Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
Bài Viết Của
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
YÊU MẾN VÀ THỰC THI THÁNH Ý CHÚA
HƯỚNG VỀ NGÀY CHÚA ĐẾN
VÌ HẠNH PHÚC VÀ PHẦN RỖI CỦA CON NGƯỜI
THANH TẨY “ĐỀN THỜ TÂM HỒN”
Lên Núi Cầu Nguyện
“Đường Hy Vọng”
NGƯỜI DỘT
TẾT ĐẾN NÓI CHUYỆN VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
SỨC MẠNH CỦA TÌNH HUYNH ĐỆ
THÀ THẮP LÊN MỘT ÁNH NẾN …
ĐẦU NĂM VỀ BÊN MẸ TÀ PAO
BƯỚC VÀO GIA ĐÌNH THẦN LINH
NÊN GIỐNG TRÁI TIM ĐỨC MẸ
CON TIM RUNG NHỊP VỚI CHÂN LÝ
MỤC VỤ GIA ĐÌNH QUA VIỆC TỔ CHỨC RƯỚC LỄ VỠ LÒNG
TỈNH THỨC CON TIM
ĐỪNG VÔ CẢM
HỌ NGẠC NHIÊN: “LẠY CHÚA, CÓ BAO GIỜ …?”
HÂN HOAN VÁC THÁNH GIÁ MỖI NGÀY
Văn tế các đẳng Linh Hồn
KHIÊM CUNG
GIỀNG MỐI
Chính yếu và phụ tùy (CN 29TN A)
ÁO CƯỚI YÊU THƯƠNG
KHIÊM CUNG

CHÚA NHẬT 31 TN A
(Ml 1,14b-2,2b.8-10; 1Tx 2,7b-9.13; Mt 23,1-12)

Là người Đông phương, khi luận bàn về đức tính khiêm cung, ắt hẳn chúng ta đều biết đến tư tưởng trong hai tác phẩm Dịch Kinh và Đạo Đức Kinh.

Trong Dịch Kinh nơi đoạn cuối Thoán truyện quẻ Khiêm () viết đại khái như sau:

Trên Khiêm thì sáng mãi ra,

Dưới Khiêm ai kẻ hơn ta được nào.

Khiêm cung giữ vẹn trước sau,

Rồi ra quân tử gót đầu hanh thông.

(Bản dịch của nhân tử Nguyễn Văn Thọ)

Còn trong Đạo Đức Kinh, được xem là của Lão Tử, Chương 66 (Hậu Kỷ) thì luận bàn: “Sông biển sở dĩ làm vua trăm hang suối chính vì khéo ở chỗ thấp, vì thế nên làm vua trăm hang suối. Bởi vậy, muốn ngồi trên dân, ắt phải lấy lời mà hạ mình; muốn đứng trước dân, ắt phải để thân mình ra sau. Vậy nên, thánh nhân ở trên dân mà dân không thấy nặng, ở trước dân mà dân không thấy hại. Cho nên thiên hạ thích thôi thúc (cổ võ) mà không chán. Vì không tranh, nên thiên hạ không tranh với mình.” (Bản dịch của Nhân tử Nguyễn Văn Thọ).

Dịch Kinh và Đạo Đức Kinh cho rằng nếu người trên khiêm cung sẽ làm cho lòng muôn dân qui tụ về; cũng như sông biển vì ở chỗ thấp nên nước muôn khe, sông, suối đều đổ xuống. Người trên không nên tranh chấp, như vậy sẽ thoát tranh chấp. Nếu ta nghịch với người, người sẽ nghịch với ta; nếu ta ưa gây mâu thuẫn, người cũng sẽ ưa gây mâu thuẫn với ta. Bằng nếu ra hòa dịu, thuận xử với người, âu người cũng sẽ hòa dịu thuận xử với ta. Đó là một định luật nhân sinh vậy!

Ba bài đọc phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta sống khiêm tốn trước Thiên Chúa và anh em.

Bài đọc 1, tiên tri Malakhi mạnh mẽ tố cáo các tư tế không làm sáng Danh Chúa mà chỉ lo vun vén cho mình: “Nếu các ngươi không nghe và không lưu tâm tôn vinh Danh Ta, - Đức Chúa các đạo binh phán -, Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai hoạ, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai họa.”

Bài đọc 2, thánh Phaolô bày tỏ tâm tình của người tông đồ phục vụ hết mình cho giáo đoàn Thêxalônica: “khi ở giữa anh em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ. Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi.

