Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
ĐỪNG SỢ

Hôm qua, tôi đưa người chị họ đến thăm người bạn của chị ta. Vì lâu ngày không gặp, nên hai người có nhiều chuyện muốn tâm sự với nhau lâu giờ. Đến chiều người bạn muốn mời chị tôi và tôi ở lại dùng cơm tối với gia đình cho vui, nhưng chị tôi vội vã trả lời: “Tôi tuyệt đối phải có mặt ở nhà vào lúc 5 giờ chiều.” Người bạn hỏi: “Tại sao thế?” “Vì tôi đã nói với con bé Mỹ Huyền tôi như vậy. Nó sẽ nhìn ra cữa sổ. Nếu tôi không về nhà đúng giờ, nó sẽ sợ hãi. Nó sẽ khóc nhiều đến nỗi nó có thể sinh bệnh.” 

Mỹ Huyền có một bà mẹ được huấn luyện chu đáo. Sự sợ thường được dùng để điều khiển bà mẹ. Sự sợ của bé Mỹ Huyền là thật. Cuộc sống của nó thật đáng tội nghiệp bỡi sự sợ sệt đó và bà mẹ dĩ nhiên không muốn gây thêm sự sợ hãi cho nó. Một tình trạng như thế làm thế nào đã phát triển được trong thế giới nầy? 

Tất cả chúng ta đều có cảm xúc. Chúng là chất xúc tác có thể đốt cháy lò lửa hành động. Không có chúng, chúng ta không quyết định được, không có hướng đi. Một cách không ý thức, chúng ta tạo nên những cảm xúc làm tăng cường ý hướng chúng ta. Chúng ta chọn nhiên liệu mà chúng ta muốn dùng để cho chúng ta một lực đẩy cần thiết. Cô bé không bị bệnh sợ hãi. Nó làm chủ sự sợ hãi và muốn dùng nó để điều khiển mẹ nó. Vấn đề là nó tạo điều đó cho chính nó và biến điều đó thành sự thật. Không phải là chuyện giả đò nhưng là rất thật. 

Việc dùng sự sợ hãi như một chiến thuật có thể được khám phá ra bỡi cô bé một cách tình cờ. Một khi cô bé đã nhận thấy rằng có một cái gì lợi ích mà cô có thể gặt hái được trong phương cách đó, dĩ nhiên cô ta sẽ đầu tư vô đó. Bây giờ thì cô bé bị hút cuốn vào trong mạng lưới của hành động riêng cô. Bà mẹ cũng phải chia xẻ trách nhiệm vì chính bà, người bị ấn tượng bỡi sự sợ hãi của cô bé, đã cho cô bé thấy sự thành công của nó trong chiến thuật dùng sự sợ hãi. 

Mọi người chúng ta đều cảm thấy sợ hãi và tất cả chúng ta đều nhận thức rằng chúng ta không thể làm được gì khi chúng ta sợ hãi. Vì thế, dường như sợ hãi là một sự xa xỉ mà chúng ta có thể cung cấp một cách bệnh hoạn. Thật ra, nó cho thấy rằng người ta không sợ vào lúc nguy hiểm của cuộc đời, nhưng chỉ trước hoặc sau đó, khi sự nhận thức và sự tưởng tượng của chúng ta càng đi xa hơn, như cái gì sẽ xảy ra hoặc cái gì đã có thể xảy ra. Nếu một người bị một tai nạn giao thông, họ rất bận rộn để đối phó với tình trạng đang xảy ra. Chỉ sau khi khủng hoảng qua đi, sự sợ hãi mới bắt đầu. Điều đó cho thấy rằng chúng ta không cần sợ để tránh nguy hiểm. Trái lại, sự sợ lại càng làm tăng sự nguy hiểm. Sợ hãi ám chỉ rằng chúng ta không làm chủ được tình thế. Và khi chúng ta sợ, chúng ta không thể làm được gì vì nó làm tê liệt chúng ta. 

Chúng ta phải phân biệt giữa phản ứng của khủng hoảng và sự sợ hãi. Một tiếng động lớn hoặc một sự rơi của một vật gì có thể làm sợ hãi một đứa trẻ. Nhưng đây chỉ là một phản ứng tạm thời ngắn ngủi. Cảm giác sợ sệt như một sự tiếp tục cái kinh nghiệm làm sợ sệt đầu tiên, chỉ phát triển khi cha mẹ cũng trở nên sợ sệt và vì thế ảnh hưởng đến sự sợ hãi tiếp tục của đứa trẻ. 

