Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Elisabeth Nguyễn
Bài Viết Của
Elisabeth Nguyễn
MỘT NĂM ĐÃ QUA - 2021
ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
Một buổi tối ấm áp của Chúa Giêsu
Đức Cậy
CHÚA CHĂM SÓC CHÚNG TA
Xây Nhà Trên Đá
CẢM TẠ TÌNH YÊU CHÚA
VÂNG LỜI
CON CÓ THỂ UỐNG CHÉN NÀY???
Hồn Thánh Thể quyện vào cuộc sống
Cuộc đời
Hiệp Nhất
Giao ước hôn nhân của tôi qua dòng thời gian
BÌNH AN CỦA CHÚA
Augustino – Một cuộc trở về kỳ diệu
Thảo Kính Cha Mẹ
Viếng thăm nghĩa trang
Ngắm nhìn gia đình Chúa Giêsu
Được Thiên Chúa yêu thương
BIẾT ƠN CHÚA THÁNH THẦN
"Mình ơi"
Thỏa Lòng Ước Mong
Con ơi, Thầy là ai đối với con!?
Thiên Chúa, Cha Nhân Lành
SỐNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Nhân cách Kitô hữu
Ngọn lửa tình yêu
Bạn có tuyệt đối tin tưởng vào Chúa Giêsu???
Khiêm nhường
THÁNH THỂ CHÚA KITÔ
Tấm bánh tình yêu
TÁM MỐI PHÚC THẬT (Mt : 5, 1-12)
Thế gian hay Nước Trời?
THỎA LÒNG ƯỚC MONG
Vai trò của giáo dân Công Giáo
Con Người cũng sẽ được giương cao
“Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm”. (Cv 5,29)
MƯỜI LỜI HAY Ý ĐẸP CỦA THÁNH TERESA CALCUTTA
Nước Trời đang ở đây!
RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG (Tham Dự Thánh Lễ Trực Tuyến)
LƯƠNG TÂM

 

Lương tâm là gì? 

Lương tâm là một tiếng nói sâu thẳm trong đáy lòng tất cả mọi con người sống trên mặt đất, giàu nghèo sang hèn, theo tôn giáo nào hay không tôn thờ chi cả, không phân biệt mầu da chủng tộc… Lương tâm là sự ý thức đạo đức, là một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai, thúc giục con người phải làm điều thiện, xa tránh điều ác, mà con người phải vâng phục, đơn thuần là sự phản chiếu những gì cha ông chúng ta đã dạy bảo chúng ta biết cái gì đúng và cái gì sai, sự phản chiếu này dựa trên sự phán đoán của cá nhân qua lý trí hay trực giác.

Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. 

Lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động.

(Wikipedia)

Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo: „… Tiếng nói này không ngừng thúc dục con người hãy yêu mến và thực hiện điều thiện, và xa lánh điều ác. (…). Đó là luật được Thiên Chúa in sâu vào vào lòng con người“. Lương tâm là trung tâm điểm sâu thẳm nhất và bí ẩn nhất của con người, đó là cung thánh nơi con người ở một mình với Thiên Chúa và là nơi con người nghe thấy tiếng của Ngài“ (GLHTCG 1776)

 

Hoạt động của lương tâm

Bất cứ lúc nào chúng ta giữ lời hứa hoặc hoàn thành một nghĩa vụ đạo đức hay luân lý là đều có sự can dự của lương tâm. Qua các thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người, vì vậy cần có đời sống luân lý. Tại sao tôi phải sống tốt? Phải có tình yêu và sự tha thứ, vì thế Kitô hữu phải có kiến thức về Thiên Chúa: Chúa là Tình Yêu. Phải có kiến thức về chính mình: con người thụ tạo ích kỷ kiêu ngạo, song phải đối xử như thế nào để đáp lại tình yêu của Ngài.

Một vài nhà tư tưởng cho rằng lý trí và sức mạnh của lương tâm nằm ở những mệnh lệnh và sự cho phép ngoại tại của Thượng Đế hay của xã hội. Các nhà tư tưởng khác lại cho rằng lương tâm chỉ là vấn đề đức hạnh, lý trí, hoặc sự tự ý thức có tính đạo đức của con người có tính cách cá thể.

