Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Bài Viết Của
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Văn hóa và văn hóa dân tộc
Kỷ niệm 25 năm ngày Thành Lập Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường -Tộ, Pháp quốc
Vài nét về Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam - Tư Tưởng Nguyễn Du
Tác Phẩm VĂN HIẾN NỀN TẢNG CỦA MINH TRIẾT
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học
Tác Phẩm NHỚ NGUỒN
Tác Phẩm Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA - ĐẠO LÀM NGƯỜI
Nhân quyền và Giáo hội - Những suy tư lịch sử và thần học
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Hai)
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Một)
Trực giác về hữu thể con người và hiện sinh - Minh Giải Truyện Bánh Chưng Và Truyện Dưa Hấu Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Các tương quan của Đạo Người - Minh Giải Truyện Trầu Cau và Đầm Nhất Dạ Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chiều kích Trời - Minh Giải Truyện Đổng-Thiên-Vương Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chúa Giêsu Kitô, con người thương xót
Kiều của NGUYỄN DU (1766-1820) Một gia sản văn hóa nhân loại
Đạm Tiên và « lời mới đến từ bờ bên kia, lời làm đứt ruột » trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam - Giải minh Truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh (1492)
Tình yêu trong văn hóa
Thực hiện Nước Trời thuộc về những người nghèo
Phúc của Kitô-hữu và sứ mệnh truyền bá Tin Mừng (Trong Bài Giảng Trên Núi theo Phúc Âm Thánh Mathêu)
Văn hóa Việt Nam và vấn đề triết học
Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam và định hướng văn hóa
Đối Chiếu Sứ Điệp Truyện Hồng Bàng Thị Với Sứ Điệp Các Nền Văn Hóa Khác
Một vài suy nghĩ về đạo đức trong bối cảnh văn hóa ngày nay
Sứ điệp văn hóa nơi cuộc sống tha hương
Văn hóa là học làm người
Vĩnh biệt anh, F.X. Phan-Đức-Thông, người nói thẳng
Khổ và cứu khổ
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển ba)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển hai Các Tài Liệu ở Malines)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển một)
Đạo vào đời
Các giá trị tinh thần trước những thách đố của kỷ nguyên mới
Trong Chúa Kitô, Giáo hội cầu nguyện: Lạy cha chúng con
Chứng tích hình thành và phát triển chũ quốc ngữ từ năm 1632 dến nay : tiến trình  của Kinh Lạy Cha
Thiên Chúa là Cha
Một tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu Nhật - Hoa - Việt - Biên soạn tại Áo Môn (Macao) năm 1632
Đón nhận Chúa Thánh Thần để rao truyền Chúa Kitô
Kitô hữu được Chúa Thánh Thần ban sự sống, người đó là ai?
KITÔ HỮU ĐƯỢC CHÚA THÁNH THẦN BAN SỰ SỐNG, NGƯỜI ĐÓ LÀ AI?

  

+ Hồng-y L. J. Suenens

Người dịch  Nguyễn đăng Trúc

 

“Kitô hữu là người được Chúa Giêsu Kitô phó thác kẻ khác cho mình” Lacordaire

  

1- Là người đã gặp Chúa Giêsu Kitô 

Phúc-âm kể lại cho chúng ta biết là theo lệnh của Chúa các tông đồ đã lên núi để gặp Ngài. Tôi tin rằng mọi sứ mệnh đều bắt đầu bằng việc gặp gỡ Chúa Kitô.

Điều làm nên một Kitô hữu, trước hết là việc nầy: Kitô hữu là người đã từng gặp được Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô. Chắc bạn còn nhớ câu nói của Claudel trong ngày ông trở lại tại nhà thờ Đức Bà Paris: Lạy Chúa, bỗng nhiên Chúa là Một Ai ở trước mặt con. Kitô giáo không phải là một triết thuyết, một ý thức hệ, một nền thần học, cũng không phải một mớ các lời hay ý đẹp hoặc chân lý, dù quan trọng đến mấy đi nữa!  Kitô giáo trước hết là Một Ai. Ở đây sứ điệp và người mang sứ điệp là một.

