Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
NÓI VỚI CHÚNG, KHÔNG NÓI CHO CHÚNG

Với chủ trương “Kính Nhi Viễn Chi” trong nền văn hóa Việt Nam, cha mẹ và con cái luôn có một khoảng cách rất lớn để có được sự trọng kính. Cha mẹ khó trở thành những người bạn thân đối với con cái. 

Tuy nhiên, rất nhiều lần nhiều người trong chúng ta cũng đã cố gắng đề nghị: Cha mẹ nên có những cuộc thảo luận thân tình với con cái về những trục trặc giữa bố mẹ và con cái. Nhưng qua những bài tham luận trên đây, chúng ta đã thấy rằng rất ít cha mẹ biết cách nói chuyện với con cái. Thông thường cho thấy rằng một số cha mẹ cũng muốn nói chuyện với con cái một cách thân tình, điều đó có thật, nhưng con trẻ lại xem như nghe một bài giáo huấn.

Những khó khăn nổi bậc giữa các em ở tuổi vị thành niên và người lớn là sự thiếu đối thoại và cảm thông. Những cánh cữa nầy có thể mở rộng suốt thời thanh xuân nếu một tương quan tốt đẹp đã được thiết lập khi đứa trẻ còn nhỏ. Điều nầy tùy thuộc vào sự kính trọng của chúng ta đối với đứa trẻ ngay cả khi chúng ta không đồng ý với nó. Khi chúng ta ngừng suy nghĩ về chuyện đó, chúng ta nhận ra điều lạ lùng liên quan đến việc phát triển khả năng suy nghĩ của một đứa trẻ. Theo cách riêng của nó và thường trong vô thức, nó quan sát, thu nhận những ấn tượng, tổ chức chúng thành hệ thống và rồi hành động dựa trên những kết luận của nó. Nó có đầu óc của riêng nó. Rất thường chúng ta cho cách sống như vậy là để chỉ sự bất tuân hay kháng cự. Chúng ta muốn đập tan những cái ngoài khuôn khổ đó và cố gắng tạo cho nó một ấn tượng liên quan với điều chúng ta nghĩ. Chúng ta muốn cá tính, đầu óc, và đặc nét của nó được rập khuôn theo khuôn mẫu của chúng ta dường như nó là một mẫu đất sét và hành động của chúng ta là nắn lên hình tượng. Từ cái nhìn của đứa trẻ, đây là một sự độc tài, một bạo chúa. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể, không nên ảnh hưởng, hay không nên hướng dẫn nó. Điều đó chỉ muốn nói là chúng ta không thể cưỡng bức nó đi vào khuôn mẫu của chúng ta.

Mỗi đứa trẻ có sáng tạo riêng của nó. Mỗi đứa trẻ đáp trả hoặc phản ứng cách khác nhau đối với điều nó gặp trong cuộc sống. Mỗi đứa trẻ có bàn tay riêng biệt trong việc làm nên cá tính của nó.

Trong vai trò bố mẹ, vì công việc của chúng ta là hướng dẫn con cái, có thể là khôn ngoan cho chúng ta để khám phá ra cách thế chúng ta đang hướng dẫn. Chúng ta có thể học hỏi nhiều bằng cách nhìn xem hạnh kiểm của con cái và khám phá ra mục đích của nó. Chúng ta có thể học nhiều hơn nếu chúng ta khám phá ra chúng muốn gì. Thật ra, điều đó không khó mấy, vì con trẻ rất tự do trong việc biểu lộ chính mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta quở trách, phê bình, cảnh cáo, hoặc cho thấy lỗi lầm với điều chúng nghĩ, chúng sẽ không bộc lộ chính mình cho những kinh nghiệm không mấy thoải mái đó nữa. Và dần dần chúng ta sẽ mất đi những cuộc đối thoại quí giá của những ngày xưa ấy.

Trái lại, nếu chúng ta vui vẻ đón nhận những tư tưởng của một đứa trẻ, xem xét với nó, thăm dò với nó xem kết quả thế nào, và hỏi những câu hỏi như: “Rồi cái gì có thể xảy ra? Con cảm thấy thế nào? Người khác cảm thấy thế nào?” Đứa trẻ sẽ cảm thấy một cảm giác thân tình trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Hỏi những câu hỏi hướng dẫn là một trong những phương cách tốt nhất để chuyển đạt những ý tưởng mình muốn chuyển đến.

Thật là buồn cười khi mong đợi một đứa trẻ chỉ có những tư tưởng đúng. “Bảo nó sai và chúng ta đúng” chỉ làm cho nó không thèm nói nữa. Và chúng ta cũng như vậy. Và đây là nói cho nó.

“Quốc phong, con có biết ghét chị con là không đúng không? Con phải yêu chị. Con là em mà.” Đây là nói cho đứa trẻ, là truyền lệnh cho nó. Mặt khác, “Mẹ lấy làm lạ tại sao một đứa em trai lại ghét chi? Con có ý tưởng nào không? Cái gì khác mà một đứa em trai có thể làm ngoài việc ghét?” Và bây giờ đây là nói với, là thảo luận. Chúng ta biết tư tưởng ghét chị của cậu bé, không ám chỉ việc tốt hay xấu. Nó hiện hữu. Cái gì và tại sao từ cái nhìn của đứa bé, chúng ta muốn đem ra bàn thảo.

Là bố mẹ, chúng ta có khuynh hướng cho rằng chúng ta biết đứa trẻ cảm giác thế nào. “Tôi nhớ tôi đã cảm thấy thế nào khi chị tôi chiếm hết sự chú ý của ông bà tôi vì chị tôi quá dễ thương. Tôi không để điều đó xảy ra cho con tôi. Thật ra, đứa con gái tôi không để đứa em gái kháu khỉnh của nó chiếm hết tất cả sự chú ý. Thay vì trả thù như tôi đã làm đối với chị tôi, cô bé đã đối xử tử tế hơn nhưng trong một cách thế không thõa chí mấy. Đứa con tôi có thể có một cái nhìn hoàn toàn khác biệt. Điều đó có thể, nhưng tốt hơn tôi nên khám phá ra cô bé cảm thấy thế nào? Đừng nghĩ rằng cô bé cảm thấy như tôi ngày xưa, cô bé cố gắng nên tốt và vượt trên kẻ khác.”

Chúng ta phải chấp nhận có nhiều cách nhìn, có nhiều quan điểm không giống nhau. Cách nhìn của chúng ta thì không phải là cách nhìn duy nhất.

Chúng ta phải chăm sóc nhiều hơn khi chúng ta khám phá ra rằng đứa con chúng ta nhìn những điều đó một cách khác biệt. Nếu chúng ta nói một điều gì làm cho nó mất mặt hoặc cảm thấy thất sủng, ngay tức khắc chúng ta mất đi sự tín nhiệm của chúng. Chúng ta cần sẵn sàng nhận thức và chấp nhận quan điểm khác biệt với chúng ta. “Con có thể đúng. Bố mẹ sẽ suy nghĩ về điều đó và xem cái gì khác có thể làm được.” Chúng ta có thể nói với đứa trẻ: “Bố mẹ không đồng ý với con.” Tuy nhiên, chúng ta phải luôn nói tiếp: “Nhưng con có quyền nghĩ như thế nếu con muốn. Chúng ta hãy nhìn xem nó có kết quả thế nào?” Trong tương quan bình đẳng, mỗi người phải xét lại giá trị của lối suy nghĩ của mình – không theo lối tư tưởng cứng nhắc của “đúng và sai”, nhưng phải xem kết quả thực tiễn. 

Lm. Lê văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!