Bài Tin Mừng, Chúa Giêsu tố cáo các Biệt phái và Pharisêu sống giả dối và hình thức. Cuối đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu đưa ra một chân lý sống: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.”

Quả thật, Chúa Giêsu không chỉ nêu ra một triết lý sống khiêm cung như trong Dịch Kinh và Đạo Đức Kinh mà Ngài còn nâng triết lý sống ấy thành chân lý bằng chính cuộc sống của Ngài. Ngài đã khiêm cung vâng lời thánh ý Chúa Cha một cách trọn vẹn bằng lòng chấp nhận mang thân phận yếu hèn của kiếp người, làm con một người phụ nữ, trong một gia đình nghèo khổ, sinh ra nơi hang bò lừa giữa cánh đồng đêm đông buốt giá. Có thể tóm lại một câu: cả cuộc đời Chúa Giêsu là sự khiêm cung thực thi thánh ý Chúa Cha mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.

Không chỉ khiêm cung vâng lời và thực thi thánh ý Chúa Cha, mà Chúa Giêsu còn là mẫu gương khiêm cung với tha nhân. Trước khi bước vào cuộc khổ nạn Người đã khiêm cung quì xuống rửa chân cho các môn đệ, đồng thời kèm theo đó là bài học bác ái yêu thương: “Con người đến không phải để được hầu hạ, nhưng đến để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mt 20,28). Ngài đã khiêm cung cho đến cùng bằng cái chết thật nhục nhã trên thập giá, để hoàn tất công trình cứu độ, đem lại sự sống mới cho nhân loại.

Dịch Kinh và Đạo Đức Kinh chỉ cho chúng ta cách sống khiêm cung vì nó là phương tiện hữu dụng trong việc thu phục lòng người và là phương thế tốt trong đối nhân xử thế. Dịch Kinh và Đạo Đức Kinh nhìn khiêm cung dưới cái nhìn hoàn toàn nhân loại mà không thấy cội nguồn sâu xa của khiêm cung. Với niềm tin Kitô giáo và dưới ánh sáng của Đức Giêsu Kitô, chúng ta nhận ra khiêm cung là chân lý là sự thật bởi chúng ta là thụ tạo và là con của Thiên Chúa. Do đó, Chúng ta phải khiêm cung với Thiên Chúa và tha nhân.

Với Thiên Chúa, chúng ta là thụ tạo, là con cái. Mọi sự chúng ta , mọi sự chúng ta đều do bởi Chúa. Bởi thế, chúng ta không có lý do gì để tự khẳng định mình, tự tôn, tự cao, tự đại trước Thiên Chúa Toàn Năng. Là thụ tạo, chúng ta chỉ có thể và mãi mãi trong tư thế phụ thuộc và qui hướng hoàn toàn về Thiên Chúa. Được gọi Thiên Chúa là “cha” trong tư thế của người con là một diễm phúc khôn sánh mà chúng ta có được nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô. Ra ngoài con đường “là thụ tạo”, “là con” của Thiên Chúa thì ắt chúng ta tự chuốc lấy hậu quả là án phạt cho chính mình. Bài học của Luxiphe và ông bà nguyên tổ là một minh chứng.

Chính bởi ảnh hưởng của nguyên tội mà mầm mống kiêu ngạo luôn là mối đe dọa, là kẻ thù đòi buộc chúng ta cần chiến thắng. Chỉ có một phương dược duy nhất là sống theo thánh ý Thiên Chúa, nhìn nhận sự thật thân phận con người đã từng bị sa ngã, bị kiêu ngạo thống trị và đã tạo ra nhiều cám dỗ đam mê. Chính khi khiêm cung sống theo thánh ý Thiên Chúa,  tin - cậy -  mến nơi Ngài là lúc chúng ta sống khiêm cung triệt để.

Với tha nhân, chúng ta là anh em, là con một Cha trên trời. Bởi thế phải yêu thương người khác như chính mình. Tức phải khiêm cung phục vụ anh em là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người. Chu toàn được trách nhiệm và bổn phận cao cả ấy, chúng ta là người lớn hơn cả.

Ước mong Lời Chúa hôm nay soi dẫn, giúp mỗi người chúng ta sống khiêm cung, tức sống theo thánh ý Thiên Chúa, sống sự thật của phận người, sống chu toàn bổn phận và trách nhiệm trước Chúa và tha nhân; hầu có thể loại trừ khỏi mình sự kiêu ngạo, tự tôn luôn muốn chiếm hữu thống trị người khác. Amen.

Thomas Nguyễn Văn Hiệp

 

 

Tác giả: Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!