.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I. TỰ DO VÀ CHẤP NHẬN ; 1. Tìm kiếm tự do

2. Chấp nhận chính mình

3. Chấp nhận đau khổ

4. Chấp nhân người khác

II. GIÂY PHÚT HIỆN TẠI; 1. Tự do và giây phút hiện tại

2. "Yêu thương" chỉ có thì hiện tại

3. Chúng ta có thể đau khổ chỉ một lúc

4. "Ngày nào có sự khốn khổ của ngày đó"

5. Ngày mai sẽ lo ngày mai

6. Hãy sống, thay vì đợi để sống

7. Sẵn sàng kẻ khác

8. Thời gian tâm lý và thời gian nội tâm

III. ĐỘNG LỰC TIN CẬY MẾN; 1. Các nhân đức đối thần

2. Ba suối nguồn của Thánh Thần

3. Ơn gọi và quà tặng đức tin

4. Nước mắt của thánh Phêrô và Quà tặng của niềm hy vọng

5.Lễ ngũ tuần và quà tặng đức mến

6. Lửa soi chiếu, thiêu đốt & biến đổi

7. Động lực của các nhân đức đối thần

8. Đức mến cần đức cậy, Đức cậy - nền tảng của đức tin

9. Vài trò chính của đức cậy

10. Động cơ của tội lỗi, động cơ của ân sủng

11. Cậy trông và sự trong sạch của tâm hồn

IV. TỪ LỀ LUẬT ĐẾN ÂN SỦNG: ĐỨC MẾN LÀ QUÀ TẶNG NHƯNG KHÔNG; 1. Lề luật và ân sủng

2. "Ở đâu có Thánh Thần dẫn dắt, ở đó có tự do"

3. Cạm bẫy của lề luật

4. Học để yêu thương & nhận cách nhưng không

V. KHÓ NGHÈO THIÊNG LIÊNG VÀ TỰ DO; 1. Nhu cầu hiện hữu

2. Kiêu căng và sự khó nghèo thiêng liêng

3. Thử thách thiêng liêng

4. Chỉ cậy dựa vào lòng xót thương

5. Người tự do thực sự là người không còn gì để mất

6. Phúc thay những người nghèo khó

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Tự Do Nội Tâm
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Nguyên tác: Jacques Philippe
2. "Ở ĐÂU CÓ THÁNH THẦN DẪN DẮT, Ở ĐÓ CÓ TỰ DO"

KHÁC BIỆT GIỮA TỰ DO VÀ PHÓNG TÚNG

Cạm bẫy xác thịt[1]được thảo luận trong các câu 13-25. Dễ hiểu thôi. Thay vì

hướng theo những thôi thúc của Thần Khí, thì với cái cớ tự do, người ta nộp mình  những đam mê, ích kỷ và tội lỗi dưới mọi hình thức: “vô luân, ô uế, phóng túng, ngẫu tượng, ma thuật, thù hận, xung đột, ghen tỵ, tức giận, ích kỷ, bất hoà, bè phái, ghen tuông, say sưa, chè chén .v.v..”. Thánh Phaolô nhắc lại  chúng ta những giáo huấn kinh điển đáng được lặp đi lặp lại trong thời buổi nhiểu nhương này: phóng túng không phải là tự do; đó là tình trạng nô lệ, trong đó, con người bị đánh bắt bởi những gì hời hợt nhất nơi nhân tính: những ước muốn ích kỷ, sợ hãi, yếu đuối và vân vân. Chúng ta phải luôn chiến đấu chống lại những khuynh hướng xấu mà thánh Phaolô mô tả đồng thời phải mở lòng vĩnh viễn để đón nhận ân sủng chữa lành tuôn chảy từ Thập Giá Đức Kitô; từ đó, chúng ta mới có thể có khả năng thật sự để thực hiện điều lành.

Chủ đề chính nhấn mạnh giáo huấn của thánh Phaolô là từ bỏ ngẫu tượng. Những ai muốn trung thành với Chúa được mời gọi bảo vệ tự do của mình và không phó mình  việc thờ ngẫu tượng; nói cách khác, không hướng đến những điều trần tục - thú vui của giác quan, quyền lực, danh vọng, công việc hay một tương quan đặc biệt nào đó - để đạt được sự sung mãn, bình an, hạnh phúc và an toàn mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể tặng ban. Bằng không, chúng ta sẽ là nạn nhân của thất vọng đắng cay và sẽ tác hại nghiêm trọng chính mình cũng như người khác.

Đối với độc giả ngày nay, cần nói thêm rằng, có hai điều phải ý thức để cuộc chiến chống lại khuynh hướng xấu có cơ may thành công. Trước tiên, những nỗ lực của chúng ta, tự sức chúng, sẽ không bao giờ đủ. Chỉ ân sủng của Đức Kitô mới có thể mang lại chiến thắng  chúng ta. Vì thế, vũ khí chủ lực của chúng ta vẫn là cầu nguyện, kiên nhẫn và cậy trông. Thứ đến, cảm xúc này chỉ có thể được chữa lành bởi một cảm xúc khác - một tình yêu không đúng chỗ được thay thế bởi một tình yêu cao cả hơn, lối cư xử sai lầm được thay thế bởi một lối cư xử đúng đắn nhằm đối phó với những ước muốn bên dưới điều sai trái, nhận ra những nhu cầu tìm kiếm sự hoàn thiện một cách ý thức hay vô ý thức mang  chúng sự hài lòng hợp pháp hoặc biến chúng thành một điều gì đó phù hợp với ơn gọi của con người.
 


[1] “Xác thịt” không có nghĩa là thân xác nhưng là bản tính con người đã mang lấy thương tích và phạm tội: chính từ trong con người, Thiên Chúa bị chống đối.

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (Nguyên tác: Jacques Philippe)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!