Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Bài Viết Của
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
ĐỂ SINH HOA KẾT TRÁI XUM XUÊ (Chúa nhật V PS B)
NHẬN DIỆN MỤC TỬ VÀ NGƯỜI CHĂN THUÊ
LÀM CHỨNG NHÂN (Chúa Nhật III Phục Sinh B)
NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN (Chúa Nhật II Phục Sinh)
MẦU NHIỆM TỘI LỖI DƯỚI ÁNH SÁNG CUỘC KHỔ NẠN VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ.
HỌC YÊU
CHUYỆN THƯỞNG PHẠT (Chúa Nhật IV mùa Chay B)
THANH TẨY “NHÀ THỜ” (Chúa Nhật III Mùa Chay B)
CHUYỆN TÌNH THẬP GIÁ
CHƯỚC CÁM DỖ
CHỮ TÌNH (Chúa Nhật II Mùa Chay B )
TIN MỪNG GIÚP HOÁN CẢI (Chúa Nhật I Mùa Chay B)
LỄ MỒNG HAI TẾT
LỄ MINH NIÊN (Giáp Thìn)
TRÁNH NHƯNG KHÔNG TRỐN SỰ KHỔ ĐAU
LỜI NGÔN SỨ
NGÃ ĐAU MÀ LẠI SÁNG CHO NGƯỜI TÔNG ĐỒ
SỐNG TỰ DO ĐỂ BIẾT LẮNG NGHE MÀ SÁM HỐI
VAI TRÒ TRUNG GIAN
TÍNH PHỔ QUÁT CỦA ƠN CỨU ĐỘ (Lễ Hiển Linh)
TẶNG PHẨM DÂNG CHÚA HÀI NHI (Lễ Giáng Sinh)
TÌNH CHÚA MUÔN NGÀN ĐỜI
LÀM CHỨNG VỀ ÁNH SÁNG
CON ĐƯỜNG ĐÓN NHẬN TÌNH YÊU
TẢN MẠN VỀ ƠN VÔ NHIỄM
TỈNH THỨC
LỄ CHÚA KITÔ VUA
SỐNG KHÔN NGOAN
XIN ĐỪNG DỨT SỮA NHAU! (MẠN BÀN VỀ ÁN VẠ TUYỆT THÔNG)
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
SỐNG ĐẠO YÊU THƯƠNG
VẤN NẠN QUYỀN BÍNH
CẦN MỘT TẤM LÒNG
TỪ VƯỜN NHO ĐẾN CÁC TÁ ĐIỀN: HÃY LÀ CHÍNH MÌNH
MẸ MÂN CÔI: NGƯỜI DẪN LỐI VỀ TRỜI
LÀM NGAY HÔM NAY!
THIÊN CHÚA LUÔN CÔNG MINH
VÌ SAO PHẢI QUẢNG ĐẠI THA THỨ?
THẬP GIÁ: CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
CHÂN DUNG LINH MỤC
ĐỂ ĐƯỢC VINH QUANG


(LỄ CHÚA HIỂN DUNG)

Qua hình thức hỏi đáp, xin cùng nhau suy niệm về mầu nhiệm Chúa Hiển Dung.

Hỏi: Chúa Giêsu Hiển Dung nghĩa là gì?

Không quá khó để trả lời câu hỏi này. Dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, chúng ta nhìn nhận Chúa Hiển Dung là việc Chúa Giêsu bày tỏ chân dung của mình là Thiên Chúa thật, đồng vinh quang, danh dự vả uy quyền như hai Ngôi cực thánh là Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Chân dung Thiên Chúa nơi Đấng làm người, Giêsu Kitô được tỏ bày mà Tin Mừng tường thuật qua hình ảnh: “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng như ánh sáng” (Mt 17,2).

Hỏi: Chúa Giêsu Hiển Dung để làm gì?

Đã từng một thời gian lâu dài, theo diễn suy của nhiều thánh Giáo phụ chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu tỏ vinh quang cho ba môn đệ thân tín trên núi cao là để củng cố đức tin, nâng đỡ đức cậy cho các vị trước cuộc khổ nạn thập giá mà Người sắp chịu tại Giêrusalem. Đọc kỷ các bản văn Tin Mừng Nhất lãm tường thuật cuộc biến hình của Chúa Giêsu thì lối diễn suy này xem ra chưa thật thuyết phục.

