Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Ba hình ảnh của mục tử tốt lành (CN 4B Phục Sinh)
Người ta đã lấy xác Chúa, thật không? (CN PHỤC SINH - Lễ Sáng)
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
Ba điều Thánh GIUSE cho Chúa GIÊSU.
VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ CHÚA GIÊSU?
CN I MÙA VỌNG năm A: VỌNG TỬ
Thần dân đầu tiên trong Vương Quốc của Vua Kitô
Khi sống lại, người ta…
Lùn chưa chắc đã thấp (CN 31C)
SỰ TƯỞNG LẦM (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Người môn đệ “chất lượng cao”
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Luận về chữ “ăn” (CN 22C)
Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
VÌ ĐÂU MARIA VỘI VÃ LÊN ĐƯỜNG?

 

Khi có khách quí tới thăm, hoặc khi bạn bè lâu ngày gặp lại, chúng ta ra đón và thường nói : “Sao rồng đến nhà tôm thế này!”

Câu nói dân gian trên đây thường được các ông cha bà sơ diễn lại bằng một câu nói có mùi Kinh Thánh hơn : “Bởi đâu hôm nay tôi được Mẹ Chúa đến viếng thăm thế này !”

Câu trên được rút ra từ bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe : Lời bà Isave khi gặp Maria đến thăm. Theo sắp xếp của phụng vụ, Tuần IV Mùa Vọng là tuần của Maria (và Giuse) : thật dễ hiểu và hợp lý : nhắc tới Mẹ trước khi mừng đón người Con hai ba ngày nữa…

Hôm nay bài Tin Mừng nhắc đến Maria bằng một cuộc thăm viếng người chị họ, bà Isave, mà khởi đầu bằng 4 chữ “vội vã lên đường”: khi ấy Maria vội vã lên đường. Cha Nguyễn Thế Thuấn thì dịch : “đon đả lên đường,” nghe hay hơn, vì đon đả là vội vã pha hân hoan. Chúng ta cùng suy niệm về mấy chữ này bằng hai câu hỏi :

 

1. Tại sao Maria lại vội vã lên đường?

a) Vì Maria vừa mới nói : “Này tôi là tôi tớ Chúa”

Tại sao câu nói này lại liên hệ đến việc vội vã lên đường ? 

Cha Galot, dòng Tên đã so sánh rất hay : Khi tuyên bố mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì Đức Maria cũng tỏ ra mình là tôi tớ loài người. Là tôi tớ Chúa, thì cũng phải làm tôi đồng loại. Hai mặt của một lòng mến. Như kiểu nói của thánh Gioan Tông Đồ : Nếu ai nói yêu Chúa mà không yêu người thì là kẻ nói dối. Nếu ai nói phục vụ Chúa (làm tôi Chúa) mà không làm tớ cho người, thì cũng không phải chân chính. Đức Maria vừa tuyên bố với sứ thần Gabriel “này tôi là tôi tớ Chúa,” thì để trung thực Maria cũng phải “này tôi là đầy tớ con người.”

Trong số những người Maria cần làm tôi, cần phục vụ, cần làm đầy tớ hơn cả, chẳng ai khác hơn là người chị họ. Thiên thần Gabriel đã cho Maria thoáng thấy bà chị Isave này đang cần giúp đỡ, đang cần người phục vụ, làm tôi, vì bà Isave đã mang thai được 6 tháng. Thiên thần không thôi thúc Maria, nhưng Maria hiểu được ý Thiên Chúa, nên người tôi tớ Chúa vội vã lên đường làm tôi tớ con người.

Nếu chúng ta nhận mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì chúng ta cũng phải noi gương Mẹ Maria –vội vã phục vụ cho con người.

b) Vì hành trình xa xôi :

Lý do thứ hai, tại sao Maria lại vội vã lên đường, là vì đường xá xa xôi. Địa chỉ làm tôi, làm ôsin rất xa, nên phải vội vã. Khi đi đâu xa, chúng ta thường dậy sớm, đi nhanh, trong tư thế vội vã. Quãng đường từ Nazarét nơi Maria ở cho đến Ain Karim nơi bà chị sống, cách xa gần 150 cây số, mà phương tiện là đi bộ, sang hơn là cỡi lưà. Chắc Maria đi bằng lừa, nhưng đường sá khá xa. Chính Luca cũng ghi trong sách Tin Mừng : vội vã đi về miền núi. Lúc này Giuse chưa ở bên cạnh Maria, vì còn ở riêng, nên chắc Maria phải đi một mình. Lẽ ra Maria đã có khá nhiều lý do hoặc mấu cớ để vin vào mà không đi chuyến hành trình dài này.

