Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Bài Viết Của
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Văn hóa và văn hóa dân tộc
Kỷ niệm 25 năm ngày Thành Lập Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường -Tộ, Pháp quốc
Vài nét về Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam - Tư Tưởng Nguyễn Du
Tác Phẩm VĂN HIẾN NỀN TẢNG CỦA MINH TRIẾT
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học
Tác Phẩm NHỚ NGUỒN
Tác Phẩm Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA - ĐẠO LÀM NGƯỜI
Nhân quyền và Giáo hội - Những suy tư lịch sử và thần học
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Hai)
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Một)
Trực giác về hữu thể con người và hiện sinh - Minh Giải Truyện Bánh Chưng Và Truyện Dưa Hấu Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Các tương quan của Đạo Người - Minh Giải Truyện Trầu Cau và Đầm Nhất Dạ Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chiều kích Trời - Minh Giải Truyện Đổng-Thiên-Vương Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chúa Giêsu Kitô, con người thương xót
Kiều của NGUYỄN DU (1766-1820) Một gia sản văn hóa nhân loại
Đạm Tiên và « lời mới đến từ bờ bên kia, lời làm đứt ruột » trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam - Giải minh Truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh (1492)
Tình yêu trong văn hóa
Thực hiện Nước Trời thuộc về những người nghèo
Phúc của Kitô-hữu và sứ mệnh truyền bá Tin Mừng (Trong Bài Giảng Trên Núi theo Phúc Âm Thánh Mathêu)
Văn hóa Việt Nam và vấn đề triết học
Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam và định hướng văn hóa
Đối Chiếu Sứ Điệp Truyện Hồng Bàng Thị Với Sứ Điệp Các Nền Văn Hóa Khác
Một vài suy nghĩ về đạo đức trong bối cảnh văn hóa ngày nay
Sứ điệp văn hóa nơi cuộc sống tha hương
Văn hóa là học làm người
Vĩnh biệt anh, F.X. Phan-Đức-Thông, người nói thẳng
Khổ và cứu khổ
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển ba)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển hai Các Tài Liệu ở Malines)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển một)
Đạo vào đời
Các giá trị tinh thần trước những thách đố của kỷ nguyên mới
Trong Chúa Kitô, Giáo hội cầu nguyện: Lạy cha chúng con
Chứng tích hình thành và phát triển chũ quốc ngữ từ năm 1632 dến nay : tiến trình  của Kinh Lạy Cha
Thiên Chúa là Cha
Một tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu Nhật - Hoa - Việt - Biên soạn tại Áo Môn (Macao) năm 1632
Đón nhận Chúa Thánh Thần để rao truyền Chúa Kitô
Kitô hữu được Chúa Thánh Thần ban sự sống, người đó là ai?
VĨNH BIỆT ANH, F.X. PHAN-ĐỨC-THÔNG, NGƯỜI NÓI THẲNG

  


 

Hôm nay ngày 8 tháng 9 năm 2016, lễ mừng Sinh Nhật Đức Mẹ, anh vịnh viễn ra đi, sau 20 năm can cường chống chọi với cơn bịnh ngặt nghèo bám lấy anh.

Tôi còn nhớ, khi nghe tin anh gặp phải cơn bịnh ngặt nghèo đó, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, người mà anh thương mến, nhắn chúng ta cố hoàn thành việc dịch và phổ biến cuốn sách của Hồng Y Suenens viết về Vua Baudouin,  một người chứng đức tin trong thời đại mới. Và vị giám mục đó còn tâm sự với anh : rán lên, hãy tin là vị vua mới tạ thế nầy sẽ cầu bàu cho anh vượt qua được nguy cơ nầy.

Và đúng như thế. Từ dạo đó, như quên căn bịnh còn bám bên mình, anh đã dấn thân hơn bất kỳ ai cho các sinh hoạt phục vụ cộng đồng, đoàn thể, quê hương đồng bào và giáo hội.  

Đồng hành với các anh chị trong Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường-Tộ, Tập San Định Hướng, mà anh là một trong những thành viên sáng lập, anh đã thực hiện phần kỹ thuật cho hơn 70 % những sách viết, sách dịch về đủ mọi bộ môn : văn kiện giáo hội, văn hóa, tài liệu học hỏi, cổ võ nhân quyền. Anh còn là đại diện phát hành cho Tập san Diễn Đàn Giáo Dân tại Âu Châu.

Không tháng nào trong năm mà anh không đi vận động các cơ quan từ thiện ở Đức cũng như các ân nhân người việt hải ngoại để giúp các họ đạo, các địa phận, các dòng tu thực hiện những công tác phục vụ những kể khổ đau trong nước, đặc biệt những người trong các trại phong. Anh biến nhà anh thành nơi gặp gỡ, trú ngụ thường xuyên cho những người trong và ngoài nước đang dấn thân cho những sứ mệnh yêu thương nầy.

Nhưng, nếu gia đình, bè bạn và người anh tiếp cận, không ai không biết đến một Phan-Đức-Thông phục vụ không ngơi nghỉ cho những kẻ đang gặp cảnh khốn cùng, thì dường như mọi người ai cũng biết đến cung cách « Trương Phi » và lối « nói thẳng» của anh. Lối « nói thẳng » e rằng chói tai mà anh cho rằng chỉ còn cách đó mới lột hết « những bất cập, sợ hãi », đặc biệt nơi những vị mang trọng trách dẫn dắt các tổ chức, cộng đoàn… ; lối nói đó không thể không làm cho nhiều người chung quanh anh lo ngại ; nhưng kỳ thực, nhiều lúc  anh nói lên được điều mà chúng tôi muốn nói nhưng không đủ sức « mạnh miệng » như anh.

Dẫu sao, bên cạnh nỗi lo ngại về cung cách « Trương Phi » và  lối « nói thẳng » ấy, còn có lòng khoan hòa và tình cảm  chân thật anh đối xử với mọi người, người trong gia đình, bè bạn và ngay cả những người anh từng « trực diện nói thẳng ».  Lòng khoan hòa và tình cảm  chân thật đó là nét ấm áp đặc biệt lôi kéo mọi người đến với anh. Bạn bè đến với anh không ai không cảm nhận được anh như  là người anh em ruột thịt, người nhà của anh.

Vĩnh biệt anh Phan-Đức-Thông, một chiến sĩ của lòng yêu thương đặc biệt dành cho những kẻ khốn cùng, một người bạn trung kiên cùng sát cánh trong mấy chục năm qua trong mọi sinh hoạt văn hóa và tông đồ giáo dân.

Nguyễn Đăng Trúc




 

Tác giả: Gs. Nguyễn Đăng Trúc

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!