TÁC PHẨM TIẾP CẬN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC
Vào
khoảng giữa tiền bán thế kỷ 20, trước cao trào Việt-hóa văn học với những lối định
hướng khác nhau, hoặc bảo tồn nếp cũ của truyền thống Á Đông, hoặc đoạn tuyệt với
nếp cũ để triệt để theo chân trời mới của Tây phương, kẻ sĩ Sào Nam Phan Bội
Châu đã lên tiếng trong Phàm-Lệ của cuốn Khổng Học Đăng như sau:
Cái
danh từ học cũ chẳng phải là cái đồ để đánh cắp áo mũ cân đai đâu? Cái danh từ
học mới chẳng phải là cái mồi để hót gạt mề đay kim-khánh đâu...!
Hễ
ai đọc bản sách nầy, trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng:
"Ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Bá Lạp Đồ (Platon), ta là Khang Đức
(Emmanuel Kant), chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có đông tây, mà tâm lý
in như nhau, thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền; ta chỉ là người hậu tiến
của cổ nhân mà thôi. Có chí khí ấy thời đọc quyển sách nầy mới thích. Nếu ai
chưa đọc sách nầy mà trước đã có một ý kiến sẵn: định làm nô lệ cho người đời
xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay thời xin chớ đọc.
...Xin mở file kèm
Tác giả:
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
|