyên này, người ta có thể thấy rằng những thái độ giáo dục toát ra từ nội dung những chương trên đây có thể làm thành một câu trả lời tuyệt hảo cho những vấn đề do tình hình thiếu niên phạm pháp đắt ra .
Những nền giáo dục này chỉ có thể được thực hiện cách đứng đắn do một nhóm các nhà giáo dục . Tổ chức nhóm sẽ bảo đảm cho các thành viên tránh được những nguy cơ của quan hệ tình cảm với các em thiếu niên, những nguy cơ có thể xảy ra khi nhà giáo dục hành động cách đơn độc .
‘Chúa sai họ đi tứng nhóm hai người, để dọn đường cho Ngài . Ngài bảo họ : Này Thầy sai anh em đi (Mc 10,1 ) như những con chiên ở giữa những chó sói’ (Mt 10,16)
‘Ai trong anh em có một trăm con cừu và nếu lạc mất một con, thì lại chẳng để chín mươi chín con đó, để đi tìm con cừu lạc, cho tới khi tìm thấy nó sao ?’ (Lc 18,4 )
Jean Bothorel, ‘Toi mon fils’(Ôi con tôi ) tr 7,8 (12), NXB Grasset 1986
Francis Curtet, Sđd tr.13 ‘ L’association Alcool. Droque chez des jéunes Scolarisés et des toxicmanes’ , của tác giả Francois Facy và Marie Choquet, đăng trong ‘Psychologie Médcale’ số tháng 11 – 1986 .
Francis Courtet, Sđd tr . 54 .
Claude Olivestein, Giám đốc trung tâm Masmoutant lo chữa các người nghiền ma tuý, ‘Ecrits sur la Toxico – manie’, NXB đại học (tháng 3 – 1973) .
Francis Curtet, Sđd tr . 76 –77