.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I. TỰ DO VÀ CHẤP NHẬN ; 1. Tìm kiếm tự do

2. Chấp nhận chính mình

3. Chấp nhận đau khổ

4. Chấp nhân người khác

II. GIÂY PHÚT HIỆN TẠI; 1. Tự do và giây phút hiện tại

2. "Yêu thương" chỉ có thì hiện tại

3. Chúng ta có thể đau khổ chỉ một lúc

4. "Ngày nào có sự khốn khổ của ngày đó"

5. Ngày mai sẽ lo ngày mai

6. Hãy sống, thay vì đợi để sống

7. Sẵn sàng kẻ khác

8. Thời gian tâm lý và thời gian nội tâm

III. ĐỘNG LỰC TIN CẬY MẾN; 1. Các nhân đức đối thần

2. Ba suối nguồn của Thánh Thần

3. Ơn gọi và quà tặng đức tin

4. Nước mắt của thánh Phêrô và Quà tặng của niềm hy vọng

5.Lễ ngũ tuần và quà tặng đức mến

6. Lửa soi chiếu, thiêu đốt & biến đổi

7. Động lực của các nhân đức đối thần

8. Đức mến cần đức cậy, Đức cậy - nền tảng của đức tin

9. Vài trò chính của đức cậy

10. Động cơ của tội lỗi, động cơ của ân sủng

11. Cậy trông và sự trong sạch của tâm hồn

IV. TỪ LỀ LUẬT ĐẾN ÂN SỦNG: ĐỨC MẾN LÀ QUÀ TẶNG NHƯNG KHÔNG; 1. Lề luật và ân sủng

2. "Ở đâu có Thánh Thần dẫn dắt, ở đó có tự do"

3. Cạm bẫy của lề luật

4. Học để yêu thương & nhận cách nhưng không

V. KHÓ NGHÈO THIÊNG LIÊNG VÀ TỰ DO; 1. Nhu cầu hiện hữu

2. Kiêu căng và sự khó nghèo thiêng liêng

3. Thử thách thiêng liêng

4. Chỉ cậy dựa vào lòng xót thương

5. Người tự do thực sự là người không còn gì để mất

6. Phúc thay những người nghèo khó

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Tự Do Nội Tâm
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Nguyên tác: Jacques Philippe
3. CẠM BẪY CỦA LỀ LUẬT

Thánh Phaolô muốn chúng ta hiểu rằng, có một cạm bẫy khác đang rình rập tự do của người Kitô hữu, một cạm bẫy tinh tế, khó nhận ra và vì thế, có lẽ nguy hiểm hơn rất nhiều: cạm bẫy lề luật. Đây là một biểu hiện khác của “xác thịt” dù không biểu lộ qua lối sống vô luân (nó có thể là đạo lý khắt khe nhất). Nó thay thế luật ân sủng bằng luật của lề luật. Đây là một sự bóp méo Tin Mừng.

Những bối cảnh lịch sử buộc thánh Phaolô phải viết về chủ đề nổi cộm này. Sau khi ngài rao giảng Tin Mừng, một số người “sửa sai” giáo huấn của ngài bằng cách nói với những người mới trở lại Kitô giáo rằng, họ không thể được cứu độ nếu không chấp nhận việc cắt bì và tuân theo nhiều điều khoản khác trong bộ luật Môisen. Thánh Phaolô phản ứng quyết liệt và bảo họ rằng, nếu nghe theo lời khuyên nhủ này, họ sẽ bị “đoạn tuyệt với Đức Kitô… và mất hết ân sủng”[1]. Tự bản thân, lề luật thì tốt, nhưng cạm bẫy là ở chỗ:

nếu xem việc tuân giữ lề luật như là điều kiện để được cứu độ, chúng ta sẽ  rằng, không phải từ tình yêu nhưng không của Thiên Chúa mà ơn cứu độ được ban  chúng ta nhưng từ những việc làm của mỗi người. Hai lối suy nghĩ đó trực tiếp đối chọi nhau. Chiếu theo ân sủng, chúng ta đón nhận ơn cứu độ và tình yêu Thiên Chúa một cách nhưng không qua Đức Kitô, hoàn toàn không kể đến công nghiệp của mình; đồng thời, tự do đáp trả tình yêu đó bằng các việc lành mà Chúa Thánh Thần tác động để có thể hoàn tất. Chiếu theo lề luật, chúng ta đáng được ơn cứu độ và tình yêu Thiên Chúa nhờ các việc lành của mình. Một lối tiếp cận dựa trên tình yêu biếu không, vô điều kiện của Thiên Chúa, và lối kia dựa trên khả năng của chúng ta cũng như chính bản thân mình.

Thánh Phaolô đoan chắc rằng, chúng ta đón nhận ơn cứu độ một cách nhưng không và bất xứng. Ngài thường nhấn mạnh điều này như trong Thư gửi Titô, “Thật vậy, cả chúng ta nữa, xưa kia chúng ta cũng ngu xuẩn, không vâng lời, lầm lạc, làm nô lệ  đủ thứ đam mê và khoái lạc, sống trong gian ác và ganh tỵ, đáng ghét và ghen ghét lẫn nhau. Nhưng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người. Người cứu độ chúng ta không phải vì tự sức chúng ta làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới”.[2]Ngài

viết  các tín hữu Êphêxô, “Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng  chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã  chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời”.[3]

Những gì luật dạy chúng ta làm thì tốt lành nhưng coi luật như là nền tảng  tương quan giữa chúng ta và Thiên Chúa thì mâu thuẫn với chân lý rằng, ơn cứu độ được ban nhưng không và rốt cuộc giết chết tình yêu.

