Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Bài Viết Của
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Văn hóa và văn hóa dân tộc
Kỷ niệm 25 năm ngày Thành Lập Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường -Tộ, Pháp quốc
Vài nét về Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam - Tư Tưởng Nguyễn Du
Tác Phẩm VĂN HIẾN NỀN TẢNG CỦA MINH TRIẾT
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học
Tác Phẩm NHỚ NGUỒN
Tác Phẩm Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA - ĐẠO LÀM NGƯỜI
Nhân quyền và Giáo hội - Những suy tư lịch sử và thần học
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Hai)
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Một)
Trực giác về hữu thể con người và hiện sinh - Minh Giải Truyện Bánh Chưng Và Truyện Dưa Hấu Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Các tương quan của Đạo Người - Minh Giải Truyện Trầu Cau và Đầm Nhất Dạ Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chiều kích Trời - Minh Giải Truyện Đổng-Thiên-Vương Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chúa Giêsu Kitô, con người thương xót
Kiều của NGUYỄN DU (1766-1820) Một gia sản văn hóa nhân loại
Đạm Tiên và « lời mới đến từ bờ bên kia, lời làm đứt ruột » trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam - Giải minh Truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh (1492)
Tình yêu trong văn hóa
Thực hiện Nước Trời thuộc về những người nghèo
Phúc của Kitô-hữu và sứ mệnh truyền bá Tin Mừng (Trong Bài Giảng Trên Núi theo Phúc Âm Thánh Mathêu)
Văn hóa Việt Nam và vấn đề triết học
Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam và định hướng văn hóa
Đối Chiếu Sứ Điệp Truyện Hồng Bàng Thị Với Sứ Điệp Các Nền Văn Hóa Khác
Một vài suy nghĩ về đạo đức trong bối cảnh văn hóa ngày nay
Sứ điệp văn hóa nơi cuộc sống tha hương
Văn hóa là học làm người
Vĩnh biệt anh, F.X. Phan-Đức-Thông, người nói thẳng
Khổ và cứu khổ
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển ba)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển hai Các Tài Liệu ở Malines)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển một)
Đạo vào đời
Các giá trị tinh thần trước những thách đố của kỷ nguyên mới
Trong Chúa Kitô, Giáo hội cầu nguyện: Lạy cha chúng con
Chứng tích hình thành và phát triển chũ quốc ngữ từ năm 1632 dến nay : tiến trình  của Kinh Lạy Cha
Thiên Chúa là Cha
Một tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu Nhật - Hoa - Việt - Biên soạn tại Áo Môn (Macao) năm 1632
Đón nhận Chúa Thánh Thần để rao truyền Chúa Kitô
Kitô hữu được Chúa Thánh Thần ban sự sống, người đó là ai?
ĐẠM TIÊN VÀ « LỜI MỚI ĐẾN TỪ BỜ BÊN KIA, LỜI LÀM ĐỨT RUỘT » TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

 

 

Nguyễn Đăng Trúc

Reichstett, Pháp



 

Trong gần hai thế kỷ, Truyện Kiều của Nguyễn Du đi vào Đại Ký Ức của người Việt.  Mỗi người, mỗi sinh hoạt tiếp nhận những lời thơ Kiều như một nguồn cảm hứng, một kho tàng tài liệu hay một lời biện minh.

 

Nguồn sinh lực của Truyện Kiều khó mà cạn, vì đây là một lời thơ, một lời cảm hứng đến từ ‘Vô Phương’ bên kia bờ của không gian và lịch sử. Tuy nhiên điều đáng làm cho chúng ta hôm nay ngạc nhiên, đó là qua gần hai trăm năm, nguồn cảm hứng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Du, nguồn cảm hứng còn được gọi là Lời-Mới-Làm-Đứt-Ruột - Đoạn Trường Tân Thanh - mà Đạm Tiên là hiện thân làm sứ giả truyền đạt cho Kiều, nguồn cảm hứng kỳ lạ ấy dường như không một bậc thức giả nào lưu ý. Mà nếu có nhắc đến, thì người ta cũng chỉ biết lặp lại lời của Vương Quan, một con người ở-bên-ngoài  cảm thức của nỗi-đau-làm-người mà Nguyễn Du muốn truyền đạt qua nhân vật Kiều.

 

Trong Truyện Kiều, người nghe được từ miệng Đạm Tiên lời làm đứt ruột nhắc nhở ý nghĩa làm người, người hoàn thành cái chết của thế giới mê lầm do Tài đã được Đạm Tiên loan báo, người nhận ra Đạm Tiên là lời cứu độ khi gián tiếp cho hay Đạm Tiên cũng là Giác Duyên, người duy nhất ấy trong truyện Kiều không ai khác hơn là Kiều, kẻ hữu-tình-ta-lại-gặp-ta với Đạm Tiên.

 

Thế nhưng, Đạm Tiên, lời làm cho cổ nhân bên kia bờ miệt mài say đắm, nay con người bên nầy bờ đã đẩy lui vào dĩ vãng xa xăm, nếu không nói là đã biến lời âm thầm làm đứt ruột nầy -  lời của lương tri, lời đạo nghĩa -  thành một con điếm, một nấm mộ bị lãng quên bên lề đường.

 

Hai trăm năm ca tụng mối tình Kim Trọng-Thúy Kiều đến độ quên tương-giao-hữu-tình-bên-trong giữa Đạm Tiên và Kiều ; hai trăm năm tôn vinh Từ Hải hiệp nghĩa giang hồ khí phách đến độ quên đi cuộc-vượt-qua uy dũng từ cõi chết của Tài đến ơn cứu độ của Mệnh!  Phải chăng hai trăm năm đó cũng là nghiệp quên lãng của phận làm người ‘đã mang lấy nghiệp vào thân’ (Kiều, c. 3249) !

 

Trước bỉ ẩn lịch sử nầy, thử hỏi có lời nào của Đạm Tiên giúp ta nêu lên hai vấn nạn nầy :


 

Kiều là gia sản văn hóa của dân Việt Nam và của nhân loại, phải chăng chỉ vì Nguyễn Du có công chọn được một truyện tình cảm xã hội của một tác giả người Tàu và đã chuyển được qua tiếng Việt một cách hết sức văn chương?

Hay đã đến lúc chúng ta lại cần một « lời mới làm đứt ruột » để đọc lại Truyện Kiều và tiếp nhận được sứ điệp tư tưởng của nhà văn hóa Nguyễn Du ?

Tác giả: Gs. Nguyễn Đăng Trúc

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!