Theo Giáo Hội Công Giáo: „Hiện diện nơi tâm hồn con người, lương tâm ra lệnh vào đúng lúc phải thực hiện điều thiện, hoặc tránh xa điều ác. Lương tâm cũng phán đoán về các sự lựa chọn cụ thể của ta, chuẩn y những lựa chọn tốt, và lên án những lựa chọn xấu. Nó chứng tỏ nó có uy quyền của chân lý vì nó lấy sự thiện tối cao làm chuẩn đích, mà con người ta thì bị thu hút bởi sự Thiện và đón nhận những mệnh lệnh của sự Thiện. Khi nghe theo tiếng lương tâm, người khôn ngoan có thể nghe như tiếng Chúa nói với mình“ )GLHTCG 1777)

 

Tiếng lương tâm

Quan điểm tôn giáo xem lương tâm vừa như một tiếng nói thầm kín bên trong vừa như sự hồi đáp đối với những mệnh lệnh thần thánh. „Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng, chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn cao hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự“ (1Ga 3,19-20).

Lương tâm của chúng ta được hướng dẫn nhờ Chúa Thánh Thần mà con người nhận biết được lề luật của Thiên Chúa trong đời sống của mình. Điều cần thiết nhất để lương tâm được trong sạch, „Các trợ tá phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không say sưa rượu chè, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn; họ phải bảo toàn mầu nghiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch“ (1Tm 3,8-9). và giữ được ngay thẳng „ hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Kitô thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống“ (1Pr 3,16b). Để lương tâm được tự do hành động, rất cần ngay thẳng, thanh sạch, đó lả một lương tâm đã trưởng thành, đã được tôi luyện trong đời sống nội tâm.

Theo Immanuel Kant, triết gia người Đức ở thế kỷ 18: chính qui luật đạo đức chi phối toàn bộ đời sống đạo đức của chúng ta. Không đòi hỏi phải có qui luật hay sự cho phép ngoại tại nào. Một người giữ lời hứa của mình, tới hết mức mà anh ta có thể làm, bởi vì sự tự ý thức đạo đức trong lương tâm của anh ta ra lệnh cho anh ta làm vậy, để làm tròn một qui luật đạo đức phổ quát. 

Người đạo đức bị thúc ép phải làm vậy, không phải vì sợ hãi hay khiếp đảm trước sự trừng phạt của thượng đế. Anh ta làm vậy chỉ là chu toàn một con người đạo đức, hoàn thành đúng đắn bổn phận của mình, do chính lương tâm mách bảo.

Theo quan điểm của Kant, lương tâm điều khiển cuộc sống cá biệt bên trong nội tâm của mình, những gì mình phải làm tốt cho mình và ngăn cấm mình không được nói dối với chính mình, không được làm phương hại đến bản thân mình và người khác. Chúng ta có nghĩa vụ bên trong nội tâm cũng như bên ngoài cho chính mình và cho người khác.

 

Lương tâm phán đoán sai lầm

Con người có quyền hành động tự do theo lương tâm và như thế những quyết định của họ có tính trách nhiệm về luân lý. Khi con người gặp những tình trạng làm cho sự hiểu biết luân lý khó phán đoán, họ có thể quyết định sai lầm theo lương tâm của họ vì họ không biết đến Thiên Chúa. „Dân ngoại là những người không có Luật Mose; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì luật dạy, thì họ là luật cho chính mình, (…) Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải“ (Rm 2,14-15). Trong trường hợp, người có lương tâm bị lầm lạc, cá nhân họ phải chịu trách nhiệm song nhân phẩm của họ vẫn phải được tôn trọng.

