Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC

 

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật 2A Mùa Chay

St 12:1-4a; 2Tm 1:8b-10; Mt 17:1-9

Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, MD.

Kính mời theo dõi video tại đây:

http://bit.ly/3ZXBlyr

 

Bài đọc 1 (St 12:1-4a)  Chúa Nhật 2 này nhấn mạnh đến lời mời gọi của Thiên Chúa nơi loài người, yêu cầu họ thành thật đáp ứng giao ước mà Thiên Chúa đã ban để có được tình liên đới thân thiết với Thiên Chúa. Bề ngoài thì Thiên Chúa nói với ông Abram, nhưng thực sự là nói với tất cả dân Ngài. Dù không nhấn mạnh, nhưng những tiếng “Ta sẽ” ở đầu mỗi câu nói, là lời Thiên Chúa hứa sẽ làm cho dân Ngài trong tương lai.

     Bài đọc này là một trong ba câu chuyện nói về giao ước mà Thiên Chúa đã làm với ông Abram. Hai chuyện kia là ở sách Sáng Thế chương 15 và 17:1-21. Mỗi chuyện đều có những lý thú riêng của nó, nhưng cộng chung lại thì là một bức tranh với hình ảnh rất phong phú và sáng chói về tình liên đới giữa ông Abram và Thiên Chúa. Ở chuyện cuối cùng trong ba câu chuyện thì Thiên Chúa đổi tên Abram thành Abraham, có nghĩa là “cha già của mọi dân tộc.” Nhưng trong câu chuyện 1 này -như ngày nay chúng ta nghe- thì biết được Thiên Chúa đã biểu Abram bỏ quê cha đất tổ và gia đình di dời về Shechem ở Canaan mà nay là trung tâm West Bank. Sau này ông lại di chuyển về Negev ở Nam Israel.

     Theo truyền thống thì ông đã sống ở Haran, tức tân Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Quê cha đất tổ của ông là Ur vùng Chaldea, phía Nam Iraq ngày nay. Đây là đoạn đường cực kỳ xa và gian khổ nếu đi bộ cùng với chiên lừa gia súc đồ đạc phụ tùng, khi mà Đấng chỉ huy là Thiên Chúa mà ông chưa từng biết thì ở xa vời vợi. Ông chỉ biết nghe Chúa phán: “Hãy đi... đến nơi mà Ta sẽ chỉ cho ngươi.

     Cùng một Thiên Chúa này đã ban nhiều ơn phúc cho Abram. Một số học giả Kinh Thánh đã tranh cãi -dựa trên bản văn tiếng Hebrew- về bảy (7) ân phúc. Nhưng bản dịch tiếng Anh thì khó có thể đếm được chắc chắn. Tại sao lại là bảy? Bảy là con số hoàn hảo đại diện cho toàn thể hay tất cả. Thiên Chúa cũng đưa ra hai lời hứa: nhiều con cháu và làm chủ đất đai. Xây dựng bàn thờ Thiên Chúa là Đấng đã hiện ra với Abram, chứng tỏ ông hiểu biết Thiên Chúa là Đấng có chủ quyền trên miền đất đó.

 Bài đọc 2 (2Tm 1:8b-10) lấy từ bức thư thứ 2 của Timothy. Timothy là bạn đồng hành với thánh Phaolo trong hoạt động truyền giáo và sau này là mục tử của Giáo Hội Ephesus. Giọng văn của bức thư gửi cho Timothy, có vẻ rất thân mật và dịu dàng, có tính cá nhân hơn là cho cả cộng đồng giáo hội sơ khai lúc đó. Bức thư được gán cho người gửi là Phaolo, dù các học giả Kinh Thánh phần lớn đã đồng ý là thư được viết sau khi Phaolo chết, có lẽ là cuối năm 100 AD. Điều này có vẻ lạ kỳ đối với chúng ta ngày nay. Nhưng cũng không phải là không bất thường đối với các môn đệ của một đại giảng sư viết dưới danh nghĩa của một vị đáng kính của họ để chuyển đạt sứ điệp của mình cho một thế hệ khác.