Nếu Chúa Hiển Dung là để củng cố đức tin cho các môn đệ thì sao Người lại cấm ba môn đệ thân tín không được nói với ai về chuyện các ngài đã chứng kiến? Không lẽ Chúa Giêsu quá thiên vị ba môn đệ thân tín hơn chín vị còn lại sao? Nếu để nâng đỡ lòng cậy trông cho ba môn đệ trước cuộc khổ nạn mình sắp chịu tại Giêrusalem thì giải thích thế nào dữ kiện mà Tin mừng ghi rõ là chính ba vị và các bạn đồng môn đều không hiểu chuyện từ cõi chết sống lại nghĩa là gì khi Người tiên báo cuộc khổ nạn lần thứ hai (x.Mc 9,32).

Một cái nhìn về mầu nhiệm Chúa Hiễn Dung:

Dưới cái nhìn Kitô học, Chúa Kitô khi vào trần gian mặc lấy xác phàm nhân loại thì Người đã trở nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Để có thể xác tín căn tính Thiên Chúa của mình thì Đấng làm người cần có một thời gian và một số điều kiện nào đó. Qua câu chuyện khi đến tuổi thiếu niên, vào năm mười hai tuổi theo cha mẹ lên Giêrusalem dự lễ và sau đó Chúa Giêsu ở lại Đền Thờ ba ngày mà Tin Mừng Luca tường thuật thì chúng ta có thể xác quyết rằng thiếu niên Giêsu đã nhận ra căn tính Thiên Chúa của mình là “Con của Cha trên trời” (x.Lc 2,49).

Tuy nhiên để hiểu rõ sứ mạng của mình khi vào trần gian thì Chúa Giêsu cũng cần thêm thời gian và nhiều điều kiện khác nữa, đặc biệt là việc tiếp xúc với Cha trên trời bằng sự cầu nguyện. Trên dưới ba mươi năm sống ẩn dật tại Nagiarét là một minh chứng. Khi đi rao giảng Chúa Giêsu thường chọn thời gian và không gian thuận tiện để cầu nguyện sâu lắng hơn. Người thường ra nơi vắng vẻ hay lên núi cao để cầu nguyện mỗi sáng tinh sương hay khi đêm về để gặp gỡ Chúa Cha. Dĩ nhiên Chúa Giêsu gặp gỡ không chỉ để gắn bó trong tình yêu và sự thông hiệp mà còn để nhận biết thánh ý Cha trên trời hầu vuông tròn sứ mạng khi vào trần gian: “Này Con xin đến để thực thi ý Người” (Dt 10,7).

Khi đi rao giảng Tin Mừng, trước sự chống đối của nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ, Chúa Giêsu thoáng thấy mầu nhiệm khổ giá mà Người sẽ phải vượt qua (tiên báo khổ hình thập giá lần thứ nhất). Lần này trên núi cao, chính Chúa Cha xác nhận điều này khi để cho hai vị đại diện thời Cựu Ước là Môsê và ngôn sứ Êlia hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu về chính cuộc khổ hình. Khi đón nhận chén đắng này thì Chúa Giêsu đã làm hài lòng Chúa Cha. “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta Hài lòng về Người” (Mt 17,5).

Vinh quang của Thiên Chúa rực sáng không chỉ trong kỳ công tạo dựng của Người mà còn đặc biệt trong lòng thương xót vô hạn mà Người tuôn ban cho nhân trần. Chính Đêm Tiệc ly khi Giuđa ra đi thực hiện ý định nộp Thầy thì Chúa Giêsu khẳng định: “Bây giờ Con Người được tôn vinh và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người” (Ga 13,31). Vậy chúng ta có thể nói rằng việc Chúa Giêsu hiển dung là hệ quả của tình yêu xót thương, dâng hiến trọn hảo. “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình của người hiến dâng mạng sống vì bạn hữu mình” (Ga 15,13).

Ai trong chúng ta cũng ít nhiều muốn mình được vinh quang. Là con cái Giáo hội chúng ta đều mong khuôn mặt Giáo hội được rực sáng. Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng không phải qua các đền đài uy nghi, qua các nhà thờ lộng lẫy hay các cuộc “Lễ hội” với trống kèn, rước xách hoành tráng mà khuôn mặt Giáo rạng rỡ mà chính qua sự phục vụ tận tâm với lòng thương xót thực sự thì diện mạo của Giáo hội mới sáng toả trong vinh quang. Để được vậy thì không gì hơn hãy biết lắng nghe lời Chúa Cha tuyên phán năm xưa trên núi cao: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người (Chúa Giêsu)” (Mt 17,5). Một lời truyền của Chúa Giêsu đêm Tiệc ly: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,12). Khi vâng nghe, sống lệnh truyền này, nghĩa là cúi xuống phục vụ tha nhân trong tình yêu và sự khiêm hạ thì chắc chắn chúng ta, Giáo hội chúng ta sẽ HIỂN DUNG.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 

Tác giả: Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!