Chúng ta tin vào Lời Thiên Chúa làm người, chúng ta tin vào Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, người anh của mọi người. Cuộc gặp gỡ nầy là phần cốt lõi của cuộc sống Kitô hữu: vì chúng ta đã gặp Ngài, vì chúng ta đã dâng hiến cuộc đời chúng ta cho Chúa Giêsu, nên chúng ta hợp nhau lại đây và sống cuộc đời mình dưới dấu chỉ của Ngài. Và Phúc âm nhắc chúng ta biết rằng khi thấy Thầy, gặp Thầy ở trên núi ấy, môt vài người đã xung đụng, một số khác lại nghi ngờ; nhưng có một số lại tuân phục. Cuộc gặp gỡ ấy như một giao điểm của các nẻo đường đời.

Trong thời đại ngày nay, bao nhiêu Kitô hữu bị cám dỗ nghi ngờ về Chúa Giêsu, chỉ vì thế giới bung bể ra khắp mọi nẻo đường, đi quá xa sứ điệp của Chúa; đây là lúc chúng ta sẽ bắt đằu phục hoạt lại đức tin của chúng ta vào Ngài. Và nếu tôi mở lòng tôi tìm gặp Chúa, tôi đi đến với Ngài, không phải với đức tin cá nhân của tôi, một đức tin của con người yếu hèn, nhưng tôi bước đến bên Ngài với đức tin của toàn Giáo-hội Ngài; như thế bước đi của tôi thật oai dũng và xinh tươi. 

Khi linh mục chuẩn bị hiệp lễ, vị ấy đọc lên những lời kinh nầy, lời kinh làm tôi rúng động:”Lạy Chúa, xin đừng nhìn đến tội lỗi con, nhưng hãy nhìn đền đức tin của Giáo-hội Chúa...”

Lạy Chúa, con đến với Chúa với đức tin của các tông đồ, của Phêrô, Phaolô và của mỗi người trong mười hai vị; con đến với Chúa với đức tin vô đối của Maria: “Phúc thay cho bà vì bà đã tin!”.  Con đến với Chúa với cả đức tin của các vị tử đạo, với đức tin của thánh Rémi và tất cả những ai đã mang lại đức tin cho xứ sở chúng con. Con tin với đức tin của những vị tuyên xưng đức tin, các giáo phụ, các nhà thần bí và các thánh; với tất cả đức tin ấy, lạy Chúa, con xin qui phục Ngài.

 

2- Là người mà người ta có thể thấy được Chúa Giêsu xuyên qua mình. 

Kitô hữu là người đã gặp Chúa Giêsu Kitô, thấm nhập cuộc sống của Ngài, đón nhận Ngài, không phải chỉ nhận biết, chỉ thương mến Ngài mà thôi mà hiến trọn đời mình sẵn sàng phục vụ Ngài. Kitô hữu trước tiên là người muốn thực hiện Chúa Giêsu một cách ưu tiên trong đời mình, vì biết rằng Lời của Chúa không phải là những lời như bao lời nói khác.

Không phải chính Chúa đã từng nói lời nầy sao:

“Lời ta là chân lý và là sự sống, lời ta mang lại sức sống? “ Bổn phận tiên quyết của chúng ta trước mặt Chúa là sống bằng sự sống của Ngài, để Ngài sống trong chúng ta; mà đó là điều mà thế giới chờ đợi nơi chúng ta, đó là thách đố mà thế giới nêu lên cho chúng ta.

Biết bao người chung quanh chúng ta không hề mở đọc Phúc-âm! Họ không đọc các trang sách thánh của Mathêu, Gioan, Luca; họ hẳn không đọc các trang sách thánh của các tông đồ...nhưng họ lại nhìn chúng ta sống. Xuyên qua bao thế kỷ, cũng một diễn tiến đó xảy ra như Phúc-âm đã từng kể cho chúng ta nghe khi một vài người trong đám đông đi riêng ra tìm đến một trong các tông đồ là Philipphê và nói với ngài: “Chúng tôi mong được gặp ông Giêsu!”.

Câu hỏi đó là câu hỏi trường kỳ xuyên qua bao thế hệ nhắn gửi đến mỗi một người trong chúng ta, giám mục, linh mục, tín hữu: Chúng tôi muốn gặp được Chúa Giêsu trong Giáo-hội hôm nay qua cuộc sống các ngài. Sau đó chúng tôi sẽ nghe các ngài nói...Chúng tôi muốn được gặp Chúa Giêsu! Và đó là điều làm cho mỗi người chúng ta đau khổ: vì tất cả chúng ta đây, chúng ta quá mờ đục, nhưng lòng chúng ta vẫn ao ước được trở thành những tấm kiếng màu rực sáng dưới ánh mặt trời để diễn tả toàn Phúc-âm trong lời nói, việc làm của chúng ta. Chính vì thế, trước khi cử hành Thánh-thể, chúng ta có bổn phận đấm ngực mình vì chúng ta không trong sáng để người ta thấy được Chúa nơi chúng ta.