     Bài đọc này lấy chủ đề mà chúng ta thấy trong những bức thư của chính thánh Phaolo là tác giả, đang chịu đau khổ vì Tin Mừng Phúc Âm. Bản xác định đi trước bài đọc hôm nay là Vậy anh em đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng như đừng hổ thẹn vì tôi là tù nhân vì Ngài” (2Tm 1:8 và Rm 1:16). Dùng câu “dựa vào sức mạnh có từ Thiên Chúa”, tác giả bức thư tiếp tục đưa ra lý do đừng sợ đau khổ vì Chúa Kito và hãy tin tưởng vào quyền lực của Thiên Chúa bảo vệ mình.

 Bài Phúc Âm hôm nay (Mt 17:1-9) tả lại câu chuyện Chúa Giesu biến hình rất huy hoàng. Đây là một biến cố ở trên trời. Khởi đầu sự xuất hiện của ông Mose và Elijah đã làm nổi bật thêm sức mạnh của việc biến hình. Nhưng Phero đã nhân cách hóa sự việc khi muốn thiết lập một đền thờ. Người kể truyện đã miêu tả Chúa Giesu là trung tâm điểm của một vòng tròn có các môn đệ -Phero, Giacobe và Gioan- đang đi lên một ngọn núi. Các môn đệ lúc đó sẽ cùng với Chúa Giêsu đang ở trong vườn Giệt-sê-ma-ni ở núi cây dầu trước khi Chúa Giesu bị bắt (Mt 26:36-46).

     Núi được hiểu là những nơi Thiên Chúa mạc khải. Trong Tin Mừng Mathieu, không thấy nêu tên ngọn núi này. Nhiều học giả Kinh Thánh cho rằng đây là biểu tượng của núi Sinai, vì có hình ảnh hai nhân vật cùng hiện ra với Chúa Giesu. Khi Mose từ trên núi Sinai xuống để nhận giao ước của Thiên Chúa, mặt ông chiếu tỏa ánh sáng (Xh 34:27-35). Cả Chúa Giêsu nữa, mặt cũng sáng láng như mặt trời và áo thì óng ánh trắng như tuyết. Tương tự như vậy, Elijah cũng được đặc quyền cảm nghiệm về Thiên Chúa trong tiếng động thầm lặng của ánh sáng khi ông ở trên núi Sinai, và ông đã dấu mặt (1V 19:9-13). Ở đây, các môn đệ của Chúa cũng dấu mặt. Phero đề nghị thiết lập lều cho Chúa Giêsu, Elijah và Mose. Hành động này gợi ý đến Lễ Lều, cũng gọi là Lễ Nhà Tạm để nhớ lại thời kỳ dân Israel sống trong những lều như nói trong sách Xuất Hành.

     Đây là một cảm nghiệm huy hoàng đối với ba môn đệ. Bất thần họ thấy một đám mây hiện trên đầu. Đó là sự hiện diện của Thiên Chúa vinh quang đã từng dẫn dân Israel ra khỏi hoang địa, trong mây mù và lửa cháy và trang trí đầy hoa lá holy trong đền Jerusalem. Và họ đã nghe thấy tiếng nói phát ra từ trời: “Này là Con Ta yêu dấu đẹp lòng ta mọi đàng, hãy nghe lời Ngài.” Tiếng nói này giống như sứ điệp lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Jordan khi Thần Linh Thiên Chúa hiện trên đầu Ngài dưới hình chim bồ câu (Mt 3:13-17). Họ quá sức kinh hoàng khi nghe thấy tiếng nói đó. Họ đã phủ phục và kính sợ. Bất thình lình, viễn tượng đó qua đi và họ chỉ thấy có Chúa Giêsu đang đứng trước mặt họ. Một số học giả Kinh Thánh đã diễn giảng quang cảnh này là một tiền phục sinh. Đó là một cuộc hiển linh không chỉ là hạng nhất mà còn là siêu việt phi thường. Một biểu lộ Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Con Thiên Chúa.

