Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
Bài Viết Của
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
YÊU MẾN VÀ THỰC THI THÁNH Ý CHÚA
HƯỚNG VỀ NGÀY CHÚA ĐẾN
VÌ HẠNH PHÚC VÀ PHẦN RỖI CỦA CON NGƯỜI
THANH TẨY “ĐỀN THỜ TÂM HỒN”
Lên Núi Cầu Nguyện
“Đường Hy Vọng”
NGƯỜI DỘT
TẾT ĐẾN NÓI CHUYỆN VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
SỨC MẠNH CỦA TÌNH HUYNH ĐỆ
THÀ THẮP LÊN MỘT ÁNH NẾN …
ĐẦU NĂM VỀ BÊN MẸ TÀ PAO
BƯỚC VÀO GIA ĐÌNH THẦN LINH
NÊN GIỐNG TRÁI TIM ĐỨC MẸ
CON TIM RUNG NHỊP VỚI CHÂN LÝ
MỤC VỤ GIA ĐÌNH QUA VIỆC TỔ CHỨC RƯỚC LỄ VỠ LÒNG
TỈNH THỨC CON TIM
ĐỪNG VÔ CẢM
HỌ NGẠC NHIÊN: “LẠY CHÚA, CÓ BAO GIỜ …?”
HÂN HOAN VÁC THÁNH GIÁ MỖI NGÀY
Văn tế các đẳng Linh Hồn
KHIÊM CUNG
GIỀNG MỐI
Chính yếu và phụ tùy (CN 29TN A)
ÁO CƯỚI YÊU THƯƠNG
HỌ NGẠC NHIÊN: “LẠY CHÚA, CÓ BAO GIỜ …?”

CHÚA NHẬT 34 TN A - LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

(Ed 34,11-12.15-17; 1Cr 15, 20-26.28; Mt 25,31-46)

 

Trong chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, cả ba bài đọc đều hướng chúng ta đến ngày chung thẩm để mỗi người tự vấn lương, xét lại hành trình đức tin của một năm phụng vụ vừa qua mà sửa đổi đời sống theo thánh ý Thiên Chúa.

Bài đọc 1: “Này Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa cừu với dê”  (Ed 34, 17).

Bài đọc 2: “Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha” (1Cr 15, 24).

Bài Tin Mừng: kết thúc chuỗi bài giảng về cánh chung (Mt 25), trang Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu trình bày viễn tượng của ngày phán xét chung. Có sự tách biệt người lành-kẻ dữ, chiên-dê.

Có một điều làm cho chúng ta suy nghĩ: cả người lành và kẻ dữ, cả bên chiên và bên dê đều ngạc nhiên thốt lên: “Lạy Chúa, có bao giờ con thấy …” ?

Người lành (bên chiên) ngạc nhiên vì khi họ cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ trần truồng mặc, tiếp rước khách lạ, thăm viếng giúp đỡ người ốm đau tù đày … bằng trái tim rung nhịp yêu thương, bằng sự quảng đại vị tha thật sự chứ không vì một lý do nào khác, ngay cả lý do để được thưởng nước thiêng đàng cũng không nghĩ đến. Chính vì thế họ mới ngạc nhiên khi được thưởng và thắc mắc hỏi lại: “Lạy Chúa, có bao giờ con thấy …” ?

Để được như thế họ phải có một quá trình thanh luyện đời sống của mình mới có thể nên giống “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8), Đấng sáng tạo và cứu chuộc con người không nhằm mục đích gì khác ngoài mục đích vì yêu.

Còn kẻ dữ (bên dê) cũng ngạc nhiên thốt lên: “Lạy Chúa, có bao giờ con thấy…” ? Họ ngạc nhiên là phải, bởi vì khi họ cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ trần truồng mặc, tiếp rước khách lạ, thăm viếng giúp đỡ người ốm đau tù đày …vì một lý do nào đó chứ không phải bằng trái tim rung nhịp yêu thương, bằng sự quảng đại vị tha thật sự. Họ không sống theo khuôn mẫu yêu thương của Thiên Chúa. Họ làm vì tư lợi, ngay cả lý do tốt đẹp là được Chúa ban ơn, được Chúa thưởng công trên nước thiên đàng … một kiểu “bánh ít đi bánh qui lại” chung cuộc cũng là qui về mình, tìm cái lợi cho mình cả đời này và cả đời sau.

Xin được kể hai cảm nghiệm sau:

Một kỷ niệm và cũng là bài học khó quên của người viết khi còn là sinh viên. Hôm ấy tôi và một anh bạn vào quán cà phê. Hai người đang ngồi thì có một người ăn xin đến. Anh bạn đứng dậy mở bóp lấy 2000 đ (VN), cung kính đưa bằng hai tay: “con biếu cụ”. Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy thẹn với cõi lòng, bởi tôi cũng cho người hành khất rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ cung kính đưa bằng hai tay với người lớn tuổi hơn mình, chưa bao giờ thốt lên câu nói: “con biếu cụ, biếu ông, biếu bà …” bằng tình thương cảm thông sẻ chia. Dường như đều theo kiểu bố thí, ban ơn.

Hè 2005, tôi có giúp một giáo xứ. Cách hành xử của cha xứ với những người ăn xin làm tôi nhớ mãi. Ai đến xin ngài cũng vui vẻ cho. Những người nghèo khổ thật thì ngài cho kha khá, những người lạm dụng “ăn xin” như một nghề với nhiều chiêu lừa lọc thì ngài cho ít (vài ngàn hay vài chục ngàn thôi). Có người một tuần vào xin đến năm lần, nhưng mỗi lần một lý do khác nhau, ngài vẫn vui vẻ tiếp và cho tiền. Tôi bực bội bảo: “Họ lừa cha đấy, cha không nhớ người này sao?” Cha xứ cười bảo: “Nhớ chứ, nhưng họ có nỗi khổ của họ, mình cứ cho, rồi họ sẽ tự thẹn với những chiêu lừa của họ. Trách móc, vạch trần, sỉ nhục nhau được chi, mà mình lại lỗi đức bác ái”. Đem so sánh với những người hay vạch trần la lối mạt sát kẻ “ăn xin” không thật và cũng chẳng cho họ đồng nào thì cách hành xử của cha xứ này đáng học hỏi biết bao.

Ước mong Lời Chúa hôm nay soi dẫn mỗi chúng ta biết yêu như Chúa yêu. Yêu vô điều kiện. Tình yêu là tiêu chuẩn để chúng ta được hưởng hạnh phúc với vị Vua Tình Yêu Giêsu. Amen.

 

Thomas Nguyễn Văn Hiệp

 

Tác giả: Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!