Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Người ta đã lấy xác Chúa, thật không? (CN PHỤC SINH - Lễ Sáng)
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
Ba điều Thánh GIUSE cho Chúa GIÊSU.
VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ CHÚA GIÊSU?
CN I MÙA VỌNG năm A: VỌNG TỬ
Thần dân đầu tiên trong Vương Quốc của Vua Kitô
Khi sống lại, người ta…
Lùn chưa chắc đã thấp (CN 31C)
SỰ TƯỞNG LẦM (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Người môn đệ “chất lượng cao”
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Luận về chữ “ăn” (CN 22C)
Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
HAI CÁCH HIỂU CÂU KHÓ HIỂU (CN 20C)
LỜI MỜI DỰ TIỆC HOÀNG GIA, ĐÁNG KHÔNG TA? (CN 28A)



Dụ ngôn Vua mở tiệc cưới cho hoàng tử rất hay, nhưng Chúa Giêsu có vẻ xa thực tế. Ai mà quá khờ dại đến nỗi từ chối lời mời tham dự tiệc cưới hoàng gia ? Một miếng đầu làng bằng một sàng xó bếp, huống lọ là một miếng nơi cung đình chốn hoàng gia, lại càng đáng ước ao sao xiết ! Ngày nay TT Mỹ gây quỹ bằng cách tổ chức các bữa ăn, được ăn sáng với TT, bỏ ra vài ngàn đô có là gì ? Đàng này được mời miễn phí dự tiệc cưới hoàng tử, làm sao lại từ chối. Ấy vậy mà nhiều khi con ngươi lại có thể rất dại khờ để từ chối.

Ta thử xét xem trường hợp có vẻ thực tế hơn về anh chàng kia, khi đang làm việc trên cánh đồng, bỗng sứ giả nhà vua đột ngột xuất hiện, báo cho anh một tin rất là tuyệt diệu.

"Anh được mời đến dự bữa tiệc hoàng gia",

Nghe tin này, Anh như từ cung trăng rơi xuống. Trong phút chốc, cuộc đời buồn tẻ của anh đã thay đổi.

"Chính xác bữa tiệc bắt đầu lúc nào ?", anh hỏi.

"Tối nay", sứ giả đáp và thêm, "Khoảng một giờ nữa, tôi sẽ trở lại để nhận câu trả lời của anh. Anh phải có câu trả lời rõ ràng đi hay không đi." Rồi sứ giả đi.

Bữa tiệc được tổ chức ngay tối nay ! Anh chàng nghĩ. Điều này thay đổi mọi chuyện. Anh coi lại công việc anh đã làm. Thật tốt. Rồi anh nhìn đến những gì còn phải làm. May mắn, anh có thể hoàn thành hôm nay. Thật dễ chịu khi hoàn tất mọi việc. Lại nữa, Thời tiết lý tưởng để anh hoàn thành những gì chưa xong. Anh xem lại mấy con bò, chúng còn mới trong công việc, anh phải giúp chúng thích ứng ngay hôm nay, không thể bỏ dở dang công việc này được. Anh sắp sửa làm thì lúc đó anh nhìn lên và anh thấy gì ? Anh thấy sứ giả hoàng gia đang đi vào cánh đồng của người hàng xóm của anh, mà anh với người hàng xóm từ lâu nay hục hặc.

“Vậy người hàng xóm này cũng được mời à !” Giả sử, có thể như vậy, anh bị đặt ngồi cạnh anh ta tại bàn tiệc ư? Thật là một điều không thể chấp nhận được. Tất cả những hấp dẫn của bữa tiệc hoàng gia bỗng nhiên bắt đầu mất dần…

-Rồi điều buồn tẻ nữa là giặt giũ và thay quần áo. Anh sẽ mặc bộ nào ?  Ngay cả bộ đồ tốt nhất của anh hình như cũng chưa xứng với bữa tiệc hoàng gia ; và anh lại không thích cảm giác bị khinh dể trước mặt nhà vua và các vị khách mời khác.

-Rồi dần dần, từng mối nghi ngờ bắt đầu nổi lên, chỉ trước đây ít phút, bầu trời trong xanh rực sáng, giờ đã trở thành u ám tối tăm. Anh bắt đầu có những ý nghĩ khác. Tốt hơn, hôm nay nên làm xong công việc cày bừa, và việc huấn luyện mấy con bò cũng cần phải hoàn tất.

"A", anh thở dài, "Nếu bữa tiệc được tổ chức vào tối mai, khi ta đã cày bừa xong, và ta sẽ không phải suy nghĩ lại về lời mời."

Khi sứ giả trở lại thì anh cũng đã quyết định xong.

"Sao", sứ giả nói, "anh đi chứ ?"