 Sống Mùa Chay Thánh

Nhờ ánh sáng những bài đọc hôm nay, chúng ta thử xem lại đoạn #73 trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng của đức Benedict XVI về lời Chúa / Verbum Domini trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội, đồng thời suy nghĩ làm sao chúng ta có thể để cho Kinh Thánh cảm hứng chúng ta trong các công tác mục vụ.

 Xuyên suốt những giòng này, tông huấn kêu gọi một cam kết đặc biệt về mục vụ, nhấn mạnh vào trọng điểm của Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội, và đưa ra một phương cách “hoạt động tông đồ dựa vào Kinh Thánh”, không hời hợt bề ngoài mà nhắm vào việc thực hành Kinh Thánh được linh hứng qua công tác mục vụ”. Điều này không có nghĩa là thêm vào cuộc hội họp ở chỗ này chỗ kia trong các giáo xứ đạo hay giáo phận, nhưng là xem xét những hoạt động bình thường của cộng đồng Kito hữu trong các giáo xứ, hội đoàn hay phong trào để xem họ có thực sự quan tâm đến việc gặp gỡ với Chúa Kito của từng cá nhân không, vì Ngài đã hiến mình cho chúng ta trong Lời của Ngài. Bởi lẽ: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kito”. Biến Kinh Thánh thành linh hứng cho những hành động mục vụ bình thường và đặc biệt sẽ dẫn đưa tới nhận biết lớn lao về con người Chúa Kito, Đấng đã thể hiện Thiên Chúa Cha và là mạc khải Thiên Chúa một cách trọn vẹn.

 Vì lý do này, tôi khuyến khích các mục tử và giáo dân nhận biết sự quan trọng cần phải nhấn mạnh về Kinh Thánh này: nó cũng là cách tốt nhất để đương đầu với một số vấn đề đã được bàn luận tại thượng hội đồng và phải thi hành, chẳng hạn với những phong trào đang cố tình làm méo mó việc đọc Kinh Thánh. Ở đâu các tín hữu không được giúp đỡ để biết Kinh Thánh cho phù hợp với niềm tin và truyền thống sống của Giáo Hội thì đókhoảng trống mục vụ sẽ trở thành khu đất phì nhiêu để các phong trào đó bén rễ.  Dự phòng cũng phải có để chuẩn bị thích hợp cho những linh mục và giáo dân có thể hướng dẫn dân Chúa tiếp cận thực sự với Kinh Thánh.

 Ngoài ra, như đã từng nêu ra trong các cuộc họp của Thượng Hội Đồng, hoạt động mục vụ cũng nên ưu tiên để cho các cộng đồng nhỏ bé lớn mạnh, là những cộng đồng “do những gia đình hay xứ đạo hoặc có liên hệ với những phong trào khác nhau của Giáo Hội và những cộng đồng mới”, họ có thể giúp khuyến khích đào tạo, cầu nguyện và hiểu biết Kinh Thánh theo niềm tin của Giáo Hội.

  Hãy cầu nguyện cho cộng đồng giáo dân “Mondo X” đang cung cấp nhà tĩnh tâm ở đỉnh núi Tabor ngay trung tâm Israel. Cộng đồng chữa lành Ý này do cha Eligio, dòng Phan Sinh thành lập năm 1967, đã giúp nơi nghỉ ngơi cho lữ khách qua cơn buồn phiền và tai họa trong đời. Thăm viếng cộng đồng này nhiều lần tại chính nơi Chúa Giesu đã biến hình, tôi đã chứng kiến sự hiện diện của Chúa Kito biến hình đã mang người ta trở lại cuộc sống, chữa lành và phục hồi họ, mang hy vọng cho những kẻ cô đơn, đổ vỡ vì đau khổ và mất niềm tin. 

Fleming Island, Florida

March 1, 2023

NTC - Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!