Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHIM TRÊN TRỜI HOA ĐỒNG NỘI

CHÚA NHÂT VIII THƯỜNG NIÊN A

(Is 49:14-15; Tv 62; 1Cr 4:1-5; Mt 6:24-34)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD 

Con người ai cũng có nhu cầu, nhưng nhu cầu nào là nhu cầu thiết thực? Trong bài Tin Mừng hôm nay (Mt 6:25-34), đức Giesu đã không chối bỏ những nhu cầu thực tế của con người, nhưng Người cảnh cáo đừng biến chúng thành đối tượng của cuộc sống. để rồi tự mình trở thành nô lệ của chúng. 

Những ai tin có Thiên Chúa là Cha ở trên trời thì không thể để mình bị vướng vào vòng oan nghiệt ấy. Khi các môn đệ buộc phải đẻ ý một cách chính đáng đến những điều cần thiết cho cá nhân mình và lo lắng cho những ai mà các ngài có trách nhiệm thì chuyên đó chỉ là thứ yếu so với việc tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự “công chính” (Mt 6:33).  

Câu 25 trong bài Tin Mừng này nêu rõ hai vấn đề mà con người hay bận tâm là cơm ănáo mâc. Hai thứ này (cơm ăn c.26-27; áo mâc c.28-29) đều được bàn luận rất mạch lạc và chí lý trong Tân Ước. Hãy coi chim trời, chúng đâu có gieo có gặt, đâu có tích trữ đồ ăn nước uống mà Thiên Chúa vẫn nuôi sống nó đầy đủ bốn mùa. Hãy nhìn hoa cỏ trong đồng nội có ai săn sóc đâu nhưng vẫn tươi mát huy hoàng từng mùa. 

              Chim muông tung bay ca hót trên cành.

                Lá tươi hoa đẹp dâp dinh gió bay. 

Khi so sánh như vậy đức Giesu hẳn không muốn xác định một nguyên tắc luân lý, nhưng Người muốn khơi động óc tưởng tượng của các môn đệ và của chúng ta nữa để suy nghĩ, xét nghiệm xem đâu là chính đâu là phụ. Hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của người, những thứ kia Người sẽ thêm vào cho (Mt 6:33).

 

ĐỪNG LO LẮNG THÁI QUÁ 

C.S. Lewis là nhà văn và nhà biện hộ Kito giáo nổi tiếng, ông cũng là một Kito hữu rất mộ đạo mà cũng phải tự nhận là ông đã quá ưu tư lo lắng nhiều việc. Khi bình luận đoạn văn của Mathieu (Mt 6:25-34), Lewis đã viết cho các bạn ông như sau: “Nếu Thiên Chúa muốn chúng ta sống giống như chim trên trời thì có lẽ tốt hơn là Người cho chúng ta một hiến pháp để sống giống và hơn cả chim trời!” Đức Giesu hình như không lo lắng quá nhiều, Người sống theo nguyên tắc là chỉ tin tưởng vào Cha người ở trên trời, và Người dạy nhửng kẻ theo người sống theo cách của người. Toàn thể bài Tin Mừng Mathieu hôm nay, tư tưởng “Đừng lo lắng” được nhắc tới ở những câu 25,27,28,31 và hai lần ở câu 34. Tư tưởng này có thể được diễn dịch môt cách văn hoa hơn như “Đừng băn khoăn hoặc Đừng bận tâm.” Nếu ai ưu tư quá nhiều, dù là chính đáng, nhưng nếu những ưu tư đó không mang lại được an toàn thực sự mà lại trở thành cớ để mình biến thành nô lệ cho sự giàu sang thì lúc đó họ không thể tránh khỏi chuyện làm tôi hai chủ. Chúng ta sau khi chịu phép thanh tẩy là được kêu gọi để phụng sự Thiên Chúa và chỉ một mình Thiên Chúa thôi đến khi cảm nghiệm được một loại tự do đích thực với ý nghĩa thâm sâu nhất.

