.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I. TỰ DO VÀ CHẤP NHẬN ; 1. Tìm kiếm tự do

2. Chấp nhận chính mình

3. Chấp nhận đau khổ

4. Chấp nhân người khác

II. GIÂY PHÚT HIỆN TẠI; 1. Tự do và giây phút hiện tại

2. "Yêu thương" chỉ có thì hiện tại

3. Chúng ta có thể đau khổ chỉ một lúc

4. "Ngày nào có sự khốn khổ của ngày đó"

5. Ngày mai sẽ lo ngày mai

6. Hãy sống, thay vì đợi để sống

7. Sẵn sàng kẻ khác

8. Thời gian tâm lý và thời gian nội tâm

III. ĐỘNG LỰC TIN CẬY MẾN; 1. Các nhân đức đối thần

2. Ba suối nguồn của Thánh Thần

3. Ơn gọi và quà tặng đức tin

4. Nước mắt của thánh Phêrô và Quà tặng của niềm hy vọng

5.Lễ ngũ tuần và quà tặng đức mến

6. Lửa soi chiếu, thiêu đốt & biến đổi

7. Động lực của các nhân đức đối thần

8. Đức mến cần đức cậy, Đức cậy - nền tảng của đức tin

9. Vài trò chính của đức cậy

10. Động cơ của tội lỗi, động cơ của ân sủng

11. Cậy trông và sự trong sạch của tâm hồn

IV. TỪ LỀ LUẬT ĐẾN ÂN SỦNG: ĐỨC MẾN LÀ QUÀ TẶNG NHƯNG KHÔNG; 1. Lề luật và ân sủng

2. "Ở đâu có Thánh Thần dẫn dắt, ở đó có tự do"

3. Cạm bẫy của lề luật

4. Học để yêu thương & nhận cách nhưng không

V. KHÓ NGHÈO THIÊNG LIÊNG VÀ TỰ DO; 1. Nhu cầu hiện hữu

2. Kiêu căng và sự khó nghèo thiêng liêng

3. Thử thách thiêng liêng

4. Chỉ cậy dựa vào lòng xót thương

5. Người tự do thực sự là người không còn gì để mất

6. Phúc thay những người nghèo khó

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Tự Do Nội Tâm
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Nguyên tác: Jacques Philippe
2. BA SUỐI NGUỒN CỦA THÁNH THẦN

 Không có cách nào để lập biểu đồ tất cả những gì Chúa Thánh Thần làm trong bất cứ một cuộc sống nào. Chúng ta không thể đưa ra luật lệ hay hoạch định nó. “Gió thổi đâu tùy ý nó, anh nghe tiếng gió nhưng không biết gió từ đâu đến và nó đi đâu”.[1]Tuy nhiên, chúng ta có thể lần theo một vài thông số nào

đó. Các mầu nhiệm kinh Mân Côi có thể giúp ta thấy điều đó.

Kinh Mân Côi là một lời kinh rất hay mà qua đó, chúng ta phó mình  Đức Mẹ để đi vào thông hiệp với các sự kiện trong cuộc đời Đức Kitô. Kinh Mân Côi còn là một biểu tượng của mọi đời sống con người. Cũng như kinh Mân Côi chứa đựng các mầu nhiệm vui mừng, đau khổ và cuối cùng là vinh quang; cũng thế, có thể nói, công trình của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời chúng ta cũng có những “suối nguồn” vui mừng, đau khổ và vinh quang. (Đó là thứ tự tầm quan trọng của chúng, nhưng chúng diễn ra theo đường tròn).

Một số suối nguồn của Chúa Thánh Thần chiếu sáng và mặc khải; một số lột bỏ và làm hao mòn; một số xác định và làm  vững chắc. Cả ba loại này đều cần thiết: loại thứ nhất sinh ra đức tin, loại thứ hai dạy chúng ta trông cậy và loại thứ ba ban  chúng ta lòng can đảm để yêu mến.

Chúng ta hãy lấy gương cuộc đời thánh Phêrô. Một đôi khi, tôi hỏi những người thuộc nhóm Canh Tân Đặc Sủng, “Thánh Phêrô đã đón nhận suối nguồn của Chúa Thánh Thần khi nào?”, họ thường trả lời, “Vào Lễ Ngũ Tuần!”. Dĩ nhiên điều này đúng, nhưng tôi thêm rằng, đó không phải là thời gian duy nhất. Theo ý tôi, thánh Phêrô đã trải nghiệm “những suối nguồn khác của Chúa Thánh Thần trước cả suối nguồn trong sách Công Vụ Tông Đồ. Có ít nhất hai suối nguồn mà tôi muốn gợi lại.
 


[1] Ga 3, 8.

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (Nguyên tác: Jacques Philippe)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!