Bấy giờ, chúng ta mới có thể lên đường vào đời thực hiện sứ điệp của Chúa.

 

3- Là người tuyên xưng Chúa trước mọi người 

Kitô hữu là người đã gặp Chúa Kitô, là người hiến đời mình để Chúa có thể sống trong mình. Và tiếp đó là người tuyên xưng Chúa trước mọi người. Lúc nầy, có một sự khủng hoảng trong ý niệm về việc làm chứng công khai, rao truyền Phúc-âm trực tiếp; Kitô hữu như muốn thu mình rút lui và sợ hãi.

Nguời ta đã nhấn mạnh quá mức một vài sự thật  - những điều vẫn luôn đúng -  nhưng vì quá nhấn mạnh một chiều, nên có nguy cơ làm che mờ chân lý bổ sung; không khác chỉ chiếu sáng một phần của nhà hội, phần kia lại để chìm trong bóng tối.

Người ta nói rất nhiều, ngay cả tại Côngđồng (và đúng là cần nói) về việc phải tôn trọng tự do tin tưởng, và đó là một sự thật; người ta nói nhiều đến sự hiện hữu của một phần chân lý trong các tôn giáo, có những mảnh Lời Chúa có giá trị vàng ngọc, và điều đó cũng rất đúng. Nhưng sự kiện ấy không chuẩn cho chúng ta bổn phận phải tiếp cận với người đương thời để loan báo Phúc âm cho họ, nói với họ về Chúa Giêsu Kitô, đến với họ không phải như một người có đủ thứ đến với một kẻ không có gì, nhưng là chia sẻ cho người anh em kho tàng quí giá của hạnh phúc mình đang sống, thông báo cho họ nguồn vui, mặt trời của cuộc đời mình là Đức Giêsu Kitô. 

Biết bao người chung quanh ta đang sống, nhưng không biết mình từ đâu tới, đang đi về đâu và đâu là ý nghĩa thâm sâu và tối hậu của cuộc đời mình! Chúng ta không có quyền giữ riêng cho mình hạnh phúc và niềm vui của đức tin chúng ta.  Phải nói lên cho họ nghe, đồng thời cần ý thức là Lời Chúa ta nói với họ trước hết sẽ phán xét chúng ta, cần ý thức chúng ta là kẻ bất toàn, dòn mỏng, nhưng bởi quyền năng của Chúa, chính Chúa muốn tiếp tục công việc của Ngài xuyên qua chúng ta: “Thầy sẽ ở với anh em cho đến tận thế”.

Chúa không dùng môi miệng nào khác ngoài môi miệng chúng ta, tay chân nào khác ngoài tay chân chúng ta, để lên đường đi vào trần thế nầy truyền bá sứ điệp của Ngài. Chúng ta không có quyền giam Chúa lại trong tâm hồn chúng ta và buộc Chúa im lặng trong chúng ta.

 Tôi nghĩ là chúng ta phải trừ con quỉ câm nầy, con quỉ bịt miệng biết bao Kitô hữu, nghĩ rằng im lặng là tôn trọng niềm tin của kẻ khác, và quên rằng sự tôn trọng thâm sâu nhất mà chúng ta có thể tỏ bày cho người trước mặt, đó là khiêm tốn trình bày cho họ biết điều chúng ta cảm thấy tốt nhất xảy đến nơi chúng ta: điều ấy là Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, đang nói với con người hôm nay qua chúng ta.

Và ở một khía cạnh khác, tôi dám nói là người ta sẵn sàng để nghe chúng ta, mặc dù chính họ cũng không hay: ta sẽ ngạc nhiên khi khám phá nơi họ đã có một lời mời gọi, có những thắc mắc khắc khoải sẳn đấy, từ đáy lòng mỗi người; Kitô hữu chúng ta có phận vụ đáp ứng lời mời gọi và chất vấn ấy.

Phận sự đó quá to tát, vượt lên trên sức lực và khả năng của chúng ta? Đối diện với thế giới ngày nay, đôi khi chúng ta bị cám dỗ để nói như các bà vào buổi sáng Phục sinh: Ai sẽ đủ sức đẩy giùm hòn đá che mồ cho chúng ta.

