Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Bài Viết Của
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
ĐỂ SINH HOA KẾT TRÁI XUM XUÊ (Chúa nhật V PS B)
NHẬN DIỆN MỤC TỬ VÀ NGƯỜI CHĂN THUÊ
LÀM CHỨNG NHÂN (Chúa Nhật III Phục Sinh B)
NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN (Chúa Nhật II Phục Sinh)
MẦU NHIỆM TỘI LỖI DƯỚI ÁNH SÁNG CUỘC KHỔ NẠN VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ.
HỌC YÊU
CHUYỆN THƯỞNG PHẠT (Chúa Nhật IV mùa Chay B)
THANH TẨY “NHÀ THỜ” (Chúa Nhật III Mùa Chay B)
CHUYỆN TÌNH THẬP GIÁ
CHƯỚC CÁM DỖ
CHỮ TÌNH (Chúa Nhật II Mùa Chay B )
TIN MỪNG GIÚP HOÁN CẢI (Chúa Nhật I Mùa Chay B)
LỄ MỒNG HAI TẾT
LỄ MINH NIÊN (Giáp Thìn)
TRÁNH NHƯNG KHÔNG TRỐN SỰ KHỔ ĐAU
LỜI NGÔN SỨ
NGÃ ĐAU MÀ LẠI SÁNG CHO NGƯỜI TÔNG ĐỒ
SỐNG TỰ DO ĐỂ BIẾT LẮNG NGHE MÀ SÁM HỐI
VAI TRÒ TRUNG GIAN
TÍNH PHỔ QUÁT CỦA ƠN CỨU ĐỘ (Lễ Hiển Linh)
TẶNG PHẨM DÂNG CHÚA HÀI NHI (Lễ Giáng Sinh)
TÌNH CHÚA MUÔN NGÀN ĐỜI
LÀM CHỨNG VỀ ÁNH SÁNG
CON ĐƯỜNG ĐÓN NHẬN TÌNH YÊU
TẢN MẠN VỀ ƠN VÔ NHIỄM
TỈNH THỨC
LỄ CHÚA KITÔ VUA
SỐNG KHÔN NGOAN
XIN ĐỪNG DỨT SỮA NHAU! (MẠN BÀN VỀ ÁN VẠ TUYỆT THÔNG)
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
SỐNG ĐẠO YÊU THƯƠNG
VẤN NẠN QUYỀN BÍNH
CẦN MỘT TẤM LÒNG
TỪ VƯỜN NHO ĐẾN CÁC TÁ ĐIỀN: HÃY LÀ CHÍNH MÌNH
MẸ MÂN CÔI: NGƯỜI DẪN LỐI VỀ TRỜI
LÀM NGAY HÔM NAY!
THIÊN CHÚA LUÔN CÔNG MINH
VÌ SAO PHẢI QUẢNG ĐẠI THA THỨ?
THẬP GIÁ: CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
CHÂN DUNG LINH MỤC
SỐNG KHÔN NGOAN

 


(Chúa Nhật XXXII TN A)

Dụ ngôn mười cô trinh nữ đi đón chàng rể, trong đó có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan là dụ ngôn có thể nói rất quen thuộc với Kitô hữu. Và chúng ta lại dễ dàng đón nhận bài học là phải tỉnh thức sẵn sàng một cách rất tự nhiên khi chúng ta đã nhìn nhận rằng không ai biết được “cái giờ Chúa đến” với mình, nghĩa là cái giờ mình phải giả từ trần gian.

Dưới cái nhìn nhân loại thì khôn ngoan là một nhân đức thuộc phạm trù lý trí và cả ý chí. Theo viễn tượng này thì người khôn ngoan là người biết sử dụng trí khôn để phân biệt cái này với cái kia, sự vật này với sự vật khác, biết phân biệt điều đúng với điều sai, cái tốt với cái xấu, điều hơn với điều kém…Người khôn ngoan còn biết phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả, cái gì là bản chất, cái gì là hiện tượng…Sự khôn ngoan dưới góc nhìn này được thủ đắc bằng luyện tập và một vài môn học giúp rèn luyện khả năng phân biệt đó là môn toán học, môn luận lý học, đạo đức học… Dĩ nhiên để được gọi là khôn ngoan thì không chỉ biết phân biệt mà còn biết chọn điều đúng, chọn điều tốt, điều tốt hơn, biết xem trọng nguyên nhân hơn là kết quả, bản chất hơn là hiện tượng...

Vì là một nhân đức thuộc phạm trù lý trí, mà trí khôn con người xem ra bị điều kiện hoá bởi thời gian, tuổi tác, do đó sự khôn ngoan vốn mang tính hữu hạn. Qua cái ngưỡng cửa tuổi bảy mươi thì nói chung khả năng phân biệt, phán đoán của con người giảm dần. “Càng già, càng lẩn thẩn” là một hiện thực như tất yếu.