 

THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG 

Cả ba bài đọc Kinh Thánh hôm nay đều buộc chúng ta phải suy nghĩ về sự quan phòng của Thiên Chúa. Nói về sự quan phòng, về một trật tự nhịp nhàng kỳ diệu trong trời đất, chúng ta phải liên tưởng ngay tới Thiên Chúa là Cha ở trên trời, là đấng đã tạo dựng nên muôn loài muon vật. Sinh hoat của vạn vật, của con người đều được Thiên Chúa điều hành theo một ý nghĩa. Quan phòng chì là cách diễn tả một sự sắp đặt của Thiên Chúa để vũ trụ vận chuyển cho nhịp nhàng thứ tự cũng như chim trên trời hoa cỏ trong đồng nội hay trên sườn đồi đều được săn sóc một cách tự nhiên. Danh từ Quan Phòng ám chỉ Thiên Chúa chỉ thấy nói tới ba lần trong Kinh Thánh (Gv 5:5; Kn 14:3; Gđ 9:5) và một lần nữa trong sách Khôn Ngoan (Kn 6:17), nhưng giáo huấn về sự quan phòng thì hầu như đầy dẫy trong cả Cựu lẫn Tân Ước. Thiên Chúa muốn hướng dẫn, điều chỉnh mọi sự. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, muốn cứu chuộc tất cả mọi người và sự quan phòng của Thiên Chúa Cha trên trời đến với mọi quốc gia dân tộc trên khắp thế giới. Người không muốn những kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn họ ăn năn thống hối, vì Thiên Chúa ở trên hết mọi sự, là Thiên Chúa đầy lòng thương xót và trắc ẩn cảm thông. Thiên Chúa thưởng công chúng ta tùy theo việc chúng ta làm, ý nghĩ và mưu định chúng ta có trong đầu. Chỉ một mình Thiên Chúa có thể biến ác thành thiện.

 

CHÚNG TA CÓ GIÁ TRỊ VÀ QUÍ BÁU HƠN MUÔNG THÚ NHIỀU. 

Đức Giesu dạy con cái người về sự quan phòng của Thiên Chúa và khuyên họ đừng quá áy náy lo lắng nhiều về tương lai.  Sự lo lắng của anh em có làm cho anh em sống thêm được một giờ hay một ngày nào không? Đức Giesu khuyên các môn đệ lúc nào đó thử suy nghĩ về “con quạ, là loài muông thú, chúng chẳng gieo cũng chẳng gặt, chẳng tích trữ đồ ăn trong lẫm trong kho nhưng chúng vẫn được Thiên Chúa an bài cho sống no đủ. Các con là người, giá trị của các con hẳn phải lớn hơn loài muông thú nhiều chứ!” Thức ăn cũng giống như áo quần và những nhu cầu khác trong đời sống con người thôi. Chúa lấy thí dụ “Hãy coi bông huệ ngoài đồng xem nó mọc lên thế nào, chúng chẳng phải cực nhọc cũng chẳng cần soay sở, nhưng thầy nói cho các con hay ngay cả vua Solomon một thời vinh quang danh vọng lừng lẫy cũng không mặc áo bào lộng lẫy hơn chúng.”(Mt 6:26-29) . 

Những ai đã thấy sự quan phòng của Thiên Chúa là một thực tế hiển nhiên hẳn phải biết biến cải để dần dần trở nên khôn ngoan hơn. Sự bình thản sẽ đến với thời gian và ân sủng Chúa và trở nên rõ ràng trước sự chứng kiến của mọi người, của khách qua đường hay kẻ bàng quang. Vẻ đẹp huy hoàng lộng lẫy của trái đất, lúc êm đềm gió nhè nhẹ thổi, khi bão tố lúc đại hồng thủy, lúc đầy ám khí tử thần, khi bừng tỉnh hân hoan cuộc sống mới, cũng chỉ là những biểu hiện nơi con người luôn luôn biết sống vì tin tưởng thực sự vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

 

SỢ HÃI CÁI GÌ ĐÂY?

Xuyên suốt Cựu Ước, con người luôn luôn là chủ thể chính của sợ hãi. Người ta sợ chiến tranh, sợ chết, sợ nô lệ áp bức, sợ mất chồng mất vợ con, bị tai họa hay mất địa vị cao sang…Tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta hết sợ. Cũng có những người dù liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa như Maisen (Xh 34:30), Joshua (Gs 4:14) hoặc Samuel (1Sm 12:18) cũng run sợ trước dung nhan Thiên Chúa.  

