Dẫn Nhập
Văn Hoá Sự Chết ngày càng bao phủ đặc dầy trên
lương tâm nhân loại. Thế giới vẫn tiếp tục hứng lấy biết bao nhiêu thảm hoạ tai
ương. Lúc này nạn dịch Corona đang trở nên một đại dịch cho toàn cầu, cũng chỉ
do lòng hoang tưởng kiêu căng của con người. Phải chăng hình phạt từ Trời Cao
đang đổ xuống nhãn tiền?
“Nhân-đạo ố doanh, nhi hiếu khiêm”, đạo làm
người vốn ghét sự kiêu-căng tự mãn, cho mình là đầy-đủ toàn-bích hơn ai hết
(doanh) nhưng trái lại chuộng sự khiêm tốn nhún-nhường (khiêm).
Xét cho cùng, bao nhiêu thói xấu cũng đều do
sự kiêu-ngạo. Trong kinh “Cải Tội Bảy Mối Tội Đầu” quen đọc hàng ngày, tội
kiêu-ngạo được xếp hàng đầu trước tiên. Theo Thánh Tôma A-ki-nô, kiêu-ngạo là
bởi có những ước muốn trái nghịch với trật-tự do Thiên-Chúa tiền-định, ấy là không
phục tùng thánh-ý Chúa. Thánh Au-gu-ti-nô gọi “tội kiêu-ngạo là cội rễ của mọi
tội” và “tội kiêu-ngạo khởi nguồn từ lúc con người tách rời khỏi Thiên-Chúa”.
Một nhà thơ Pháp của thế kỷ 19, Charles
Baudelaire, trong thi tập từng gây tranh cãi “Les Fleurs Du Mal” (Hoa Của Sự
Ác) có bài “Hình Phạt Của Tội Kiêu Ngạo” (Châtiment De l’orgeuil), chúng tôi
diễn dịch dưới đây:
HÌNH PHẠT CỦA SỰ KIÊU CĂNG
Charles Baudelaire (1821-1867)
Bộ sưu tập: Những bông hoa của ác quỷ (1857).
Trong thời vàng son của nền Thần học bộc phát
Như cây căng nhựa xanh tươi cao ngất đơm bông;
Truyện rằng hằng ngày, một bác sĩ quán thông lỗi lạc
Từng cưỡng ép bao con tim lạnh nhạt dửng dưng
Khuấy động tim đen họ tới tận cùng sâu lắng.
Hắn vừa đặt chân tới vầng chói sáng thiên cung,
Chợt thấy bao độc đạo, vẫn chưa từng bén mảng!
Các lối này, chỉ dành cho những linh hồn trong trắng lên đây.
Khi đã lên cao chót vót, bỗng hắn dại ngây hốt hoảng,
Giọng Satan kiêu hãnh, hắn vỗ ngực kêu toáng lên ngay:
"Chúa à, này bé Giêsu! Tôi đẩy ngươi lên cao thế này cho
rõ!
Nhưng, tấn công mà ngươi mảnh vải không có che vai
Thì ngươi càng xấu hổ như ngươi đã ngời ngời rạng rỡ,
Ngươi chẳng hơn gì một thai nhi mắc cở lắm thay!».
Lập tức trí khôn hắn ta bay mất ngay.
Bánh mặt trời rực rỡ nay mờ hẳn;
Trí thông minh nay cuồn cuộn bấn loạn thay!
Trong đền xưa sống động, ngăn nắp như điện đài hoa mĩ,
Hắn núp dưới trần nhà được trang trí khéo tay,
Nay bóng đêm tịch-liêu chụp xuống đặc dày thân hắn
Như bị nhốt trong hầm ngột ngạt khóa chặt.
Từ đó hắn như bầy thú lang bạt rạc rài,
Hắn đi biệt tích lạc loài chạy rông
Chạy rong khắp các cánh đồng
Mùa hè chẳng có mùa đông chẳng hề,
Nhớp nhơ, vô dụng, ê chề
Trẻ con nhạo hắn: tên hề mua vui.
Charles Baudelaire.
Ben. Đỗ Quang Vinh
diễn dịch
Châtiment de l'orgueil
En ces temps
merveilleux où la Théologie
Fleurit avec le plus de sève et d’énergie,
On raconte qu’un jour un docteur des plus grands,
— Après avoir forcé les cœurs indifférents,
Les avoir remués dans leurs profondeurs noires,
Après avoir franchi vers les célestes gloires
Des chemins singuliers à lui-même inconnus,
Où les purs Esprits seuls peut-être étaient venus,
— Comme un homme monté trop haut, pris de panique,
S’écria, transporté d’un orgueil satanique :
« Jésus, petit
Jésus ! je t’ai porté bien haut !
Mais si j’avais voulu t’attaquer au défaut
De l’armure, ta honte égalerait ta gloire,
Et tu ne serais plus qu’un fœtus dérisoire ! »
Immédiatement sa raison s’en alla.
L’éclat de ce soleil d’un crêpe se voila ;
Tout le chaos roula dans cette intelligence,
Temple autrefois vivant, plein d’ordre et d’opulence,
Sous les plafonds duquel tant de pompe avait lui.
Le silence et la nuit s’installèrent en lui,
Comme dans un caveau dont la clef est perdue.
Dès lors il fut semblable aux bêtes de la rue,
Et quand il s’en allait sans rien voir, à travers
Les champs, sans distinguer les étés des hivers,
Sale, inutile et laid comme une chose usée,
Il faisait des enfants la joie et la risée.
Charles Baudelaire
(1821-1867)
Source : Les
fleurs du mal (1857).
Chú thích: Charles Pierre
Baudelaire là tác giả tập thơ từng gây tranh cãi “Hoa Của Sự Ác” (Les Fleurs Du
Mal). Tác phẩm đã bị truy tố
vì “xúc phạm đến đạo đức” và “thuần phong mỹ tục”. Về sau, bộ luật ngày 25
tháng 9 năm 1946 ban hành quyền xét lại các tác phẩm văn chương. Nên Hội các
Nhà văn yêu cầu xét lại trường hợp của “Hoa Sự Ác”, và đã được Toà phá án chấp
thuận. Và ngày nay ông được công nhận như một cây viết hàng đầu của lịch sử thi
ca Pháp, Baudelaire đã trở thành một nhà thơ cổ điển.
Qua tác phẩm của mình, Baudelaire đã làm nổi
bật những liên hệ giữa cái ác và cái đẹp, bạo lực và khoái lạc. Theo
Chateaubriand “Hoa Của Sự Ác” gián tiếp bàn đến Tinh Thần Của Kitô giáo (ses
écrits font allusion au Génie du Christianisme) Chateaubriand viết: “Người kitô
hữu luôn luôn nhìn mình như người lữ hành đi qua cuộc đời này trong thung lũng
nước mắt và chỉ đến khi nằm trong huyệt mộ mới thấy mình được an nghỉ” (Le chrétien se regarde toujours comme un voyageur qui
passe ici-bas dans une vallée de larmes et qui ne se repose qu'au tombeau). Baudelaire thường chỉ
cảm thấy tởm lợm trước một “đám đông đê tiện” (bài thơ Recueillement). Điều làm ông xúc động trước nhất là tính ích
kỷ và hung dữ của con người, sự tê liệt về tinh thần, sự thiếu vắng cảm thức
cái đẹp và cái tốt lành trong con người.
Xin mời đọc
thêm :
KHIÊM-NHU, CHÌA KHÓA
CỦA BÌNH-AN HÀI-HOÀ
http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=117&ia=11259
Ben. Đỗ Quang Vinh
attachment_PDF