Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Bài Viết Của
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
"VỚI TRÍ NGÂY THƠ, TẦM VÔNG GIỮ NHÀ THỜ…"
"XÓT XA QUỲ TRÊN ĐỐNG TRO TÀN…"
"LANG THANG KHẮP XỨ MÀ CHẲNG HIỂU BIẾT GÌ…" (Gr 14, 17-21)
"LÒNG TÔI SAO VẪN CÒN BIÊN GIỚI?"
"CÒN GÌ NỮA ĐÂU MÀ BẢO NHAU ĐỢI CHỜ?"
"ÔI, NHỮNG ĐÊM DÀI HỒN VẪN MƠ HOÀI MỘT KIẾP XA XÔI…"
TÔI LÀ AI MÀ CÒN TRẦN GIAN THẾ?
"CON DIỀU RƠI CHO VỰC THẲM BUỔN THÊM"
"CHÚA ĐÃ BỎ LOÀI NGƯỜI…"
"BUỒN GỤC ĐẦU NGHẸN NGÀO, NGHE NON NƯỚC TÔI TRĂM NGÀN U SẦU…"
VÀ CON TIM ĐÃ THÔI NGUỘI LẠNH…
"CÓ NGẦN ẤY THÔI…"
"AI NGHẸN NGÀO RA ĐI GIEO GIỐNG…"
"TRONG ĐÔI MẮT EM, ANH LÀ TẤT CẢ"
"TÔI ƠI, ĐỪNG TUYỆT VỌNG!"
SỎI ĐÁ CŨNG...
DIỆT HAY CỨU?
CỦ HÀNH CỦ TỎI
HẠT BỤI NÀO?
GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ (Lấy lại tên một cuốn sách của Nhã Ca – 1968)
PHÁ CƯỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN
SẼ CHẲNG QUÊN BAO GIỜ
QUYỀN LỰC
RỪNG LÀ NHÀ
MỘT THẾ GIỚI BỊ TỔN THƯƠNG
LẠI MỘT NOEL NỮA…
GẠN ĐỤC KHƠI TRONG
"TA NGHIÊNG TAI NGHE LẠI CUỘC ĐỜI…"
TRỜI HÀNH HAY NGƯỜI HÀNH?
"XIN CHỈ CHO CON ĐƯỜNG ĐI CỦA CHÚA…"
CÙNG CẦU NGUYỆN VỚI CÁC ĐẲNG LINH HỒN
MÙA HỘI TÌNH THƯƠNG
PHÚC ĐỨC NƠI NÀO MÀ ĐỂ CẦU AO RÁCH NÁT?
"THÔI! ĐỪNG LỪA DỐI NHAU LÀM GÌ!"
HỌ DẠY THÌ LÀM, HỌ HÀNH ĐỘNG THÌ ĐỪNG LÀM THEO !
"HÃY CỨ ĐỂ MẶC CHÚNG TÔI LÀM NÔ LỆ…"
"BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THẾ NÀY ?" (Lc 1, 43)
"NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI…" (Tựa đề một tình ca của Phạm Đình Chương)
UNG THƯ
NỐI LỬA CHO ĐỜI

Quý độc giả Ephata và Công Giáo Việt Nam thân mến,

Mấy ngày nay, kể từ khi giá cả tăng nhảy vọt và nhất là khi xăng dầu lên giá, điện chập chờn lúc có lúc không, báo Tuổi Trẻ phát động chuyên mục viết về những kinh nghiệm, những suy nghĩ về việc tiết kiệm. Rất nhiều những bài viết cụ thể, không nói suông, bắt nguồn từ những kinh nghiệm thực tế và phải nhận thật là xuất phát từ những quyết tâm hết sức cụ thể.

Có những bài viết về cách răn dạy con em một thói quen tiết kiệm, gợi cho tôi nhớ nhiều bài học nơi những người thân yêu đã một thời dạy dỗ, làm gương sáng cho tôi về chuyện tiết kiệm. Có lần tôi đến và ở lại dùng cơm nhà người anh của tôi ( anh là con nuôi của cha mẹ tôi ), nhà không đến nỗi nghèo nàn gì, nhưng anh bắt các cháu không được làm rơi vãi một hạt cơm nào, nhặt trong chén cơm có hạt thóc, anh bắt các cháu tách vỏ ra để ăn hạt cơm bên trong.

Sau cuộc chiến tại Việt Nam, anh sang định cư tại Hoa Kỳ. Trong một lần đi công việc của Nhà Dòng tôi ghé thăm anh chị. Đãi tôi một bữa cơm trên sân thượng bằng gỗ đang sau nhà, vẫn là anh, giản dị, gần gũi và tiết kiệm, anh nhặt tất cả thức ăn còn dư lại, gói cẩn thận cất đi, miệng lẩm bẩm trách các cháu: “Hãy nhớ đến những người thân yêu đang đói tại quê nhà”, bọn trẻ cười khúc khích: “Sang đến đây rồi mà bố cháu vẫn cứ như ở Việt Nam, chẳng thay đổi gì cả !”

