Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
ĐỪNG XEN VÀO CHUYỆN NGƯỜI KHÁC (1)

Người Việt Nam ta có câu: “Chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng.” Chuyện của người khác thì rất sáng suốt, còn chuyện mình thì mù tịt, không biết làm sao giải quyết. Làm cố vấn cho người nầy, người kia thì rất giỏi, nhưng chuyện trong nhà con cái bê tha thì không biết đường nào hướng dẫn. 

Quốc huy vừa khóc vừa chạy vào nhà bếp: “Mẹ, Ba đánh con” nó nói với mắt đầy lệ. Bà mẹ bỏ chuyện đang làm, ôm đứa con, và an ủi nó: “Sao thế?” “Ba bảo con là vô lễ, cứng đầu nên ba đánh con.” ”Được rồi, cưng ơi, có mẹ lo rồi. Đừng khóc nữa.” Không lâu đứa bé nín thinh, bà mẹ đi vào ga ra, ở đó ông bố đang làm việc. Một sự cải vã giữa bố mẹ xảy ra, trong đó bà mẹ nói rõ ràng rằng bà không tin vào sự trừng phạt kiểu đó. Ông bố cũng nói rõ ràng không kém rằng cậu bé cũng là con của ông ta nữa, và rằng khi ông ta bảo nó dẹp chiếc xe đạp, ông ta không mong nó vô lễ. Cậu bé đứng đó không chịu làm. 

Sự liên hệ cá nhân giữa hai người tùy thuộc hai người có liên quan. Sự liên hệ của cậu bé với cha nó thì thuộc về hai người, và bà mẹ không cần phải can thiệp vào để điều khiển liên hệ đó. Tốt nhất khi cu bé chạy vào mách mẹ về ông bố, bà mẹ có thể nói: “Cưng ơi, nếu con không muốn ba đánh con. Con có thể nghĩ ra cách để tránh ăn đòn.” Khi sự xung khắc lắng dịu, bà mẹ có thể thảo luận với cậu bé để giúp nó thấy cách thế một người có thể tránh được mà không phải bị ăn đòn. Bà mẹ không thể đứng về phía nó nếu bà muốn là một nhà giáo dục. Và khi mọi sự trở lại bình thường, cậu bé hoàn toàn hạnh phúc với sự quan hệ trong cuộc sống thường ngày, và cả ba phần tử trong gia đình hiện tại cùng cộng tác với nhau một cách tốt đẹp. Bây giờ, chúng ta hãy thử phân tích mẫu chuyện mà chúng ta vừa mô tả trên đây. 

Cậu bé Quốc Huy khôn khéo trong việc điều động để mẹ nó dấy mình vào chuyện của nó. Bà mẹ rõ ràng là một phần tử chủ động trong gia đình. Bà và đứa con đã liên minh trong việc cố gắng khuất phục ông bố. Cậu bé khôn khéo dùng điểm bất đồng giữa bố mẹ cho mục đích của nó. Nó biết rằng bà mẹ luôn là kẻ chiến thắng sẽ bảo vệ nó, sẽ giúp nó đánh bại được đòi hỏi của bố nó. Trong lúc cậu bé khéo điều khiển bố mẹ cho mục đích nầy, sự phát triển của nó không quân bình. Nó tìm sự bảo vệ từ những tình cảnh đối ngược hơn là từ sự khéo léo giải quyết vấn đề. Không nhận ra được mánh lớ hoặc sự tai hại đối với quan niệm về chính nó, bà mẹ rơi vào bẩy của đứa trẻ. Ông bố nhất quyết không chấp nhận sự nhượng bộ của bà mẹ, tiếp tục phết đít cậu bé bất cứ khi nào cậu bé chọc giận ông. Bà mẹ nhất định kiểm soát toàn thể môi trường sống của đứa con bà và áp lực ông bố phù hợp với hệ thống của bà, nên quở trách ông bố. Cậu bé chiến thắng trong mọi chiều hướng. Đứa con và bà mẹ cộng tác để giữ ông bố ở trong tình trạng không được ưa thích, còn ông bố và cậu bé cộng tác trong việc làm cho bà mẹ nhập cuộc. Bà mẹ và ông bố cộng tác trong việc cố gắng tỏ cho thấy ai là kẻ có quyền hay ai là chủ nhà. 