Nó có thể dẫn đến kiêu căng. Chúng ta có thể nghĩ mình có thể đáp ứng mọi điều luật định, xem mình là công chính và coi khinh người khác vì họ không làm như thế. Đó là tội của những người Pharisêu mà Đức Giêsu mạnh mẽ lên án. Không gì giết chết tình yêu và lòng trắc ẩn đối với tha nhân hiệu quả hơn thế. Nhưng lề luật cũng có thể đưa đến thất vọng khi cảm nhận rằng, nếu không thể chu toàn mọi quy định của nó, chúng ta bị kết án không thể cứu vãn được. Chắc chắn những người khởi sự bằng việc tự hào về những “thành công” thiêng liêng của mình sớm muộn gì cũng sẽ rơi vào thất vọng.

Tiến trình đó diễn ra dưới những hình thức khác nhau. Một mặt, nó là lòng sùng đạo khắt khe của những người hành động vì trách nhiệm trong mọi sự, như thể họ có một món nợ phải trả  Thiên Chúa. Trong thực tế, Đức Kitô đã trả tất cả nợ nần của nhân loại  Thiên Chúa trên thập giá; đối lại, Ngài mời gọi chúng ta trao phó mọi sự  Ngài từ tình mến và lòng biết ơn, không phải như việc trả nợ. Có những người bị thôi thúc bởi sợ hãi, tội lỗi và nghĩ rằng, họ không thể làm gì đủ để thoả lòng Thiên Chúa. Với cái nhìn buôn bán, có người luôn tính toán công nghiệp, cân đo sự tiến bộ bản thân, chờ Thiên Chúa thưởng công  nỗ lực của mình và phàn nàn khi sự việc không diễn ra như họ nghĩ chúng phải thế này thế khác. Lại có người có thái độ hời hợt  rằng, mình đã làm mọi sự ngay khi làm được một chút việc lành và trở nên nhát đảm hoặc nổi loạn khi đối mặt với những giới hạn bản thân. Hoặc đó là đầu óc hẹp hòi của những người cân lường mọi sự theo những luật lệ khắt khe, “tinh thần yếu nhược và nghèo hèn”,[4]“những giới luật và giáo huấn của

con người”,[5] “đừng ăn cái này, đừng nếm cái kia, đừng đụng vào cái

nọ”[6] và làm  người khác không thể sống nổi vì sự tuân thủ lề luật một

cách tuyệt đối hay cầu toàn của họ.

Quan điểm chỉ cần lề luật dẫn đến sự chết, bởi lẽ kiêu căng, thất vọng, nệ luật, tính toán và những gì còn lại đều giết chết yêu thương. Quan điểm ân sủng dẫn đến sự sống, bởi ân sủng có thể làm  tình yêu lớn lên, mở rộng và nở hoa. Ân sủng được trao ban cách nhưng không và sự trao ban nhưng không này là luật duy nhất, trong đó, tình yêu có thể tồn tại. Đức Giêsu nói, “Anh em đã được  không, thì cũng phải  không như vậy”.[7]Tình yêu Thiên

Chúa thì tuyệt đối nhưng không, chúng ta không cần phải xứng đáng với nó hay phải chiến đấu để dành được nó; chúng ta chỉ cần đón nhận nó bằng đức tin. Theo thánh Phaolô, đây là con đường duy nhất dẫn tới ơn cứu độ.

Sống theo ân sủng là phương dược chữa lành kiêu căng. Chúng ta nhận ra rằng, công việc của mình không thuộc về mình nhưng là những gì Thiên Chúa ban cùng với ân sủng để mình làm.[8]Đây cũng là phương thuốc

chữa lành thất vọng, bởi dẫu thất bại kinh khủng đến đâu, chúng ta vẫn không bao giờ lãnh lấy bản án không thể tránh khỏi - chúng ta luôn có thể trở lại với tình yêu tuyệt đối nhưng không và vô điều kiện của Thiên Chúa.

Trái lại, quan điểm lề luật cản trở chúng ta cảm nếm tự do vinh quang của con cái Thiên Chúa, Đấng biết rằng, con cái Người được yêu thương cách vô điều kiện, không phụ thuộc vào công nghiệp hay những điểm tốt, điểm xấu của chúng.
 


[1] Gl 5, 4.
[2] Tt 3, 3-5; x. 2Tm 1, 9.
[3] Ep 2, 4-6.
[4] Gl 4, 9.
[5] Cl 2, 22.
[6] Cl 2, 21.
[7] Mt 10, 8.

[8] Thánh Phaolô nói đến “những việc lành Thiên Chúa đã chuẩn bị trước để trong đó, chúng ta bước đi”, Ep 2, 10.

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (Nguyên tác: Jacques Philippe)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!