 Chúng ta có câu trả lời nào, sức mạnh nào khác hơn là tin vào sự hiện diện của Chúa thực sự ở nơi Giáo-hội Ngài; chúng ta tin vào đâu ngoài Chúa trong Giáo hội khi mọi người đang đi vào cơn lốc của một thời đại mà tiến hóa gặp trăm ngàn khó khăn vì vận tốc quá nhanh, trăm ngàn thay đổi từng thế kỷ tưởng chừng như chỉ xảy ra trong năm hoặc mười năm.

Chúng ta cần trung kiên trong niềm tin vào Chúa đang hiện diện giữa chúng ta, đã gửi Thánh Thần Ngài cho chúng ta. “Tôi tin Chúa Thánh Thần trong Giáo-hội hôm qua. Tôi tin Chúa Thánh Thần đang nói trong Giáo-hội hôm nay. Tôi tin Chúa Thánh Thần sẽ nói ngày mai...”.

Chúng ta được mời gọi để mở lòng đón nhận đức tin ấy, để Chúa có thể tiếp tục sứ mạng cao cả của Ngài nơi mỗi người chúng ta, xuyên qua mỗi người chúng ta.

 

4-  Là người làm chứng cho tình yêu 

Tình yêu múc lấy nguồn suối nơi Thiên Chúa, vì Thiên Chúa chính là Tình-yêu như thánh Gioan đã nói: Đối với Chúa sống là yêu. Thế giới đã phát sinh từ nguồn suối nầy do bởi tình yêu mà Thiên Chúa đã tạo dựng; và tình yêu ấy đã không ngừng tác động qua lịch sử ơn cứu độ. Vì thế chúng ta phải khám phá ý nghĩa tối hậu của tình yêu nhân loại nơi Thiên Chúa.

Khi tạo dựng chúng ta, Chúa đã tác thành chúng ta theo hình ảnh của Ngài và giống với Ngài: Ngài đã uốn nắn tâm hồn chúng ta theo bản mẫu là tâm hồn của Ngài. Mọi tương quan thân thiết giữa con người với nhau giúp ta khám phá dần hồi, một cách cụ thể, ý nghĩa câu nói nầy: Yêu như Chúa. Văn hào Dante có lần đã tâm sự với nàng Béatrice:

“Anh làm sao có thể ao ước gặp Chúa được, nếu anh đã không từng nhận ra Ngài nơi cái nhìn của em?”.

Thực vậy, qua kinh nghiệm yêu thương, con người xác quyết được rằng tìm về yêu thương là cốt lõi của bản tính con người. Chỉ cần chất vấn con người về khát vọng thâm sâu nhất của họ.  Thực sự, họ muốn gì? Và tìm gì?

Bên ngoài, xem ra họ ước ao đi tìm đủ thứ: chính trị, nghề nghiệp, kinh doanh, văn chương, dục vọng, thể thao.v.v... nhưng, truy cứu thấu đáo, ta sẽ thấy bên dưới những mục tiêu đa tạp nầy, là một kinh nghiệm hết sức đơn sơ và sâu kín: yêu và được yêu.

Nơi bất cứ ai, giàu hoặc nghèo, ý thức hay không lưu ý, luôn luôn có nỗi khao khát một tình yêu chân thực, vượt thời gian và những chuẩn mực nhất thời của con người yếu đuối nghĩ ra. Biết bao thảm trạng và thất bại trong cuộc sống của nhiều người đã xảy đến vì lúc thiếu thời họ không hưởng được tình yêu thương, săn sóc và hơi ấm của người cha hay người mẹ có thể giúp cho cuộc sống tình cảm và tinh thần họ phát triển bình thường. Biết bao cuộc đời hư hỏng, vì thiếu tình yêu lúc ấu thơ hoặc trên bước đường trưởng thành.

 Điều mà con người cố tìm cho ra xuyên qua những ánh sáng chiếu rọi mà họ khám phá hoặc họ hy vọng khám phá được, đó là một Tình-yêu dũng mạnh vượt thời gian và sự chết. Một tình yêu không làm suy nhược bao giờ, nhưng mang lại sự sống và thăng tiến tất cả những gì nó tiếp cận.