-Như Maria nại đến việc từ nay cần phải chăm sóc sức khoẻ của mình và nhất là của đứa con mà cuộc hành trình dài thì mệt nhọc, hại sức khoẻ.

-Như : nại đến việc trên đường đi biết đâu gặp rủi ro tai nạn, hay cướp bóc, mẹ nằm xuống thì con sẽ ra sao ; chương trình của Thiên Chúa tất bị đảo lộn vì chuyến đi dài này và như vậy sẽ phá vỡ kế hoạch của Thiên Chúa.

Nhưng tất cả các lý do đó không cản nổi cô gái Maria giàu lòng bác ái này. Cô đã quyết thì phải đi ngay, và vì đường dài để lâu thấy ngại.

Trên đây là hai lý do chúng ta suy ra để trả lời : Tại sao Maria lại vội vã lên đường ? Vì Maria vừa mới nhận mình là “tôi tớ Chúa” nên cũng phải vội vã hành động trong tư cách “tôi tớ loài người.” Và vì địa chỉ đi làm tôi khá xa, nên cần vội vã lên đường ngay kẻo chậm trể gây e ngại.

 

2. Còn chúng ta, chúng ta có cần noi gương Maria vội vã lên đường không?

Hỏi một câu thật dở, vì nhất thiết phải trả lời “có !” Nhưng noi gương Mẹ, vội vã lên đường thì mỗi người đều có cách vội vã lên đường của riêng mình. không cứ cất bước thì mới lên đường được.

Có một bà mẹ kia ước mơ trong đời mình được một lần lên đường hành hương Yêrusalem. Mỗi ngày khi chiều xuống bà đều lặp lại ước mơ đó. Khi con cái bà lớn lên, ăn nên làm ra, họ không quên ước mơ của mẹ. Nên họ bảo nhau làm một hộp đựng tiền ở ngoài đề chữ Yêrusalem, để khi dư dả bỏ tiền vào đó, dần dần cho đủ con số chi tiêu một chuyến đi xa (giống như quĩ tiết kiệm, con heo đất vậy).

Nhưng bà mẹ có ước mơ hành hương Yêrusalem này lại cũng là một bà mẹ giàu lòng bác ái. Vì thế con heo đất, hộp đựng tiền cứ bị móc ra đem chia sớt cho kẻ nghèo khổ. Hộp tiền không bao giờ đủ cho chuyến hành hương. cho đến ngày bà ngã bệnh nặng, không thể đi lại được nữa. Bên giường hấp hối của mẹ, đứa con út nói vào tai bà : Không biết làm sao chứ chúng con ai cũng biết mỗi ngày trong đời mẹ, mẹ đã từng bước hành hương Yêrusalem với Chúa Giêsu. Chữ Yêrusalem trên hòm tiền giờ đây mang ý nghĩa mới. Bà mẹ mất đi, nhưng các người con còn tiếp tục bỏ vào hòm tiền đó, để từng ngày, từng đồng bạc cùng với các kẻ nghèo hành hương đi khắp ngả. Đó là một trong những cách thức vội vã lên đường : Ngồi ở nhà mà vẫn vội vã lên đường được.

Có trăm ngàn cách để chúng ta vội vã lên đường như Maria xưa. Hôm nay chúng ta không cố ý liệt kê trăm ngàn cách. Chỉ muốn nói cần phải vội vã lên đường làm tôi mọi người nếu chúng ta tự nhận là tôi mọi của Chúa. Và vì ngày kỷ niệm Chúa sinh ra cũng gần kể, chúng ta phải vội vã lên đường. Chúng ta đừng ước mơ phải chi tôi được đến Châu Phi giúp đỡ những người Biaha đói khổ, những người Sudan, Maroc khẳng khiu. Phải chi tôi được tới miền núi, miền ngược làm tôi cho người Rađê, Roglai xấu số… Những ước mơ đó rất đẹp, rất cao. Nhưng không phải lúc nào cũng vội vã lên đường được. Xin Mẹ giúp chúng con làm những việc “vội vã lên đường”trong tầm tay chúng con. Amen.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

 

 

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!