Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Bài Viết Của
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
"VỚI TRÍ NGÂY THƠ, TẦM VÔNG GIỮ NHÀ THỜ…"
"XÓT XA QUỲ TRÊN ĐỐNG TRO TÀN…"
"LANG THANG KHẮP XỨ MÀ CHẲNG HIỂU BIẾT GÌ…" (Gr 14, 17-21)
"LÒNG TÔI SAO VẪN CÒN BIÊN GIỚI?"
"CÒN GÌ NỮA ĐÂU MÀ BẢO NHAU ĐỢI CHỜ?"
"ÔI, NHỮNG ĐÊM DÀI HỒN VẪN MƠ HOÀI MỘT KIẾP XA XÔI…"
TÔI LÀ AI MÀ CÒN TRẦN GIAN THẾ?
"CON DIỀU RƠI CHO VỰC THẲM BUỔN THÊM"
"CHÚA ĐÃ BỎ LOÀI NGƯỜI…"
"BUỒN GỤC ĐẦU NGHẸN NGÀO, NGHE NON NƯỚC TÔI TRĂM NGÀN U SẦU…"
VÀ CON TIM ĐÃ THÔI NGUỘI LẠNH…
"CÓ NGẦN ẤY THÔI…"
"AI NGHẸN NGÀO RA ĐI GIEO GIỐNG…"
"TRONG ĐÔI MẮT EM, ANH LÀ TẤT CẢ"
"TÔI ƠI, ĐỪNG TUYỆT VỌNG!"
SỎI ĐÁ CŨNG...
DIỆT HAY CỨU?
CỦ HÀNH CỦ TỎI
HẠT BỤI NÀO?
GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ (Lấy lại tên một cuốn sách của Nhã Ca – 1968)
PHÁ CƯỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN
SẼ CHẲNG QUÊN BAO GIỜ
QUYỀN LỰC
RỪNG LÀ NHÀ
MỘT THẾ GIỚI BỊ TỔN THƯƠNG
LẠI MỘT NOEL NỮA…
GẠN ĐỤC KHƠI TRONG
"TA NGHIÊNG TAI NGHE LẠI CUỘC ĐỜI…"
TRỜI HÀNH HAY NGƯỜI HÀNH?
"XIN CHỈ CHO CON ĐƯỜNG ĐI CỦA CHÚA…"
CÙNG CẦU NGUYỆN VỚI CÁC ĐẲNG LINH HỒN
MÙA HỘI TÌNH THƯƠNG
PHÚC ĐỨC NƠI NÀO MÀ ĐỂ CẦU AO RÁCH NÁT?
"THÔI! ĐỪNG LỪA DỐI NHAU LÀM GÌ!"
HỌ DẠY THÌ LÀM, HỌ HÀNH ĐỘNG THÌ ĐỪNG LÀM THEO !
"HÃY CỨ ĐỂ MẶC CHÚNG TÔI LÀM NÔ LỆ…"
"BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THẾ NÀY ?" (Lc 1, 43)
"NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI…" (Tựa đề một tình ca của Phạm Đình Chương)
UNG THƯ
“CHỞ THẬT THÀ VÀO LÒNG DỐI TRÁ...”

Quý độc giả Ephata và Công Giáo Việt Nam thân mến,

Một tuần nay, khi công việc khoan cọc đã xong, công trình xây dựng “Trung Tâm Mục Vụ DCCT và hầm để xe” của chúng tôi bắt đầu công việc đào đất. Lẽ ra đã đào xong từ lâu, nhưng các bác tài xe xúc và xe tải quá mê Euro nên việc đào đất bị đình đốn lại, tôi thấy mấy vị có trách nhiệm trong xây dựng “vò tai bứt tóc” vì vụ chậm trễ này ghê lắm.

Thế rồi, như để bù lại, mấy ngày nay đang đào rất “khí thế”, từng khoảng đất rộng lớn ở độ sâu 4 mét lộ dần ra, bức tường chắn đất được làm bằng các cọc bê-tông nhồi sâu vào lòng đất, xếp hàng ngay ngắn trông rất đẹp mắt, ai cũng an tâm về bức tường chắn này, nó bảo đảm cho các công trình chung quanh không bị dịch chuyển hoặc lún nứt. Đơn vị thi công đã chọn một phương thức làm nền hầm rất gọn và đẹp, họ ban đất phẳng và lót bằng một lớp bê-tông đá to, “ván khuôn” ( coffrage ) được làm bằng gạch xây, vuông vức như những chiếc khuôn bánh chuẩn bị cho ra những chiếc bánh thơm tho.

Nhưng có một điều làm chúng tôi ngạc nhiên hết sức, đó là không hề có nước ngầm, đáy hầm thi công được thiết kế ở độ sâu 4 mét so với mặt đất thiên nhiên cũ, để của đáy hầm hoàn chỉnh sẽ ở độ sâu 3,5 mét, thế mà hoàn toàn không có nước ngầm.

Thập niên 90, khi chúng tôi xây dựng các Nhà Giáo Lý, vừa đặt nhát cuốc xuống vài tấc, chúng tôi đã phải đối phó với nước ngầm, khi đào móng, chúng tôi vất vả với việc bơm nước ra khỏi hố móng để làm ván khuôn và đổ bê-tông.