Thánh Augustinô đã diễn tả tâm thức ray rứt nầy ở tận đáy lòng con người:”Chúa dựng nên chúng con để hướng về Chúa, Lạy Chúa; và tâm tư chúng con luôn khắc khoải cho đến khi tìm được an nghỉ trong Ngài”.

Nếu tình yêu, tự bản tính thâm sâu, kết buộc vào Thiên Chúa, thì tội lỗi trước hết là sự khước từ yêu thương; và chỉ hiểu được tội lỗi khi đưa nó vào mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa. Đã hẳn là các tội lỗi cố tình và rõ rệt nhằm chống lại với Thiên Chúa không phải là tội thường thấy. Người ta không trách oán Chúa, người ta thường chỉ muốn làm ngơ không biết đến Ngài. Giám mục A.M. Charue đã viết: “Người ta truy tìm một sự khoái lạc riêng cho mình mà

không lưu ý hoặc bất chấp thiệt hại có thể ảnh hưởng ngay cho mình hoặc người bên cạnh. Tuy nhiên, “tự hủy hoại phẩm giá mình, khinh miệt quyền lợi kẻ khác” là phản lại bác ái của Chúa”.

Một thái độ sống như thế quên rằng Đấng Tạo Hóa và là Cha của chúng ta không bao giờ hờ hững, không bao giờ ngừng yêu thương con cái Ngài.

Vì vậy, một thế giới tuyên dương cái chết của Chúa, thì hẳn nhiên phải chối từ sự hiện hữu của tội lỗi.

Vì không nhận có một Thiên Chúa mời gọi mình, thì không có một đấng tuyệt đối nào buộc mình phải trả lời về hành động của mình: bấy giờ tội lỗi chỉ còn được xem là huyền hoặc. Kỳ thực, chúng ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của tội lỗi khi cảm nhận được mối tương quan sống động - tức là Giao ước - với Cha chung.

Mạc khải đưa chúng ta vào tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta. Qua ánh sáng Mạc khải, qua ánh sáng Tin-mừng, chúng ta mới hiểu và đánh giá được những sự khước từ do phía chúng ta.

Nhà tư tưởng Chesterton, ngày kia phát biểu một câu bề ngoài có vẻ nghịch lý: “Một vị thánh, là người biết mình là kẻ có tội”. Chúng ta khó lòng nhận ra mình có tội; có thể chúng ta đã nói nhiều lần một cách máy móc, qua miệng lưỡi chúng ta; nhưng thực sự ý thức từ nơi tâm trí và cảm nhận sự thật mình là kẻ có tội, thì không dễ.  Thú nhận mình có tội là một ơn sủng về lòng khiêm hạ, và khiêm hạ là một nhân đức hiếm có.  Sự thú nhận nầy không phát xuất từ nỗi ray rứt bệnh hoạn, nhưng là ý thức về tình yêu thương và sự thánh thiện của Chúa, khác xa với thân phận và tâm tư yếu hèn của chúng ta.

Ý thức về tội lỗi gắn liền với trực giác về ơn tha thứ. “Khởi đầu của một cuộc trở lại chân thật, là cái nhìn của Chúa trên người tội lỗi; Chúa yêu thương, tìm kiếm, khổ đau đến chấp nhận Thánh giá; Chúa đã tha thứ trước nữa, cho người có tội biết Chúa trìu mến, yêu thương người ấy, nên tạo ra nơi tâm hồn họ nỗi dày vò để họ quay trở lại”.

Với chiêu bài “tẩy trừ mặc cảm tội lỗi”, một số người ngày nay đòi hỏi quyền tự do cho mình “vô tội”, một quyền tự do không bị trói buộc bởi một trách nhiệm nào về hành vi của mình với bất kỳ cái gì khác, ngoài sự tự do vô hạn của riêng mình. Nhưng từ chối không muốn phải trả lời với ai khác về những thất bại hay thành công của mình, phải chăng là tự mình từ khước khả năng có thể được thứ tha?

Phải chăng là tự mình tách rời khỏi Đấng duy nhất có thể làm cho chúng ta làm hòa lại với nhau, khi chính Ngài cho chúng ta tấm gương tha thứ vô điều kiện? Một thứ tự do không muốn trách nhiệm về lập trường của mình trước một ai khác, phải chăng tự vất bỏ những chiều kích thiết yếu nhất của chính mình?