"Tôi phải làm xong phần đất này", Anh bắt đầu phân trần, tôi phải hoàn tất việc huấn luyện mấy con bò. Ngoài ra, tôi …", nhưng sứ giả đã vội ngắt lời anh :

"Chỉ cần nói cho tôi biết anh đi hay không đi."

"Tôi e rằng tôi sẽ không đi", Anh nói. Anh định nói lời xin lỗi, nhưng sứ giả đã đi mà không buồn nghe.

 

Dụ ngôn là nhằm nói về một thực tại nào đó. Dụ ngôn mời dự tiệc cưới nói về Nước Trời, nhưng trong những ngày gần cuối của Năm Thánh Thể, (kết thúc 23-10 khánh nhật truyền giáo) chúng ta có thể nói ngay rằng dụ ngôn mời dự tiệc cưới hôm nay cũng nói về bữa tiệc Thánh Thể nữa.

Chúng ta được mời dự tiệc Chúa trời đất, Vua muôn Vua. Món ăn là bánh bởi trời, là thịt Chiên Thiên Chúa. Nhưng chúng ta sẽ dễ dàng từ chối như dụ ngôn Chúa nói, như chàng trai kia viện dẫn rằng :

-Đi Nhà Thờ mà phải ngồi cạnh bà già khó tính kia thì thà ở nhà còn hơn.

-Hôm nay Chúa nhật, nhưng còn phải học, còn phải thi, còn phải đi chơi, còn phải đi làm nữa chứ. Nằm nướng một chút cho khoẻ rồi đi học.

-Đi lễ mà nghe ông cha giảng dài, dở, dai, thì đi làm gì ? Đi thêm tức.

Hoặc đi lễ mà ông cha chưa mở miệng mình đã biết tỏng ông nói gì rồi, thì đi có ích gì đâu.

-Nhà Thờ gì mà nóng quá, đi lễ đổ thêm bệnh

-Nhà Thờ gì mà ồn quá, con nít chạy ngang dọc, đi lễ thêm bực  mình

-Thời giờ là vàng bạc, một giờ ở Nhà Thờ, nếu ở nhà mình làm được biết bao nhiêu là việc.

Lý lẽ này còn mạnh hơn nữa :

-Bà Y ông X đi lễ hoài mà có thấy hơn gì đâu, cũng cau có, la rầy.

-Mai mốt phán xét Chúa có hỏi mỗi tuần mấy lần đi lễ đâu, mà chỉ toàn cho kẻ đói ăn, khát uống, viếng kẻ tù rạc. Tôi dành ngày Chúa tôi thực thi bác ái như Chúa dạy cũng đủ.

Thế là ta dư lý để từ chối lời mời dự Tiệc Thánh Thể, nếu ngăn trở thì còn Tiệc Lời Chúa. Mà ai ăn tiệc này có sự sống đời đời… Lời Thầy mới có sự sống đời đời (Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Ai ăn bánh này sẽ có sự sống đời đời) ấy vậy mà ta cũng còn viện đủ lẽ để chối từ, huống lọ là tiệc cưới hoàng gia ăn xong, no đó mà cũng đói đó.

Vì thế nếu ở đầu ta nghĩ Chúa kể dụ ngôn hơi xa thực tế, vì ai lại dại từ chối dự tiệc cưới hoàng tử, thì nghĩ kỹ lại,  ta thấy dư sức để ta từ chối bữa tiệc còn hơn thế nữa, là Tiệc Thánh Thể.

Điều nguy hiểm nhất mà chúng ta phải đương đầu không phải chúng ta từ bỏ Thiên Chúa, bỏ lễ để quay sang điều ác, đi ăn trộm ăn cắp, giết người… mà nói đúng hơn, chúng ta chỉ làm ngơ lời mời gọi của Người mà thôi. Làm ngơ lời mời gọi của Thiên Chúa, nói chung, là hình thức từ chối tồi tệ nhất. Đó là sự thờ ơ lãnh đạm. Người thờ ơ lãnh đạm là người khó hoán cải nhất. Thà nóng hoặc lạnh hẳn. Hâm hâm dở dở Chúa sẽ mửa ra.

Vào năm 1978-79 khi về nhà chăm sóc cho người cha bị liệt, tôi có một cảm nghiệm này là : ngày nào không đi lễ được, là ngày đó thiếu vắng một cái gì ghê lắm, còn vắng hơn cả vắng cà phê thuốc lá của những người nghiền cay đắng. Đi lễ trở thành ghiền ! Đây Chiên Thiên Chúa, Đây Đấng xoá tội trần gian. Phúc cho ai được mời đến dự tiệc chiên Thiên Chúa.

Chớ gì chúng ta đừng nại bất cứ lý do gì dù xem ra hợp lý đến mấy để từ chối tham dự tiệc cưới Con Chiên, bữa tiệc hai món : Tiệc Lời Chúa và Tiệc Thịt Chúa.

 

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

(nương theo bài Nhóm Đồng Hành Sg)

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!