Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
HÃY ĐẶT CHÚNG TRONG CÙNG MỘT CON TÀU

Ông bố khám phá ra: một trong ba đứa con ông đã dùng viết chì vẽ lên trên cái lò sưởi bằng gạch còn mới toang của ông. Ông triệu tập cả ba và lần lượt hỏi từng đứa: “Đứa nào đã vẽ đó?” Mỗi đứa đều chối không làm điều đó. “Một trong các con nói láo. Bố muốn biết đứa nào đã làm điều đó. Bố sẽ không chấp nhận kẻ nói láo. Vậy bây giờ đứa nào làm điều đó?” Không ai trả lời. “Được rồi, bố sẽ phạt cả ba.” Ông tóm lấy từng đứa và phết đít nó. Đoạn, ông lại hỏi: “Đứa nào dùng cây viết chì vẽ lên trên lò sưởi?” Cuối cùng, đứa lớn nhất nhận lỗi lầm đó. “Bây giờ, hãy lau sạch nó đi.” Ông bố lấy xô nước, bàn chải, và thuốc tẩy, và đứng ở đó cho tới khi cô ta lau sạch lò sưởi. 

Quan niệm thông thường là chúng ta nên đối xử với từng đứa và có lời ban khen hoặc lên án xứng với hành động của mỗi đứa trẻ. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy được điều nầy là: tất cả các con trẻ trong một gia đình kết đoàn với nhau để chống lại người lớn hoặc để đánh bại hoặc để làm người lớn bận rộn. Thường thì những phần tử trong cùng một nhóm đều chấp nhận quy luật nầy là: không sợ sệt, không nhút nhát, và không than khóc. Trong trường hợp nầy, cả ba đứa ở trong cùng một liên minh. Cả ba đứa sẵn sàng chịu phạt hơn là khóc la, sợ sệt. 

Khi chúng ta gọi và xử lý với từng cá nhân sau một vài hành vi sai lỗi, chúng ta có khuynh hướng nâng cao hành động trong đó đứa nầy hoặc đứa kia tìm kiếm sự đồng ý và sự thăng thưởng của bố mẹ trong lúc đứa khác bị thiệt thòi sửa phạt. Như thế, hành đông của chúng ta càng làm tăng thêm sự cạnh tranh giữa chúng vì chúng ta dùng đứa nầy để chống lại đứa khác. Đó là một hành động không mấy thích hợp cho việc giáo dục.                    

Chúng ta có thể chế ngự được sự cạnh tranh căng thẳng và những kết quả thiệt hại của nó, nếu chúng ta đối xử với con cái như một nhóm bằng cách đặt tất cả chúng trong cùng một chuyến tàu để nói. Đây có thể là một bước cách mạng nhất mà một bố mẹ có thể áp dụng lấy. Đối xử tất cả chúng như một đơn vị có thể không thích hợp với tinh thần tranh đua, sự phán đoán, và sở thích cá nhân, nhưng nó mang lại một cái gì lý tưởng xuất phát từ trong thánh kinh nhưng đã mất ảnh hưởng trong xã hội hôm nay. 

Trong mẫu chuyện trên, chúng ta có thể giải quyết theo phương cách: ông bố có thể gọi ba đứa trẻ lại, bảo chúng lau chùi lò sưởi mà không cần cố gắng tìm ra ai là thủ phạm. Điều nầy ngăn ngừa đứa tốt khỏi tỏ cái tốt và đứa xấu khỏi tỏ cái xấu bằng cách làm tăng sự tranh quyền hoặc tìm kiếm sự trả thù. Nhưng có thể chúng ta sẽ nghĩ: thật không công bằng nếu bắt đứa vô tội rửa sạch vết nhơ mà nó không làm. Con trẻ cũng có thể nêu lên những ý tưởng như vậy. Con trẻ chúng ta có ý tưởng về cái gì là công bằng hay không công bằng bỡi sự tiếp xúc với chúng ta và sẵn sàng dùng nó để phản đối chúng ta. Nếu chúng ta vượt được quan niệm cho rằng lối giải quyết như thế thì bất công, con trẻ chúng ta có thể khám phá ra lợi ích của vấn đề đó. Nếu chúng ta loại bỏ được sự cạnh tranh để được lòng bố mẹ, con trẻ có cơ hội để phát triển sự tương kính lẫn nhau. Thật vậy, khi chúng ta đặt chúng trong cùng một con tàu và làm chúng có trách nhiệm như một nhóm cho điều mà mỗi đứa làm, chúng ta đã lách bườm ra khỏi gió. Chúng ta không còn tạo cho chúng có tham vọng gây ấn tượng cho nhau, vì thế động lực của hành động sai lầm không còn ý nghĩa nữa. 