 Kitô hữu chúng ta mỗi lần tham dự lễ an táng một người cao niên lại thường được nghe trích đọc bài trích sách Khôn ngoan: “Người đầu bạc thì khôn ngoan và tuổi già là một cuộc đời thanh sạch” (Kn 4,9) (Bản dịch mới trong Sách Nghi thức an táng: “Thật vậy, sự hiểu biết của con người thay cho đầu bạc, và đời sống trong sạch thay cho tuổi già”). Vì thế cần phải hiểu sự khôn ngoan của câu trích Lời Chúa này theo một chiều kích khác hơn.

Bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật XXXII TN A trình bày về Đức Khôn Ngoan như sau: “Đức Khôn Ngoan sáng chói, và không hề tàn tạ. Ai mến chuộng Đức Khôn Ngoan thì đức Khôn Ngoan dễ dàng cho chiêm ngưỡng. Ai tìm kiếm Đức Khôn Ngoan thì Đức Khôn Ngoan cho gặp. Ai khao khát Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan đi bước trước mà tỏ mình cho biết…” (Kn 6,12 tt). Đức Khôn Ngoan ở đây như được nhân cách hoá. Nó không còn là một thuộc tính của trí khôn mà là một ai đó. Nếu ta thay cụm từ “Đức Khôn Ngoan” bằng cụm từ “Thiên Chúa” thì ý của đoạn văn sẽ rõ ràng và dễ hiểu. Như thế, dưới ánh sáng Lời mạc khải thì Đức Khôn Ngoan được đồng hoá với chính Thiên Chúa, Đấng Toàn Tri, Toàn Thiện, Toàn Ái. Đoạn trích sách Khôn ngoan còn tiếp rằng để đạt tới Đức Khôn Ngoan thì cần chú tâm tới lề luật của Đức Khôn Ngoan và yêu mến là tuân giữ lề luật (x.Kn 6, 17-18).

Như thế người khôn ngoan không chỉ là người biết phân biệt mà trên hết là người có tấm lòng biết yêu mến. Dưới cái nhìn này thì chúng ta mới hiểu được người đầu bạc là người khôn ngoan. Tuổi đời càng cao thì con tim người ta càng dễ mở rộng. Tấm lòng của các cụ ông, cụ bà dành cho cháu con thì hẳn ta đã rõ. Nhiều vị dường như chưa chịu nhắm mắt, xuôi tay, khi chưa thấy cháu con yên bề gia thất. Sốt sắng với việc Nhà Chúa thì ít ai bì với người cao tuổi. Quả thật, dù cho “đa thọ thì đa nhục” nhưng chính khi biết lấy những gì bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho chúng ta, chứ không phải do bởi lau chén dĩa bên ngoài (x.Lc 11,37-41). Sách thánh lại cho hay rằng dù tuổi chưa cao nhưng nếu có được “sự hiểu biết” đúng thì sẽ có được sự khôn ngoan như người đầu bạc.

Trở lại với năm cô trinh nữ khôn ngoan của bài dụ ngôn Chúa Giêsu kể. Các cô được gọi là khôn ngoan vì các cô có tấm lòng với cô dâu, chú rể, với dòng tộc hai họ. Đi đón chàng rể với đèn và dầu đầy bình là một động thái của người có tấm lòng biết lo xa, liệu trước. Các cô tính trước, lo xa không phải vì mình mà vì chính cô dâu, chú rể, vì cả hai họ…Trái lại, năm cô trinh nữ khờ dại là những cô phù dâu ít có tấm lòng với chú rể, cô dâu. Vẫn có đó nhiều cô phù dâu trong các tiệc cưới ngày nay chỉ lo “xoe xua” làm nổi bật cho bản thân mà chẳng để ý gì đến người khác. Quả là một sự khôn lanh theo kiểu thế gian là tìm mọi dịp để lăng xê chính bản thân mình.

Các nhà chú giải Thánh Kinh cho ta hay: “dầu đèn” theo văn hóa thời bấy giờ có ý nghĩa là những việc tốt, việc lành khởi đi từ tấm lòng son. Người đã có tấm lòng biết yêu mến thì không bỏ qua một cơ hội dù nhỏ, để làm điều tốt, việc lành cho tha nhân. Và những việc tốt, những việc lành chính là hành trang của người tỉnh thức sẵn sàng khi Chúa đến. Dù Chúa đến bất cứ giờ nào họ luôn có đủ đầy hành trang là các việc tốt để trình diện Vua các vua, Chúa các chúa, Đấng đến thế gian không phải để được hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mc 10,45). Và cũng Đấng ấy trong ngày cánh chung khi lên ngồi trên toà phán xét sẽ hỏi tấm lòng của chúng ta dành cho nhau nhất là cho những người bé mọn (x.Mt 25,31-46).

Không ai muốn làm người ngu dại. Ai cũng thích được nhìn nhận là khôn ngoan. Tuy nhiên, điều quan trọng là biết sống khôn ngoan theo cái nhìn của Chúa, dĩ nhiên là để làm đẹp lòng Chúa và vì chính hạnh phúc đời đời của chúng ta.

Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Tác giả: Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!