.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I. TỰ DO VÀ CHẤP NHẬN ; 1. Tìm kiếm tự do

2. Chấp nhận chính mình

3. Chấp nhận đau khổ

4. Chấp nhân người khác

II. GIÂY PHÚT HIỆN TẠI; 1. Tự do và giây phút hiện tại

2. "Yêu thương" chỉ có thì hiện tại

3. Chúng ta có thể đau khổ chỉ một lúc

4. "Ngày nào có sự khốn khổ của ngày đó"

5. Ngày mai sẽ lo ngày mai

6. Hãy sống, thay vì đợi để sống

7. Sẵn sàng kẻ khác

8. Thời gian tâm lý và thời gian nội tâm

III. ĐỘNG LỰC TIN CẬY MẾN; 1. Các nhân đức đối thần

2. Ba suối nguồn của Thánh Thần

3. Ơn gọi và quà tặng đức tin

4. Nước mắt của thánh Phêrô và Quà tặng của niềm hy vọng

5.Lễ ngũ tuần và quà tặng đức mến

6. Lửa soi chiếu, thiêu đốt & biến đổi

7. Động lực của các nhân đức đối thần

8. Đức mến cần đức cậy, Đức cậy - nền tảng của đức tin

9. Vài trò chính của đức cậy

10. Động cơ của tội lỗi, động cơ của ân sủng

11. Cậy trông và sự trong sạch của tâm hồn

IV. TỪ LỀ LUẬT ĐẾN ÂN SỦNG: ĐỨC MẾN LÀ QUÀ TẶNG NHƯNG KHÔNG; 1. Lề luật và ân sủng

2. "Ở đâu có Thánh Thần dẫn dắt, ở đó có tự do"

3. Cạm bẫy của lề luật

4. Học để yêu thương & nhận cách nhưng không

V. KHÓ NGHÈO THIÊNG LIÊNG VÀ TỰ DO; 1. Nhu cầu hiện hữu

2. Kiêu căng và sự khó nghèo thiêng liêng

3. Thử thách thiêng liêng

4. Chỉ cậy dựa vào lòng xót thương

5. Người tự do thực sự là người không còn gì để mất

6. Phúc thay những người nghèo khó

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Tự Do Nội Tâm
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Nguyên tác: Jacques Philippe
2. KIÊU CĂNG VÀ SỰ KHÓ NGHÈO THIÊNG LIÊNG

Ở đây, vấn đề kiêu căng đáng  chúng ta suy nghĩ.[1]Tất cả chúng ta chào đời

với một vết thương khó lường, được cảm nghiệm như một sự thiếu hiện hữu. Để bù lại, chúng ta tìm cách tạo nên một cái tôi khác cái tôi thực sự của mình. Cái tôi nhân tạo này đòi hỏi một khối lớn năng lượng để nuôi dưỡng nó; thật dễ vỡ, nó cần được bảo vệ. Khốn  ai phủ nhận nó, đe doạ nó, đặt vấn đề về nó hay ngăn cản sự phát triển của nó. Khi Tin Mừng nói chúng ta phải “chết  chính mình” là muốn nói đến cái tôi nhân tạo này, cái tôi tự tạo này phải chết để “cái tôi” thực sự Thiên Chúa ban  chúng ta có thể nổi lên.

Khuynh hướng tương tự này cũng tồn tại trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Điều đó thật bình thường và tích cực, đây là một suối nguồn  sự trưởng thành nhân bản và thiêng liêng, bởi nó thôi thúc chúng ta tiến bộ, đạt được những thiên khiếu và tài năng, bắt chước mẫu người này hay mẫu người kia. Việc muốn trở thành một người như thánh Phanxicô Assisi hay Mẹ Têrêxa có thể giúp chúng ta bước đi trên con đường nên thánh.

Nhưng điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu chúng ta dừng lại ở đó. Rõ ràng, thật là tuyệt vời khi làm những việc lành như cầu nguyện, ăn chay, dấn thân phục vụ tha nhân, rao giảng Tin Mừng và vân vân. Nhưng sẽ vô cùng hiểm nghèo khi chúng ta đồng hóa chính mình với những việc lành thiêng liêng mà chúng ta có thể làm. Bởi lẽ, căn tính này vẫn chỉ là một căn tính nhân tạo mỏng manh và sẽ sụp đỗ vào ngày mà một trong những đức hạnh của chúng ta thất bại hay một tài năng thiêng liêng đặc biệt nào đó bị lấy khỏi chúng ta, một tài năng mà chúng ta dốc toàn lực con người mình vào. Làm sao có thể chịu đựng được những thất bại nếu chúng ta đồng hóa bản thân với những thành công thiêng liêng của mình? Tôi đã từng gặp nhiều tu sĩ nam nữ, những người cống hiến đời mình  việc tông đồ, hiến dâng cả thể xác lẫn linh hồn  một mục đích cao cả, cũng là người đã trải nghiệm một khủng hoảng sâu sắc đến mức không còn biết mình là ai khi mà bệnh tật hay quyết định của bề trên buộc họ phải dừng lại.