Trong Tân Ước, đã bao nhiêu lần chúng ta nghe Đức Giesu nói “Đừng sợ”? Jairus, một trưởng hội đường đã hết sợ không còn lo âu nữa (Mc 5:36); các môn đệ cảm thấy hết sợ và an tâm (Mc 6:50); ba môn đệ ở trên đỉnh đồi Tabor đã hết sợ và có thể ngẩng đầu ngước mắt nhìn lên…(Mt 17:7-8); nỗi sợ hãi của các bà đã tan biến thành lời tuyên xung niềm tin Chúa phục sinh (Mt 28:10); các mục đồng được thiên thần báo tin Chúa hài đồng giáng trần cũng hết sợ (Lc 1:13,30; 2:10); và cả hai ông Phero và Phaolo, trong một viễn kiến nào đó, đã được đức Giesu biểu đừng sợ khi làm môn đệ phục vụ các linh hồn (Lc 5:10, Cv 18:9). 

Sợ hãi cái gì đây? Đức Giesu báo động cho những người đi theo Chúa về những kẻ có thể hãm hại linh hồn. Đối với chúng ta ngày nay thì điều đó ám chỉ cái gì? Chính là những người hay những hoàn cảnh có thể làm cho tâm hồn chúng ta trở nên khô cằn, bị đè bẹp, bị hủy hoại, hoặc loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống chúng ta, giết chết mọi hy vọng và ước mơ của chúng ta, phá hủy niềm tin và nỗi vui mừng của chúng ta. Đôi khi những kẻ làm cho tâm hồn chúng ta khô cằn lại không phải là những người “xấu” ma thực ra lại thường là những người rất tốt lành. Đúng vậy, họ có thể là những người của “giáo hội”, những “tu sĩ”, “linh mục” hay “giám mục”!  Chính chúng ta cũng thường hãm hại linh hồn của nhiều người qua cung cách chỉ trích của chúng ta với tâm địa ác độc cùng với tính tình nhỏ mọn hẹp hòi của chúng ta, ngay cả khi chúng ta thiếu niềm tin, hy vọng và sống vui. Đã bao nhiêu lần chúng ta chối bỏ Chúa Giesu qua lời ăn tiếng nói bốc đồng về Người và làm chứng bậy về người vì sợ mất lòng người khác hoặc mất địa vị hay tiền của? 

Nên biết là có thể một lần nào đó tất cả những cố gắng và khổ não của chúng ta, những buồn nản đớn dau của chúng ta cũng không phải là vô ích. Vì sau đó, ở một lần khác, chúng ta cảm thấy lo sợ vì cuộc sống của chúng ta sẽ như chim trời vô định. Lúc đó hãy bình tâm, lấy lại can đảm và tin tưởng vào sự quan phòng của Cha chúng ta ở trên trời như Người từng săn sóc cho loài chim muông.

 

SỰ QUAN PHÒNG ĐẦY LÒNG THƯƠNG XÓT 

Chúng ta thử coi lại những lời của chân phuoc Gioan Phaolo II trong bài nói chuyện của ngài tại đại hội đồng LHQ ở Nữu Ước ngày 5-10-1995 nói về “hào quang của đức Kito” và số phận của thế giới nằm trong “bàn tay quan phòng đầy lòng thương xót” của Thiên Chúa vẫn còn chuyển động và linh hứng cho chúng ta ngày nay. 

Vì hào quang nhân tính của đức Kito lan tỏa, không một cái gì thực sư là người mà lại không thể đánh động được con tim người Kito hữu. Tin vào đức Kito thì chúng ta không thể nào tiếp tục ngoan cố hẹp hòi được. Trái lại, nó buộc chúng ta phải chấp nhận người khác và  đối thoại nghiêm chỉnh. Yêu đức Kito sẽ không làm cho chúng ta sao lãng quyền lợi của tha nhân, nhưng thôi thúc chúng ta lãnh nhận trách nhiệm đối với họ, không loại trừ một ai và, nếu có làm điều gì thì phải với một ưu tư đặc biệt đối với những kẻ yếu đuối nhất và những kẻ khổ đau. Vậy khi chúng ta tiến gần đến năm 2000 kỷ niệm  ngày đức Kito sinh ra, Giáo Hôi xin trân trọng đề nghị sứ điệp cứu chuộc này, đồng thời cũng xin hoan nghênh cổ võ tình liên đới giữa toàn thể các gia đình nhân loại. 

Thưa quí vị, tôi đến đây cũng như vị tiền nhiệm của tôi là đức Phaolo VI đã đến đây đúng

30 năm trước, không phải để thi hành quyền lực thế tục  -lời của ngài- cũng không phải với tư cach một người lãnh đạo tôn giáo đi tìm đặc ân cho cộng đồng của mình. Tôi đến đây với tư cách một chứng nhân: chứng nhân cho phẩm giá con người, cho hy vọng, cho sự xác tín rằng số phận của mọi quốc gia nằm trong tay của đấng quan phòng đầy lòng thương xót. 