Theo dõi phản ứng của độc giả báo Tuổi Trẻ, tôi rất mừng khi nhận thấy rất nhiều người ý thức và có những thực hành nghiêm chỉnh về tiết kiệm, điều này hứa hẹn sẽ giảm thiểu sự lãng phí rất lớn trong xã hội. Đất nước chúng ta vẫn còn trong danh sách nghèo đói, nếu trong cuộc đua tiết kiệm này, chúng ta có những chính sách cụ thể, những quyết tâm cụ thể và những việc làm cụ thể, hẳn dịp này là cơ hội cho chúng ta rút ngắn được khoảng cách với các nước tiên tiến khác.

Thế nhưng tôi như người mộng du giữa ban ngày, thực tế làm tôi ngã xuống trong chán chường, lòng trĩu nặng một nỗi thất vọng. Vẫn còn những chiếc xe đời mới của hàng cán bộ thừa tiền rửng mỡ, vẫn còn những nhà hàng nhấp nháy xanh đỏ thâu đêm, vẫn còn những quán nhậu động nghẹt người mỗi chiều tối, vẫn còn những sa hoa vung vãi chốn quần hồng ! Đã đành người ta có tiền thì người ta xài, nhưng cán bộ công chức đồng lương rõ ràng không đủ sống, sao lại có thể có xe hơi đời mới, sao lại có tiền cho con đi du học ở nước ngoài ( đi du học nước ngoài không là cái tội, nhưng tiền đâu mà họ mua nhà mua xe cho con, mà lại mua ngay bằng tiền mặt chứ không trả góp ! ), sao lại phô trương khoe mẽ với các thứ trang thiết bị cực xịn, sao lại vung vít thừa mứa những món ăn thức uống ?

Thu nhập có thể từ những nguồn khác ngoài lương, thế nguồn khác là nguồn nào nếu không phải là lương... lậu, là tham nhũng hối lộ ? Ngồn ngộn giữa ban ngày những điều chướng tai gai mắt nhưng vẫn tồn tại, hãy đi bất cứ một cơ quan nào, “xin” bất cứ một điều chính đáng nào mà không bị hành mới là lạ, hành cho đến khi làm đủ các thủ tục... “đầu tiên” thì mới “tạm thôi” ! Cả nước vẫn còn những cảnh đó thì khó mà lãnh đạo chia sẻ với người dân về một quốc sách tiết kiệm.

Sáng nay đọc một bài báo ( trang 7, báo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ Tư 23 tháng 7 ) bàn về “tiết kiệm trong xây dựng nhà ở” ( tác giả là kiến trúc sư Lê Công Sĩ ), tác giả đã chỉ ra điều mà mọi người vẫn thấy sờ sờ trước mắt trong bức tranh bát nháo xây dựng ở khắp mọi nơi, nhà cửa hoành tráng một cách kỳ cục, hợm hĩnh và quái dị, đó là cái nhìn tổng quát, vào chi tiết, rất nhiều “không gian chết” làm cái hợm hĩnh trở nên hợm hĩnh hơn và nhất là quá sức lãng phí ! Phải chăng người ta có tiền, người ta thể hiện sự có tiền của mình bằng những cách làm quái dị như trên ? Để cho mọi người biết mình và mình không thể giống như mọi người !

Xót xa cho xã hội một, mình lại phải xót xa cho Giáo Hội gấp mười, bởi trong Giáo Hội hôm nay cũng đang có những con người hợm hĩnh như vậy, dĩ nhiên phải xót xa vì Giáo Hội của Chúa Kitô là Giáo Hội của người nghèo. Hãy xem một số Nhà Thờ “đua nhau” làm cầu thang vòng ở đầu Nhà Thờ. Xin các vị có trách nhiệm hãy bỏ giờ ra quan sát, một ngày có bao nhiêu người không đi cầu thang bậc trước Nhà Thờ mà sử dụng cầu thang vòng như hai càng cua ở đầu Nhà Thờ ? Làm mà không ai sử dụng thì gọi đó là “không gian chết”, và đó là lãng phí, nếu làm để xe hơi đi lên thì một năm có mấy lần xe hơi của Đức Cha và các vị quan khách đi lên và số lần đi lên như vậy có đáng để gây tốn phí bổ lên đầu Giáo Dân phải đóng góp hay không ?

Tôi mới nhận được CD và lịch biếu của một Linh Mục, trên bìa CD là hình của bản thân “người”, trên các trang lịch cũng lại chính là chân dung của... “người” ! Vậy “người” giới thiệu Chúa hay “người” giới thiệu chính “người” ?… Có ai đó đã chia sẻ với tôi rằng, làm Linh Mục phải làm được Nhà Thờ, ra được CD nhạc và ra một cuốn sách, thế là thỏa mãn ! ? ! Tôi đã nhận được khá nhiều CD biếu, danh sách ca sĩ trình bày gồm toàn những tên tuổi nổi tiếng, tôi nghĩ giá cát-xê hát không ít hơn hàng triệu bạc mỗi bài, nhưng CD nhạc của “người” nghe một lần rồi không biết tìm đâu ra chỗ mà cất cho nó khỏi bừa bộn linh tinh !

Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo, Thiên Chúa thuộc về những người nghèo, những người đau khổ thua thiệt, bị bỏ rơi. Chắc chắn chúng ta phải xem lại cách ăn nết ở của chúng ta, xem lại những phương tiện chúng ta đang sử dụng, những cái đó khẳng định “đẳng cấp” của chúng ta, cái đẳng cấp của thế gian hay đẳng cấp trong Nước của Thiên Chúa ?

Hãy xem lại đi những điện thoại di động, một người Tu Sĩ có cần loại “dế” quá nhiều chức năng như vậy không ? Hãy xem lại đi chiếc xe đang đi, có cần phải “vi vu” như vậy không ? Càng phải xem lại cái ”con xe” bốn bánh vừa sắm dùng trong thời xăng 19.000 đồng 1 lít. Hãy xem lại những bữa tiệc “tạ ơn” linh đình đãi hàng ngàn người, tôi nghe nói có bữa tiệc tốn hai tấn thịt… chó ! càng phải xem lại những chuyến rong chơi ở nước ngoài. Trời ơi, cứ như vậy thì thấy thỏa mãn hả hê và phủ phê sao ?!?

Hôm nọ có người Giáo Dân điện thoại than thở với tôi. Tôi vốn dĩ rất dị ứng với những lời tố cáo Linh Mục, nhất là các lời tố cáo về sự liên quan đến điều răn thứ sáu, đến người khác phái. Hình như đây là loại tin “giật gân” mà người ta thích thú to nhỏ, tôi càng dị ứng hơn với những lá thư nặc danh của những kẻ hèn nhát tồi bại, viết để bôi lọ một người Linh Mục nào đó mà họ không ưa. Phải gọi là hèn nhát vì họ không dám ra mặt, phải gọi là tồi bại vì kết tội một người mà không cho người ta có cơ hội để thanh minh.

Thế nhưng đây là một Giáo Dân, xưng đầy đủ tên tuổi của mình và than thở về cung cách sống của một Linh Mục nọ, tôi chẳng vội tin ngay nhưng buồn vì những câu hỏi của tôi được trả lời bằng những dẫn chứng xem ra rất thật, rất đúng về một lối sống sa hoa trưởng giả, về một lối sống mà Giáo Dân không thể đến gần được, vẫn biết chỉ là một số người thôi, nhưng cứ như vậy mà hình thành một cách sống thì dễ làm người ta ngộ nhận về Giáo Hội lắm.

Đất nước mình đang lâm vào tình trạng có quá nhiều bế tắc, đã có những cố gắng để gỡ rối và khai thông, không thể phủ nhận được vai trò của tôn giáo, không chỉ là vai trò không gì có thể thay thế được trong đời sống tâm linh, nhưng vai trò xây dựng và hình thành chuẩn mực xã hội cũng vô cùng cần thiết.

Trong những ngày này, một hội nghị bàn về “xã hội hóa giáo dục, y tế và từ thiện xã hội” đang được tổ chức với lời mời các Dòng Tu Công Giáo tham dự tọa đàm, lần đầu tiên Nhà Nước chủ động mời tôn giáo bàn về vấn đề xã hội hóa các công việc này, một vấn đề mà xưa nay phía các tôn giáo đã... “năn nỉ” Nhà Nước cho làm mà chẳng được ! Chẳng lẽ bây giờ Nhà Nước lại sẽ dễ dàng chấp thuận để các tôn giáo tham gia chăng ? Coi chừng mình sẽ không chuẩn bị kịp, cần và đủ để “góp gió” với đời và cho đời, nếu như mình không chịu thay đổi ngay lối sống của mình !

Cha Tiến Lộc từ những năm 1970, đã cùng cha Võ Tá Khánh viết một bài cho cánh sinh viên thể loại du ca, mang tên là “Nối Lửa Cho Đời”. Bây giờ lẩm nhẩm hát lại, giật mình thấy ứng nghiệm, thấy như nó đang vận vào mình, đang đặt cho mình một trách nhiệm sâu xa và bức bách:

“Nối Lửa cho đời và nối lửa cho ta, nối ở trong đời và nối tự tim ra,

Nối cho cho muôn người nguồn sức sống nhiệt thành,

Nối cho muôn người lòng mến, mến thật tình...”

Lạy Chúa, xin giúp chúng con còn nuôi được Lửa, giữ được Lửa cho ấm cho sáng, và nhờ đó mà có Lửa để nối cho đời !

Lm. VĨNH SANG, DCCT 24.7.2008

Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!