Một vấn đề tương tự khác đó là sự ganh tỵ giữa các trẻ. Thật là hữu ích vì nó gây một ấn tượng trên bố mẹ. Nó khêu gợi mọi hành vi tức giận của bố mẹ để cố gắng thẩm định tình hình. Sự ganh tỵ sẽ trở nên vô ích nếu bố mẹ không bị gây ấn tượng. Nhưng không biết được bao nhiêu bố mẹ có thể không bị gây ấn tượng. 

Lời khuyên đặt tất cả con trẻ trong cùng một chuyến tàu thường có kết quả tốt hơn mong đợi. Một bà mẹ đi dự một buổi thuyết trình trong đó cách hành xử như thế đã được đề nghị. Bà về nhà cố gắng thực hiện và sau đó bà cho biết: 

Bà có ba đứa trẻ 9, 7, và 3 tuổi. Hai đứa lớn có một ít ảnh hưởng trên đứa nhỏ và thường phàn nàn về những đặc ân đã được cho đứa nhỏ. Một buổi tối kia, ngay sau khi nghe bài thuyết trình, đứa nhỏ đang đùa chơi với thức ăn của nó và làm vung vãi lung tung. Bà mẹ nói với cả ba đứa rời khỏi bàn ăn vì chúng không biết ăn uống cách thích hợp. Hai đứa lớn tỏ ra hơi giận dỗi, nhưng cả ba rời bàn. Từ lúc đó trở đi, đứa nhỏ nhất không bao giờ dọc phá thức ăn nữa. Bà mẹ lấy làm lạ ở kết quả lạ lùng của hành đông bà, nhưng không hiểu tại sao nó có hiệu quả. 

Hành vi sai lầm của đứa bé chiếm được sự chú ý đặc biệt. Nó được nhắc nhủ phải ăn uống sao cho thích hợp. Hành động của bà mẹ không chỉ tước khỏi nó sự chú ý đặc biệt, nhưng bây giờ những đứa lớn cũng chia xẻ sự chú ý mà nó gây nên. Vì thế, không còn có gì vui nữa trong hành động sai lầm của nó nếu những đứa lớn cũng chia xẻ sự chú ý đặc biệt nầy. 

Kết quả của trách nhiệm hỗ tương càng trở nên rõ ràng hơn trong mẫu chuyện dưới đây: 

Đức Huy 8 tuổi, là đứa ở giữa người anh có nhiều khả năng và đứa em gái trẻ đẹp. Nó là kẻ đáng sợ. Nó biết nói láo, lấy đồ, và hai lần đốt lửa ở dưới từng hầm. Sở thích của nó là lấy viết chì vẽ lên vách tường. Bà mẹ không thể nào ngăn chặn nó. Khi bà đến Trung Tân Hướng Dẫn để tìm sự chỉ dạy, bà được khuyên nên đối xử với ba đứa trẻ như một đơn vị, và làm cho chúng có trách nhiệm với hành vi sai lầm của cậu bé Đức Huy. 

Hai tuần sau, bà mẹ và cậu bé trở lại. Bà mẹ hoàn toàn ngạc nhiên. Bà tường thuật rằng cậu bé đã bỏ hành động sai trái. Nó đã dùng bút chì vẽ lên tường một lần và bà mẹ đã ra lệnh cho các trẻ phải lau sạch. Cậu bé Đức Huy đã không tham dự vào việc lau chùi đó, nhưng cũng từ đó nó không còn dùng viết chì vẽ bậy lên tường nữa. 

Trong một cuộc chiến, khó định được ai có tội, ai không. Đó không phải là kết quả của hành động sai lầm của một đứa – mà tất cả chúng đều đóng góp như nhau vào những bất ổn xảy ra đó – đó là kết quả của những gì chúng đã cùng nhau góp phần tạo nên. Đứa tốt có thể kích động đứa xấu, có thể thúc đẩy, làm đứa kia đi quá đà trong muôn ngàn cách để làm cho bà mẹ dấy mình vào. Những đứa trẻ có trách nhiệm với nhau, nối kết những cố gắng hoặc cho lợi ích gia đình hoặc càng gây thêm căng thẳng. Thông thường khi đứa xấu trở nên tốt hơn thì đứa tốt trở nên xấu hơn; vì thế đám trẻ cấu kết nhau để đối đầu với chúng ta. Nếu bà mẹ thấy điều đó và đối xử với chúng như một nhóm, bà sẽ có kết quả ngạc nhiên, và chúng sẽ thấy ích lợi của sự nương tựa vào nhau và sẽ lo lắng cho nhau.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!