Chúng ta phải vượt thắng nỗi sợ hãi về tương lai. Nhưng chúng ta không thế thắng nó  hoàn toàn trừ khi chúng ta biết liên kết vói nhau. Câu trả lời cho nỗi sợ đó không phải là một cưỡng bách, cũng không phải là một ức chế hay áp đât một hình thức xã hội kiểu mẫu trên toàn thế giới. Câu trả lời cho nỗi sợ đang làm đen tối loài người ở cuối thế kỷ 20 là một nỗ lực chung cùng nhau xây dựng nền văn minh tình thương đặt trên giá trị phổ quát của hòa bình, đoàn kết, công lý và tự do. Và “linh hồn” của  văn minh tình thương chính là nền văn hóa tự do: tự do cá nhân, tự do quốc gia, sống trong tình đoàn kết và trách nhiệm tự hiến. Chúng ta đừng sợ tương lai, đừng sợ con người. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta ở đây. Mỗi người và tất cả mọi người đều được tạo dựng nên “giống như hình ảnh” của Đấng là nguồn gốc của tất cả mọi sự. Trong con ngưới chúng ta, chúng ta có những khả năng về khôn ngoan và nhân đức. Với những tài năng thiên phú đó cộng với sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa, chúng ta có thể xây dựng ở thế kỷ sau và thiên niên kỷ kế tiếp một nền văn minh xứng đáng của loài người, một nền văn hóa tự do thực sự. Chúng ta có thể và phải làm được như vậy! Và khi làm như vậy, chúng ta sẽ thấy nước mắt của thế kỷ này đã sửa soan đất để tinh thần nhân loại nẩy mầm trong mùa xuân mới” (No 17-18).

 

LỜI KẾT- TUYÊN XƯNG LỜI CHÚA VÀ BẢO VỆ TẠO VẬT 

Chúng ta lại suy niệm về LỜI CHÚA / VERBUM DOMINI trong hậu tông huấn thượng hội đồng các giám mục về Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội

# 108- Cam kết với thê giới như Lời Chúa đòi hỏi khiến chúng ta, với cái nhìn mới, có thể nhìn vào toàn thể vũ trụ với những dấu vết của Lời mà từ đó mọi vật được tạo dựng nên (Ga 1:2). Khi mọi người cả nam lẫn nữ tin và tuyên xưng Phúc Âm thì chúng ta có trách nhiệm đối với tạo vật. Sách khải huyền làm cho mọi người biết được kế hoạch của Thiên Chúa qua vũ trụ, tuy nhiên nó cũng nói lên thái độ sai lầm đã từ chối không chấp nhận những thực tế của loài thụ tao là phản chiếu đấng sáng tạo ra chúng, nhưng thay vì là một vật thể đơn thuần và thô sơ thì lại bị khai thác không nương tay. Con người vì vậy thiếu hẳn sự khiêm tốn khả dĩ giúp họ nhận ra tạo vật là tặng phẩm của Thiên Chúa ban cho và sử dụng theo kế hoạch của người. Ngược lại, sự ngạo mạn của loài người sống như thể không có Thiên Chúa đã biến họ thành kẻ lợi dụng, làm méo mó thiên nhiên, không nhìn ra được đó là tác phẩm do bàn tay đấng tạo hóa dựng nên. Về phương diện thần học, tôi muốn gây một tiếng vang về bản tuyên bố của Thượng Hội Đồng các Tổ Phụ, các ngài nhắc nhở chúng ta rằng “chấp nhận Lời Chúa được chứng minh bởi Kinh Thánh và truyền thống sống của Giáo Hội, sẽ nảy sinh ra một phương cách mới để nhận thức sự vật, khuyến khích khoa học tương quan giữa sinh vật và ngoại cảnh đã bắt rễ sâu đậm nhất trong niềm tin….(và) phát triển tính nhậy cảm của khoa tân thần học về tính thiện ích của sự vật đã được tao dựng trong chúa Kito. Chúng ta cần được tái huấn luyện để biết thắc mắc và có khả năng nhận thức được vẻ đẹp đã biểu hiện rõ ràng nơi loài thụ tạo như một thực tế”. 

Fleming Island, Florida

Feb 26, 2014

Fxavvy@aol.com

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!