Tôi rất nhớ một biến cố nơi chúng tôi đang cư trú, sau 30 tháng 4, hoàn cảnh tôn giáo lúc đó vô cùng khó khăn, chúng tôi được yêu cầu giao đất của Nhà Dòng cho chính quyền trưng dụng, sau nhiều lần làm việc, trong đau xót, chúng tôi phải đào mộ của anh em chúng tôi, lấy cốt đem về Nhà Dòng và ngậm đắng nuốt cay nhìn người ta lấy đất nghĩa trang cùng với khu vườn của Nhà Dòng. Khi ấy, người ta nói với chúng tôi là lấy đất lo cho ngươì nghèo không nơi cư trú, lý do này an ủi chúng tôi rất nhiều, không ngờ khi lấy đất xong, họ bắt đầu xây dựng… hồ bơi !

Khi bắt đầu xây dựng, tôi vẫn thường đứng trên lầu ba của Tu Viện nhìn sang khu đất của mình, anh em hay hỏi đùa tôi nhìn cái gì vậy, tôi cũng đùa lại rằng nhìn cho đã đi, sau này là hồ bơi rồi thì… không dám nhìn nữa đâu ! Vẫn biết rằng tội từ tâm sinh ra, nhưng xây dựng một hồ bơi công cộng ngay bên cạnh một Tu Viện nam thì thật là “thô bạo” ! Chưa kể sau này chúng tôi bị tra tấn bởi bao nhiêu âm thanh từ mấy cái loa thép phát nhạc bên hồ bơi kết hợp ăn nhậu và karaoke quái đản ấy.

Có một hôm, sau khi đổ bê-tông đáy hồ bơi xong, đơn vị thi công dọn dẹp nghỉ ngơi, công trường vắng lặng, tối hôm đó tôi đang ngồi trong phòng làm việc, bỗng nghe một tiếng nổ lớn, không biết chuyện gì xảy ra, ngày ấy tình hình đang căng thẳng, tôi không dám ra ngoài kẻo “tai bay vạ gió” ! Sáng hôm sau, một cảnh tượng “thê lương” hiện ra bên công trường, đáy bể đã nổ tung, bê-tông văng tung tóe, sắt thép giơ lỏng chỏng, tôi hiểu ngay tai nạn kỹ thuật này. Người thiết kế đã không tính đến sức đầy Archimède do mực nước ngầm gây ra, khi thủy triều lên, nước ngầm dâng lên, lực đẩy thẳng đứng phát sinh do khối chất lỏng bị công trình chiếm chỗ đã phá hỏng công trình.

Ấy là đáy bể bơi chỉ mới ở độ sâu trên dưới có 2 mét mà thôi. Thế mà bây giờ khi chúng tôi tiến hành đào đáy hầm xuống đến độ sâu 3,5 mét, tại sao bây giờ nước ngầm ở khu vực này lại biến mất ? Lời cảnh báo mà tôi được nghe đã rất cụ thể ngay trước mắt tôi, bằng chứng thực tiễn đã dẫn tôi đến những cảnh báo khác về sự lún sụt công trình do mất nước ngầm, lời cảnh báo về sự khan hiếm nước ngọt và biến đổi khí hậu… Chúng ta đang đứng trước nguy cơ môi trường bị phá hoại trầm trọng !

Khi báo chí đăng tải về hậu quả xấu cho mội trường do việc dùng bao xốp nylon, Nhà Sách Đức Mẹ của chúng tôi đã trích đăng các bài báo đó, đặt trên những chiếc bảng ngay cửa Nhà Sách để chuẩn bị tâm lý “nói không với bao nylon xốp”, sau một thời gian tôi hỏi cha phụ trách kết quả thế nào, ngài lắc đầu bảo “họ dùng quen rồi, hạn chế một tí là họ không chịu, có người la mắng tùm lum, nhưng mình vẫn cương quyết tiến hành”.

Môi trường chúng ta đang sống đã xuống cấp trầm trọng. Những xuống cấp về môi trường tự nhiên rất nguy hại, nhưng những xuống cấp về môi trường tinh thần còn nguy hại gấp ngàn lần. Chiều hôm nay, trao đổi với một người có ưu tư về đào tạo trong Giáo Hội, chúng tôi nhận thấy trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chưa tìm ra giải pháp căn cơ nào cho việc đào tạo, có Giáo Phận, có Dòng Tu, quyết định nhận ứng sinh ngay sau tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông, nhưng lại có Giáo Phận, có Dòng Tu, chỉ nhận ứng sinh sau Đại Học.

Lập luận cho việc nhận ứng sinh sau tốt nghiệp Trung Học, các vị có trách nhiệm sợ những năm trong đại học, kiến thức thu thập chẳng được bao nhiêu, nhưng đủ loại mánh lới, gian dối, luồn lách thì được thực tập huấn luyện một cách tuyệt hảo ! Chẳng phải “vơ đũa cả nắm”, nhưng những thông tin về giáo dục tại các nhà trường kiểu ấy nhan nhản trên báo chí.

Bảo vệ môi trường sống là một việc làm cấp bách, bảo vệ môi trường tinh thần còn là một việc làm cấp bách hơn, hãy chung tay chặn đứng, đừng để nguy cơ này ngày một bành trướng hơn !

Anh Trần Quang Lộc, tác giả của câu hát “chở thật thà vào lòng dối trá” còn có được một đoạn khiến chúng ta rùng mình, nó sát với thực tại cuộc sống mà chúng ta vừa nêu lên với bao trăn trở, nó lại nhắc chúng ta đến một thực tại khác, cao hơn, của Nước Trời, như một lời mời gọi:

“Này người ơi, vươn cao vươn cao,
Đem ánh sáng hân hoan trên Trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương...”

Lm. VĨNH SANG, DCCT, thứ bảy 5.7.2008

Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!