.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I. TỰ DO VÀ CHẤP NHẬN ; 1. Tìm kiếm tự do

2. Chấp nhận chính mình

3. Chấp nhận đau khổ

4. Chấp nhân người khác

II. GIÂY PHÚT HIỆN TẠI; 1. Tự do và giây phút hiện tại

2. "Yêu thương" chỉ có thì hiện tại

3. Chúng ta có thể đau khổ chỉ một lúc

4. "Ngày nào có sự khốn khổ của ngày đó"

5. Ngày mai sẽ lo ngày mai

6. Hãy sống, thay vì đợi để sống

7. Sẵn sàng kẻ khác

8. Thời gian tâm lý và thời gian nội tâm

III. ĐỘNG LỰC TIN CẬY MẾN; 1. Các nhân đức đối thần

2. Ba suối nguồn của Thánh Thần

3. Ơn gọi và quà tặng đức tin

4. Nước mắt của thánh Phêrô và Quà tặng của niềm hy vọng

5.Lễ ngũ tuần và quà tặng đức mến

6. Lửa soi chiếu, thiêu đốt & biến đổi

7. Động lực của các nhân đức đối thần

8. Đức mến cần đức cậy, Đức cậy - nền tảng của đức tin

9. Vài trò chính của đức cậy

10. Động cơ của tội lỗi, động cơ của ân sủng

11. Cậy trông và sự trong sạch của tâm hồn

IV. TỪ LỀ LUẬT ĐẾN ÂN SỦNG: ĐỨC MẾN LÀ QUÀ TẶNG NHƯNG KHÔNG; 1. Lề luật và ân sủng

2. "Ở đâu có Thánh Thần dẫn dắt, ở đó có tự do"

3. Cạm bẫy của lề luật

4. Học để yêu thương & nhận cách nhưng không

V. KHÓ NGHÈO THIÊNG LIÊNG VÀ TỰ DO; 1. Nhu cầu hiện hữu

2. Kiêu căng và sự khó nghèo thiêng liêng

3. Thử thách thiêng liêng

4. Chỉ cậy dựa vào lòng xót thương

5. Người tự do thực sự là người không còn gì để mất

6. Phúc thay những người nghèo khó

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Tự Do Nội Tâm
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Nguyên tác: Jacques Philippe
V. KHÓ NGHÈO THIÊNG LIÊNG VÀ TỰ DO; 1. NHU CẦU HIỆN HỮU

Một trong những nhu cầu sâu xa nhất của con người là nhu cầu liên quan đến căn tính.[1]Chúng ta cần biết mình là ai; chúng ta cần tồn tại trong mắt mình

và trong mắt người khác. Nhu cầu liên quan đến căn tính đó mạnh đến nỗi có thể dẫn đến lầm lạc. Ngày nay, chúng ta đặc biệt thấy điều ấy khi đàn ông cũng như đàn bà, đặc biệt là giới trẻ, có thể chạy theo “cái mã” kỳ quặc nhất theo tiếng gọi của mốt nhất thời, đơn giản như một phương thế khẳng định họ là ai. Các phương tiện truyền thông chào mời biết bao người mẫu: một người trẻ, một ủy viên quản trị đầy năng lực, ngôi sao thể thao, siêu người mẫu, đứa trẻ vượt qua số phận…

Ở mức độ hời hợt nhất, nhu cầu khẳng định căn tính này thường tìm thoả mãn trong sở hữu vật chất và một phong cách sống bên ngoài nào đó: chúng ta đồng hoá mình với những người giàu, với dáng dấp thể lý bên ngoài, với chiếc môtô hay chiếc thuyền buồm của mình. Điều này vô cùng rắc rối: chúng ta đang tìm cách thoả mãn nhu cầu hiện hữu bằng sở hữu. Nó có thể  chúng ta hạnh phúc một thời gian, nhưng không được bao lâu và sẽ sớm thất vọng. Nhận ra rằng, điều duy nhất mà những người khác quan tâm nơi họ là tiền bạc của họ, chứ không phải chính họ, người ta cảm nghiệm một sự cô đơn kinh khủng.

Ở mức độ cao hơn một chút, nhu cầu hiện hữu tìm sự thoả mãn qua việc đạt được hay sử dụng một số tài năng nào đó hoặc là thể thao, hoặc là nghệ thuật hay tri thức. Như vậy lại mắc phải nguy cơ nhầm lẫn hiện hữu với hữu hiệu (công việc). Nhưng nếu người ta mất hết tài năng và khả năng thì sao? Giả sử một cầu thủ bóng đá đẳng cấp quốc tế rốt cuộc, ngồi xe lăn thì sao? Giả sử một người am tường văn chương kim cổ nước Pháp bị mất trí nhớ trong một tai nạn thì sao? Khi ấy họ là ai?

Một điều thông thường và tốt lành khi một người khám phá mình có thể làm điều này hay điều kia, hiện thực hoá tiềm năng của mình và như thế, họ biết mình là ai. Vì thế, chúng ta có được tự tin và cảm nghiệm được niềm vui bộc lộ tài năng được phú bẩm. Sự nuôi dưỡng và giáo dục của chúng ta cần được đặt nền tảng phần lớn dựa trên khuynh hướng này và chúng cần được như thế.

Nhưng căn tính không bị chôn chân trong tổng số năng lực của một con người. Mỗi người có một có giá trị và một phẩm giá duy nhất, độc lập với những gì họ có thể làm. Ai không nhận ra điều này có nguy cơ trải qua một cuộc “khủng hoảng căn tính” thực sự vào ngày họ gặp thất bại; hoặc họ sẽ khinh miệt kẻ khác khi phải đối mặt với những giới hạn của tha nhân. Trong một thế giới mà con người được đánh giá bởi hiệu năng và lợi nhuận họ có thể làm ra thì đâu là chỗ đứng  những người nghèo khó và tàn tật?
 


[1] Ở mức độ tâm lý cũng như thiêng liêng, nhu cầu sâu xa nhất của con người là nhu cầu yêu thương: để yêu và được yêu. Hai nhu cầu nền tảng không thể thiếu khác liên kết với nhu cầu yêu thương và thông hiệp này là: nhu cầu chân lý (để yêu chúng ta cần biết); và nhu cầu căn tính (để yêu, chúng ta cần hiện hữu). Ba nhu cầu then chốt này tương ứng với ba khả năng thiêng liêng vốn được thần học, theo truyền thống, nhận ra nơi con người là: ý chí, tri giác và ký ức. Các nhân đức đối thần giúp chúng ta tìm thấy sự thoả mãn tối đa của những nhu cầu này trong chính Thiên Chúa: đức tin giúp chúng ta đạt đến chân lý; đức cậy làm chúng ta có thể tìm thấy sự bảo đảm cũng như căn tính nơi Thiên Chúa và đức mến giúp chúng ta sống hiệp thông tình yêu với Thiên Chúa và tha nhân.

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (Nguyên tác: Jacques Philippe)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!