Vì tự do cũng có nghĩa là đồng ý để cho người mà chúng ta đã làm cho họ thất vọng, tha thứ, tiếp nhận mình. Đó là điều chúng ta khám phá được khi nhìn vào Chúa Kitô, là Chúa và Đấng Cứu-độ, là Đấng duy nhất ban cho chúng ta khả năng kinh nghiệm được sự tự do toàn bích, là tự do của tình yêu.

 

Biết mình được Chúa yêu thương 

Kitô hữu định nghĩa mình là người tin vào tình yêu của Chúa. Thánh Gioan nói rằng: Phần chúng tôi, chúng tôi đã tin vào Tình yêu. Kitô hữu tin rằng Chúa yêu mình, cá nhân mình như một người duy nhất, yêu mình mãi mãi, trung kiên.  Một tín hữu, là một “người trung kiên” đáp trả tình yêu trung kiên của Chúa đối với mình:

Toàn bộ Kinh-thánh minh chứng sự kiên trì của Chúa trong tình yêu. Sự trung kiên ấy, Đấng Tạo hóa không những cam kết thực hiện trong giây phút hiện tại của con người, nhưng Ngài cam kết yêu tiếp tục, yêu mãi mãi, yêu để giải phóng con người.

Nhiều Kitô hữu không dám tin rằng tình yêu vô biên ấy đến cho mình; họ không dám tin vào tình yêu ban đầu, trung kiên không ngơi, bao trùm hết cuộc sống nhân loại. Lý do họ không tin phải chăng thường là vì họ đã không chứng kiến những Kitô hữu phản ảnh được tình yêu trung kiên của Chúa trên bước đường đời của họ.

 Gần đây, một vị tuyên úy các bạn trẻ tâm sự với tôi là có quá nhiều người trẻ hôm nay khó tin được là Chúa yêu họ, yêu từng người trong họ. Họ cảm thấy khắc khoải, lo âu trước tương lai bất trắc.

Biết mình được Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần, tình yêu duy nhất của Chúa Ba ngôi: Sự kiện nầy làm cuộc sống và tâm tư con người bàng hoàng. Nhưng nền đạo đức Kitô giáo lại múc lấy nguồn suối của mình nơi xác tín đó của đức tin.

                              *** 

Nhiều chân trời mới mở ra cho chúng ta. Vì đức tin dạy chúng ta rằng không những chúng ta được Chúa yêu thương, trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, nhưng Chúa còn muốn trở nên “sức mạnh yêu thương” nơi chúng ta, qua chúng ta.

 Không những chúng ta yêu người bên cạnh đúng như sự mong chờ của họ, nhưng chúng ta còn được Chúa mời để yêu với chính tình yêu của Chúa, với trái tim của Chúa; Chúa mượn trái tim ta để diễn tả tình yêu đó một cách cụ thể và hấp dẫn.

Có thi sĩ viết: Khi bạn yêu, đừng nói: Chúa ở trong lòng tôi, nhưng nên nói: tôi ở trong lòng của Chúa. Kitô hữu càng để Chúa tác động trên mình, thì tình yêu của người ấy sẽ trải tràn ra các chiều kích của thế giới và ôm trọn nỗi khổ đau của nhân loại. Một Mẹ Têrêxa, qua nhiều năm tháng đi tìm những kẻ khốn cùng trên lề các nẻo đường Calcutta - hơn hai muơi bảy ngàn trong hai mươi năm - đó là tình yêu nhân loại được ân sủng gia tăng cường độ, một tình yêu được đổ đầy bằng một tình yêu mãi mãi nâng cao. Không có gì nhân loại hơn trái tim của một vị thánh: đó là một trắc nghiệm về sự trung thực không bao giờ sai. 

Trong tình yêu hôn nhân, tình yêu Kitô giáo không hề làm sút giảm chút nào: bên trong hôn phối, qua bí tích, đôi vợ chồng có thể đáp ứng trọn vẹn nghĩa vợ chồng.

Trên bình diện dấn thân cho công lý cũng thế, Kitô hữu chiến đấu cho công bằng xã hội để thể hiện tình yêu cứu độ của Thiên Chúa.

 Ý thức về yêu sách của dấn thân nầy thúc đẩy người tín hữu thường xuyên xét lại lối sống của mình và lời giáo huấn của Phúc-âm. Ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, Kitô hữu cũng múc lấy hứng khởi của tình yêu thương để làm bung bể những tính toán nhỏ nhen hoặc những lo sợ ức ép mà họ thường gặp phải.

Tác giả: Gs. Nguyễn Đăng Trúc

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!