Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Ba hình ảnh của mục tử tốt lành (CN 4B Phục Sinh)
Người ta đã lấy xác Chúa, thật không? (CN PHỤC SINH - Lễ Sáng)
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
Ba điều Thánh GIUSE cho Chúa GIÊSU.
VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ CHÚA GIÊSU?
CN I MÙA VỌNG năm A: VỌNG TỬ
Thần dân đầu tiên trong Vương Quốc của Vua Kitô
Khi sống lại, người ta…
Lùn chưa chắc đã thấp (CN 31C)
SỰ TƯỞNG LẦM (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Người môn đệ “chất lượng cao”
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Luận về chữ “ăn” (CN 22C)
Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
TÔMA KHÔNG TIN – LỖI TẠI AI?

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật thứ 2 Phục Sinh

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,

Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.

 

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3g3BmwY

 

Chỉ với 3 chữ ghi chú về thời gian “tám ngày sau” mà đoạn Tin Mừng này của thánh Gioan được đọc trong Chúa nhật II Phục Sinh của bất cứ năm nào: năm A,B,C.

Bài này được đọc trong ngày cuối tuần bát nhật Phục Sinh. Có người đã gọi Chúa Nhật này là Chúa Nhật của Tôma.

Ngày thứ nhất sau khi Chúa sống lại, các tông đồ ở trong căn phòng đóng kín vì sợ người Do Thái, Chúa hiện ra, không có mặt Tôma. Tám ngày sau, cũng y hệt khung cảnh đó: trong căn phòng đóng kín, Chúa hiện ra có Tôma, là kẻ đã thách thức: “Nếu mắt tôi không thấy dấu đanh ở tay chân, nếu ngón tay tôi không xỏ vào cạnh sườn Ngài, tôi không tin…”

Đề tài suy niệm Lời Chúa hôm nay là: “Tôma không tin, lỗi tại ai?”.

Tục ngữ Việt Nam có câu: Tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Câu đó có thể dùng để trả lời cho câu hỏi này: Tôma không tin, lỗi tại ai? Thưa lỗi cả hai.

Tại anh: tại các tông đồ ; tại ả: tại cả Tôma.

1. Lỗi ở các Tông đồ kia: Lỗi ở chỗ nào?

Thưa ở chỗ: Họ nói “chúng tôi đã thấy Chúa, chúng tôi đã được Chúa thổi hơi để nhận lấy Thánh Thần, chúng tôi đã được sai đi…” Thế mà 8 ngày sau vẫn ngồi ì một chỗ, phòng đóng kín, có lẽ vẫn còn sợ. Các ông chẳng tỏ dấu gì là tin cả, thì làm sao khiến Tôma tin được.

Mà Tôma lại được Tin Mừng Gioan ghi chú 2 câu vào lý lịch như sau: Không thích những chuyện rồ dại (x. Ga 11,1) không muốn lang thang trên con đường chẳng biết đi về đâu (x. Ga 14,5)

· Không thích những chuyện rồ dại, khi Chúa Giêsu báo tin Lazaro chết, hãy đi thăm hỏi anh ấy – Chết rồi đi thăm anh ấy làm sao được, thăm xác thì có - nhưng rồi Toma cũng phất tay: “thôi đi cũng được, để cùng chết với Ngài”.

· Không muốn lang thang trên con đường vô định hướng, khi Chúa Giêsu nói : “Chỗ Thầy đi, anh em đã biết lối rồi”. Tôma nói: “Chúng con chẳng biết Thầy đi đâu, làm sao biết được lối đi!”. (Chúa Giêsu đã trả lời: Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống...). Một con người như vậy: hay thắc mắc, muốn biết cái gì thì phải cho chắc, làm sao mà dễ tin vào tin tức, tin chọc tức, tin vịt… anh em tông đồ khác kể lại được, nhất là khi bắt gặp thái độ sợ sệt bất động của họ, càng khiến Tôma vững tin thêm là ông đang bị các tông đồ khác đùa dai, chứ làm gì có chuyện sống lại và hiện ra của thầy Giêsu. Chẳng cần lý luận gì xa xôi, cứ nhìn bộ mặt sợ sệt hỡi ôi của các tông đồ kia là đủ.

Thưa ÔBACE,

-Kéo dài đời sống các tông đồ kia thêm 2000 năm nữa, sẽ là chúng ta.

-Và kéo dài đời sống của Tôma thêm 2 thiên niên nữa, sẽ là những kẻ không tin, chung quanh chúng ta.

Nhiều khi họ không tin vào Đạo, vào Chúa, là vì chúng ta. Chúng ta không diễn tả được cái gì chứng tỏ chúng ta tin. Nhiều lần đi lễ từ nhà thờ về, tôi cũng đi ngang qua nhiều nhà anh em không có Đạo. Tôi cũng tự hỏi: mình mặc áo dòng: họ thấy có dấu gì khác đó, nhưng tại sao họ không thắc mắc gì về Đạo – Họ chẳng tin – Bao nhiêu năm rồi. Tại sao vậy? Mình chưa sống đủ niềm tin của mình trên khuôn mặt, trong cách xử sự thân thương tình đồng bào, hay chẳng để lộ ra cái dáng dấp của người con Chúa, tin vào sự sống lại chăng?