Nhưng đây không phải là gia đình đang sống cách hài hòa. Cậu bé cũng không được dạy dỗ để kính trọng những người khác, đặc biệt là bố nó. Dĩ nhiên, nó không thích bị đánh. Nhưng nó muốn chấp nhận điều đó để lấy được cảm tình và thuyết phục được mẹ nó. Bà mẹ cảm thấy như bà đang chịu hình phạt thể lý đó. Bà không thích cậu bé bị đánh như vậy. Vì thế, bà dùng cơ hội đó để áp đặt những kiểm soát lên chồng bà. Bà mẹ nên chú ý công việc riêng của bà và nên ngưng ngay việc cố gắng kiểm soát mọi sự. Bà có quyền theo niềm tin riêng của bà bằng cách không đánh con bà, nhưng không có quyền bảo chồng bà phải theo cách thế của bà. Điều khiển sự liên hệ giữa chồng và con thì thuộc về họ chứ không phải là công việc của bà. 

Đây là điểm khó hiểu đối với tất cả chúng ta. Chúng ta không bị đòi hỏi để thấy một đứa trẻ được đối xử một cách tốt đẹp sao? Vâng, chúng ta bị đòi hỏi trong một cách thế nào đó. Nhưng thế nào là đối xử cách thích hợp? Để có câu hỏi đó, nó đòi hỏi một uy quyền, nhưng trong một gia đình dân chủ, chúng ta không có uy quyền như thế. Thêm vào đó, vì chúng ta công nhận sự sáng tạo của đứa trẻ và quyền làm những quyết định của nó, chúng ta có thể thấy rằng mỗi đứa trẻ trong cách thế riêng của nó, nó chủ động nhiều trong cách đối xử mà nó nhận được. Vì thế, bổn phận của chúng ta là hiểu thấu toàn thể tình cảnh, mục đích của đứa trẻ, và tương quan hành động của những mối liên hệ. Với sự hiểu biết đó, chúng ta phải huấn luyện đứa trẻ biết chấp nhận tôn ty trật tự và dạy nó biết cộng tác với những nhu cầu của hoàn cảnh. Chỉ có cách duy nhất đó, chúng ta mới có thể làm cho hành vi của nó thăng tiến một cách tốt đẹp. 

Dĩ nhiên khi hai bố mẹ có những cá tính khác biệt, những tư tưởng của họ cũng khác biệt về nhiều vấn đề. Nếu họ có thể đồng ý với nhau về cách thế giáo dục con cái thì xem ra tốt đẹp hơn, nhưng việc đó thật ra không cần thiết. Đứa trẻ quyết định về điều nó sẽ chấp nhận hay sẽ từ chối trong môi trường của nó, và ngay cả khi bố mẹ đồng ý với nhau về nguyên tắc chung, họ cũng đối xử với mỗi đứa trẻ một cách khác biệt. Đây là lý do tại sao đứa trẻ không cảm thấy khó hiểu với sự đối xử khác nhau mà nó nhận được từ bố mẹ, ông bà, hay bà con thân nhân. Nó thường biết rất rõ phương cách làm thế nào để có được những mối lợi lớn cho mình từ mỗi liên hệ khác nhau. 

Hơn nữa, chúng ta cũng nhận thấy có một sự liên hệ hỗ tương đặc biệt giữa sự tin tưởng vào khả năng của bà mẹ có thể đối phó với đứa trẻ và sự hận thù của bà về cách đối xử mà đứa trẻ nhận được từ người khác. Bà càng cảm thấy ít có khả năng để ứng phó với những vấn đề của con bà, bà càng tin tưởng về cách thế những người khác xử sự đối với con bà. Khi bà cảm thấy có hiệu quả trong việc kích động con mình có những hành vi thích hợp, bà ít nhiều ý thức về cách thế những người khác xử dụng. Họ trở thành một phần của toàn thể tình cảnh và bà phải khôn khéo cộng tác. 

Lm. Lê văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!