Theo Giáo Hội Công Giáo „Con người luôn phải vâng theo sự phán đoán chắc chắn của lương tâm mình. Nếu con người có ý hành động ngược với sự phán đoán này, nó sẽ tự lên án cho mình. Nhưng điều có thể xảy ra là lương tâm ở trong tình trạng thiếu hiểu biết và nhân đó đưa ra những phán đoán sai lầm về những hành vi sẽ làm hoặc đã làm“ (GLHTCG 1790)

 

Nguyên nhân phán đoán sai lầm

Có rất nhiều nguyên nhân:

1.  Con người sống xa rời Thiên Chúa, xa rời lề luật của Ngài.

2. Con người không chịu tìm hiểu và sống sự thật và sự thiện.

3. Thói quen phạm tội. 

4. Sống nô lệ các đam mê, sắc dục, tiền bạc v.v…

5. Sống thiếu bác ái, thiếu nhân đức

6. Ích kỷ, „cái tôi“ là nhất.

7. Không tôn trọng sự hiện hữu của mọi tạo vật

Để lương tâm phán đoán không sai lầm chúng ta nên sống theo 10 điều răn Đức Chúa Trời và 6 điều răn của Hội Thánh.

Huấn luyện lương tâm

Lương tâm có thể ở trạng thái thiếu hiểu biết và phán đoán sai lầm nên lương tâm cần được huấn luyện. „Một trong những điểm quan trọng trong việc huấn luyện lương tâm là: “Lương tâm phải được rèn luyện và phán đoán luân lý phải được soi sáng. Một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng và chân thật. Lương tâm này sẽ đưa ra những phán quyết theo lý trí, phù hợp với điều kiện đích thực như Đấng sáng tạo đầy khôn ngoan muốn. Việc giáo dục lương tâm rất cần thiết cho những người chịu ảnh hưởng tiêu cực và bị tội lỗi cám dỗ làm theo ý riêng và bỏ những giáo huấn chính thức” (GLCG, 1783).

 Cuộc sống của Kitô hữu là một tiến trình tìm kiếm cuộc sống đời đời, nên cần phải có sự hướng dẫn qua Thánh Kinh và qua lời dạy của Giáo Hội. Giáo dục lương tâm là việc rất cần thiết cho con người từ tấm bé biết sống tốt, sống chân thật, sống nhân đức, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai, biết từ bỏ tính ích kỷ và sự tự mãn v.v… „Một nền giáo dục thận trọng sẽ dạy các em về nhân đức, đề phòng và sửa chữa sự sợ hãi, tính ích kỷ và tính kiêu căng, cũng như đềphòng và sửa chữa những giận hờn về sa phạm và những tình cảm tự mãn, phát sinh từ những lỗi phạm của con người“ (GLHTCG 1784) 

 Để rèn luyện lương tâm, chúng ta cần lãnh hội Lời Chúa trong đức tin, trong kinh nguyện và đem ra thực hành. Phải thường kiểm điểm lương tâm dưới ánh sáng Chúa Thánh Thần và sự trợ giúp của giáo huấn chính thức của Hội Thánh.  “Trong việc huấn luyện lương tâm, các Kitô hữu phải luôn chú trọng đến giáo lý thánh thiện và vững chắc của Giáo hội. Thật vậy, theo ý định của Chúa Kitô, Giáo hội Công giáo là thầy dạy chân lý; nhiệm vụ của Giáo hội Công giáo là bày tỏ và giảng dạy một cách chính quy chân lý là Đức Kitô“. (Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II). 

Lương tâm là trung tâm sâu thẳm nhất và bí mật nhất của con người, là cung thánh, nơi hiện diện một mình mình với Thiên Chúa nên chúng ta phải biết trân trọng và tôi luyện lương tâm mình trong đức tin, dưới ánh sáng Chúa Thánh Thần để có một lương tâm trong sáng xuất phát từ „một trái tim trong sạch, một lương tâm tốt lành và một đức tin không giả dối“ (1Tm 1,5)

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết giữ một lương tâm ngay thẳng và trong sạch đễ  dễ dàng tránh được những quyết định mù quáng và luôn được bình an trong tâm hồn. Amen.

Elisabeth Nguyễn

 

Tác giả: Elisabeth Nguyễn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!