Đồng hóa chính mình với một nhân cách tốt lành có thể thực hiện được dẫn đến kiêu căng thiêng liêng: dù ý thức hay không, chúng ta vẫn xem mình là nguyên nhân của sự lành đó thay vì nhận ra mọi sự lành chúng ta có thể làm là quà tặng nhưng không phát xuất từ Thiên Chúa. “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, thì tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?”.[2]Tính kiêu căng này dẫn chúng ta đến chỗ xét đoán

những ai không làm được nhiều việc như chúng ta, chúng ta thiếu kiên nhẫn với những ai ngăn cản chúng ta thực hiện một dự án đã được đề ra và vân vân.

Kiêu căng, cứng lòng, khinh miệt tha nhân cùng với nhát đảm sợ hãi là những hậu quả không thể tránh khỏi của việc nhẫm lần cái tôi với tài năng của tôi. Những thất bại là điều không thể chịu đựng được bởi lẽ thay vì được coi là bình thường, thậm chí có lợi  mình, thì chúng ta coi nó như một cái gì đang tấn công vào hữu thể của mình.

Con người quý giá hơn tất cả tổng số những điều tốt lành họ có thể làm được. Họ là con cái Thiên Chúa dù họ làm điều lành hoặc không thể tự làm bất kỳ điều gì. Cha chúng ta trên trời không yêu mến chúng ta vì những điều tốt lành chúng ta làm. Người yêu mến chúng ta vì chúng ta, bởi Người đã nhận chúng ta làm nghĩa tử mãi mãi.[3]

Đó là lý do tại sao khiêm tốn, khó nghèo thiêng liêng thật quý báu: nó an toàn đặt căn tính chúng ta vào nơi an toàn, một nơi không có một tổn hại nào. Nếu kho tàng của chúng ta ở trong Thiên Chúa, không ai có thể cướp nó khỏi chúng ta. Khiêm tốn là sự thật. Tôi là những gì tôi là trong mắt Thiên Chúa: một đứa trẻ nghèo khó, tuyệt đối không có gì, nhận mọi điều, được yêu thương vô cùng và hoàn toàn tự do. Tôi đã nhận trước mọi điều từ tình yêu trao ban nhưng không của Cha tôi, Đấng nói với tôi cách dứt khoát, “Tất cả những gì của Cha đều là của con”.[4]

Kho tàng của chúng ta không phải là cái gì mối mọt có thể gặm nhắm,[5]đó chính là thiên đường trong tay Thiên Chúa. Nó tùy thuộc vào chỉ một

mình Người, vào ý muốn tốt lành và lòng hào hiệp bền vững của Người đối với chúng ta. Căn tính của chúng ta có nguồn cội từ tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng tác tạo chúng ta theo hình ảnh Người và dự định  chúng ta sống mãi với Người.

Tình yêu là những gì còn lại khi mọi sự đã qua đi. Tất cả chúng ta hãy ghi nhớ điều này mỗi khi đứng trước những thất bại, chia cắt, những lời nói mà chúng ta lấy làm hối tiếc. Tình yêu dấy lên từ vực thẳm của đêm tối như một khúc ca chỉ vừa đủ nghe, thế mà vẫn nảy sinh một bảo đảm rằng, trước mọi tai ương trong đời, ngay cả trước những niềm vui, đau khổ, sinh, tử… vẫn tồn tại một khoảng không nơi không gì có thể đe doạ, không gì từng đe doạ, không có nguy cơ bị phá hủy, một khoảng không nguyên vẹn, khoảng không của tình yêu vốn là nền tảng hiện hữu của chúng ta.[6]

Điều này không có nghĩa là không thành vấn đề khi chúng ta cư xử tốt hay không tốt. Hãy làm lành lánh dữ ngần nào có thể, bởi tội lỗi làm tổn thương Thiên Chúa và tác hại đến chúng ta cũng như người khác và thiệt hại nó gây ra thường rất khó cứu chữa. Nhưng chúng ta không có quyền đồng hoá người khác với những sai phạm của họ. Điều đó sẽ giam hãm họ và làm  họ mất hết hy vọng. Chúng ta cũng không thể đồng hoá bất cứ ai - cách riêng với chính mình - với việc lành họ làm.


 

[1] Những suy tư này được lấy ra từ một bài báo do Thầy Ephraïm viết trong Resources d’eau vive, một tờ báo tâm lý Kitô giáo được phát hành dưới sự đỡ đầu của Tu viện Béatitudes, Nouan-le-Fuzelier, Pháp.

[2] 1Cr 4, 7.

[3] Đây là lời giải đáp  cái gọi là “khủng hoảng của tuổi trung niên” rất phổ biến. Những người ở tuổi năm mươi thấy mình có một khoảng trống rỗng lớn lao bên trong, bởi họ muốn sống bằng cách làm việc, trong khi họ quên căn tính đích thực, không thể chuyển nhượng của họ là con cái Thiên Chúa, được yêu thương… không phải vì những gì họ làm mà vì những gì họ là.

[4] Lc 15, 31.
[5] Mt 6, 19.
[6] Christiane Singer, Du bon usage des crises, tr. 79.

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (Nguyên tác: Jacques Philippe)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!