Một đứa trẻ nhỏ thình lình đối diện với một tình trạng mới mẻ và xa lạ, nó xem ra sợ hãi, và có nhiều chọn lựa đối với nó. Nó có thể ngừng và chờ xem người lớn làm gì, hoặc nó có thể rút lui và chạy trốn. 

Bé Huấn 16 tháng tuổi thấy con chó lần đầu khi mẹ nó đem nó đi thăm bạn bè. Đối diện với một vật biết di động lạ lùng nầy, nó đeo vào cổ mẹ nó. Mọi người lớn chung quanh khích lệ nó: “Nó không cắn đâu. Hãy xem. Nào hãy vuốt ve nó. Nó thích con đó. Đừng sợ!” 

Cậu bé thẩm định tình thế rất nhanh. Không chắc chắn như phải làm gì và phản ứng của người ta đối với sự sợ hãi của nó cho nó một ám chỉ, nó dùng lấy để che lấp sự lẫn lộn của nó và để sự hồi hộp tiếp tục. Và điều đó có thể đã bắt đầu khiến nó xử dụng sự sợ hãi của nó. Giọng điệu và hành vi của hầu hết những người lớn ở trong những trường hợp như thế càng làm tăng thêm sự sợ hãi. Có giọng điệu quá lo lắng, cũng như sự bận rộn trong hành vi của họ. Nó hoàn toàn nhạy cảm để có thể tạo nên một hành động như thế giữa những người lớn bỡi sự sợ hãi. Đây thường chỉ là sự khởi đầu. Sự sợ càng gia tăng càng mang lại những sự bảo đảm được phóng đại nhiều hơn và ngay cả sự chú ý đặc biệt hơn như đứng sửng bất động. Sự miễn cưỡng tự nhiên đã biến thành sợ hãi và sự sợ đã trở thành hữu ích như một phương tiện kích động hành động của người lớn. 

Con trẻ giống như những bức tranh tự nhiên được phơi bày nơi phòng triển lãm. Chúng không có sự tự chế vì chúng không biết những hậu quả của hành động chúng. Dần dần những kinh nghiệm với những hậu quả chắc chắn của một số hành động dẫn những đứa trẻ tới việc phát triển một “chiến tuyến” và cuối cùng là sự khôn ngoan của tuổi trưởng thành. Chúng ta có những ý hướng nhưng không dám làm vì về phương diện xã hội không được chấp nhận. Những đứa trẻ không quan tâm mấy đến vấn đề xã hội có thể chấp nhận và vì thế phản ứng tự do. Cảm giác của chúng lộ trên khuôn mặt. Khi chúng gặp một tình trạng bất ngờ, chúng co rút lại, lượng giá cơ hội và tìm xem dấu hiệu như người lớn sẽ phản ứng cách nào. Những người lớn đã ám chỉ cho đứa trẻ rằng họ nghĩ là nó sợ. Và nó đáp lại sự mong đợi của họ bằng cách để họ phục vụ mình. 

Bà mẹ có thể tin tưởng vào khả năng của đứa trẻ đối với một kinh nghiệm mới. Bà có thể lùi bước và để cho nó tự đối phó vấn đề. Trước hết, bà có thể ngưng giả định cách thức đứa trẻ sẽ đáp ứng và ngưng cố gắng xếp đặt những phản ứng cho nó. Hãy để đứa trẻ đối diện và giải quyết vấn đề. Nếu nó tỏ ra sợ sệt, bà mẹ nên giữ hoàn toàn không để bị một ấn tượng rối loạn nào. Bà mẹ sợ rằng cậu bé sẽ sợ và như thế mang lại cái mà bà không muốn nó xảy ra. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ không thể gây ấn tượng sợ hãi cho bà mẹ, cảm xúc mà nó muốn người mẹ dành cho nó sẽ không xảy ra. Đó chính là những lý do sự sợ hãi có thể được dùng cho những mục tiêu mà con người có thể nhắm đến. 

Lm. Lê văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!