Anh chị em chắc cũng đã có lần nghĩ như vậy, xét như thế… khi chính mình hoặc những anh em công giáo bên cạnh khi vừa đi lễ về, vừa rước Chúa đó, mà đã xắn tay áo cãi lộn trong nhà hay với người hàng xóm! Cũng đua đòi mánh mung, “ở thế gian mà không gian sao được” v.v.. Như vậy làm sao người khác tin vào Chúa đây?

Chúng ta tin và loan báo Tin Mừng bằng một bộ mặt đưa đám, khổ não thì ai tin chúng ta được. Có lẽ muốn tạo một nghịch lý như vậy, báo tin vui bằng bộ mặt buồn, mà linh mục Văn Chi đã dệt nhạc bài Ngài đã sống lại trên nền La thứ (cung buồn) thay vì Đô trưởng, Sol trưởng (cung vui, cung hùng). “Ngài sống lại từ cõi chết, đau thương không còn in dấu trên Ngài.” Ngay Alleluia, cũng La thứ! Vẫn có cái buồn trong khi loan tin vui, khiến  nhiều người chẳng tin, như Tôma xưa chẳng tin vào Tin Mừng sống lại mà các tông đồ buồn loan báo cho ông. Tôma không tin: Lỗi tại các tông đồ!

2. Lỗi ở Tôma

Nhưng mà an ủi cho chúng ta, cho các tông đồ xưa, là Tôma không tin, lỗi tại Tôma nữa. Tại anh tại ả, tại cả và đôi. Nếu cái gì cũng phải thấy tận mắt, sờ tận tay, day tận mặt, thì mới tin, thì đâu còn là tin nữa, mà là chấp nhận bó buộc.

Trong một cuộc hội nghị nọ, một diễn giả nói lớn tiếng: bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh không có Thiên Chúa, đó là không có người nào chủ trương không có Chúa, phỉ báng Chúa, mà lại bị sét đánh cả (nếu có Chúa thật, thì ai phỉ báng Ngài phải đáng lãnh một cú đấm của thiên lôi chứ!).

(Nghe nói vậy, một người ngồi nghe nhận xét: Nhưng Thiên Chúa chúng tôi tin, đâu có rình bắn những con chim sẻ, canh chừng ai xúc phạm là cho một phát! Thiên Chúa giàu lòng thương xót mà!)

Chúng ta giả dụ xảy ra chuyện này: bất cứ ai phỉ báng Chúa, bị cứng họng ngay, chứ chưa nói sét đánh chết, thì sẽ xảy ra chuyện gì: bằng chứng nhãn tiền rằng có Chúa. Lúc đó không còn tin có Chúa nữa mà là bắt buộc chấp nhận, và như thế cũng chẳng còn tự do, chẳng còn công phúc…

Vì thế ngoài 8 mối phúc thật, Tin Mừng Gioan còn thêm cho chúng ta Phúc thật thứ 9: Phúc cho ai không thấy mà tin. “Tôma vì anh thấy mà tin, nhưng phúc cho ai không thấy mà tin”. ...

Nói điều vừa rồi không phải để chúng ta cứ tiếp tục sống trong tình trạng “phản chứng”: báo tin vui mà vẫn sống buồn, loan tin Chúa yêu thương mà vẫn kéo lê cuộc đời thù ghét... Nhưng mà bất cần những dấu hiệu, người ta vẫn tin, thì cái tin đó mới đáng là ĐỨC TIN.

Tin như thế mới có phúc. Nói rõ hơn: nhiều người chưa tin, lỗi tại ta, nhưng cũng lỗi tại họ nữa. Họ vật chất quá, phải thấy rõ người công giáo vui luôn, ai cũng sống là thánh cả, họ mới tin thì họ cũng như Tôma nếu không thấy dấu đinh, không sờ cạnh sườn, không tin.

Suy nghĩ như vậy, chúng ta mới thấy : Đức tin không phải là lý luận (Thiên Chúa của Abraham khác Thượng Đế của các Triết gia). Đức tin cũng không dựa trên mắt thấy tay sờ (tuy thường dựa trên tai nghe). Nhưng nhất là đức tin do ơn Chúa. Vì thế Đức tin là một bước đại nhảy vọt. Vượt khỏi lý luận, vượt trên giác quan. Đức tin đến từ Chúa Thánh Thần. Nếu Chúa Thánh Thần không soi sáng, khó tin lắm. Điều  chúng ta có thể làm được (những việc cần làm ngay) thì không khó khăn gì là xin Chúa Thánh Thần ban ơn nhảy vọt: ơn TIN cho những người chưa tin.

Phần chúng ta, chúng ta lập lại lời xin rất ý nghĩa: Lạy Chúa, con tin, nhưng xin thêm đức tin cho con, để điều chúng con tuyên xưng ngoài miệng trong kinh Tin Kính, cũng được chúng con sống bằng ít là một khuôn mặt rạng nét vui tươi, vì được làm con Chúa, vì được cùng sống lại với Chúa sau này. Amen.

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!