Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
MỤC TỬ NHÂN LÀNH VÀ CỔNG CHUỒNG CHIÊN

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH, NĂM A

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Trong tất cả mọi hình ảnh về chúa Giesu, có hình ảnh nào dịu hiền và gợi lòng trắc ẩn hơn hình ảnh Mục Tử Nhân Lành không? Trước thời đức Giesu, hình ảnh mục tử được dùng để chỉ sự hiền lành và chăm sóc mà Thiên Chúa tỏ hiện cho chúng ta. Mục tử và đoàn chiên là hai hình ảnh nổi bật giữa một sa mạc nóng bức, khô cằn và đầy nguy hiểm, trong đó người bảo vệ chiên cũng là người bảo vệ kẻ di hành trong sa mạc, giúp họ có nơi trú ẩn và an bình tránh sự ám hại của kẻ thù. Trong Kinh Thánh và thời Cận Đông cổ đại, từ “mục tử” cũng là một danh diệu có tinh chính trị ám chỉ bổn phận của vua đối với thần dân. Danh hiệu này bao hàm ý nghĩa quan tâm, lo lắng, sẵn sàng hy sinh vì tha nhân. 

Hình ảnh mục tử cũng nói lên quyền lực. Toàn thể câu chuyện Mục Tử Nhân Lành trong bài tin mửng Gioan hôm nay (Ga 10:1-21) là tiếp tục đề tài phê phán những người biệt phái ở cuối chương 9. Nuôi dưỡng đoàn chiên có nghĩa là người mục tử phải bảo vệ chiên chống lại kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu khi gặp thú dữ. Roi của mục tử chính là khí giới dùng để chống trả thú rừng, còn gậy là khí cụ có tính chống đỡ, biểu tượng cho sự săn sóc và lòng trung thành.

 

CỔNG VÀ CỬA Ở ISRAEL 

Để tìm hiểu ý nghĩa về cổng chuồng chiên, chúng ta thử coi lại từ cổng trong Israel cổ đại. Cổng của Zion biểu trưng ý tưởng dẫn đưa đến trước mặt Thiên Chúa. Khi tiên tri Isaiah nói về ngày hòa bình thế giới, người diễn tả nó là thời đại mà “cổng Thiên Chúa sẽ mở liên tục suốt ngày đêm, không bao giờ đóng.”(Is 60:11) Cũng giống vậy, bàn thờ lễ vật toàn thiêu thì không để trong nhà tạm mà đặt trước “lối vào trướng tao phùng” (Xh 40:6). Chúa Kito đã hoàn thành tất cả những điều đó: Ngưới là cửa, qua đó chúng ta có thể đến với Thiên Chúa Cha (Ep 2:18). Người là “đường và là đường hằng sống”(Dt 10:20). Chúng ta hãy thử nhắc lại lời thánh vịnh Mùa Vọng nói về cổng (Tv 24:7-10): 

         Hỡi cổng, hãy nhấc đầu lên,

         Hãy vươn mình, hỡi cổng vạn đại,

         Để vua vinh hiển lâm trào!

         Vua vinh hiển, người là ai?

         Là Chúa, đấng quyền uy, đấng hùng anh,

         Là Chúa, đấng anh hùng nơi trận địa!

       

         Hỡi cổng, hãy nhấc đầu lên,

         Hãy vươn mình, hỡi cổng vạn đại,

         Để vua vinh hiển lâm trào!

         Vua vinh hiển, người là ai?

         Là Chúa thiên binh

         Vua vinh hiển, ấy chính là Người!

 

CỔNG CHUỒNG CHIÊN TRONG TÂN ƯỚC 

Trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 10:1-10), chúa Giesu nói về hai loại chuồng chiên trước khi tỏ lộ chính Người là cổng chuồng chiên. Trong hai câu đầu, chúa nói về chuồng chiên cộng đồng mà mỗi đêm mục tử lùa chiên vào. Chuồng chiên có cổng rất vững chắc chỉ có thể mở được bằng chìa khóa của thủ lãnh mục tử. 

Những câu tiếp theo nói về loại chuồng chiên thứ hai. Loại này dùng để giử chiên vào những đêm chiên ở ngoài đồng (như đêm Chúa giáng sinh). Đây là loại chuồng tạm thời có đá bao quanh và mở ra ở khúc cuối. Chính mục tử sẽ là cổng chuồng; mục tử nằm ngang cổng mà ngủ. Nếu chiên rời chuồng hay sói xâm nhập bắt chiên thì chúng phải đi qua cổng. Mục tử chính là cổng.

 

CỔNG CHIÊN Ở JERUSALEM 

Khi đức Giesu xác định về mình thì Người không nói Người là Mục tử nhân lành mà là cổng chiên. Ở bức tường cổ bao quanh Jerusalem có một cái cổng ở hướng Bắc của thị trấn người ta dùng để lùa súc vật từ những vùng lân cận vào để làm của tế lễ. Cổng đó gọi là cổng chiên. Một khi đã vào thị trấn và ở bên trong tòa án thì không có đường nào khác ra khỏi phạm vị thành ngoài cổng chúng đã đi vào. Chỉ có một hướng duy nhất và ở đó chúng được hiến tế vì tội lỗi nhân loại. Đối với khán thính giả đầu tiên nghe Chúa giảng vể chiên thì họ bị chạm vì những lời Chúa nói: “Ta nói cho các ngươi một sự thật, Ta là cổng chiên…Ta là cổng, bất cứ ai qua ta thì sẽ được cứu. Người đó sẽ ra vào, và kiếm được đồng cỏ xanh tươi” (Ga 10:7-9). Ngay chính trong phạm vi thành lúc mà chiên đang bị bách hại, đức Giesu đã tuyên bố: “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Ta là Chúa Chiên Lành” (Ga 10: 10-11). 

Đức Giesu nói về chiên chính nơi chiên đang bị tàn sát. Không giống mục tử giữa chiên vô tội theo cách chúng ta tưởng tượng về chiên và mục tử trên những sườn đồi đầy cỏ xanh tươi. Săn sóc chiên kiểu này đòi hỏi một cài gì hơn những bàn tay dịu dàng và con mắt hiền từ. Chiên phải được bảo vệ tránh khỏi tử thần. Đức Giesu giảng rằng bất cứ ai vào trong đoàn chiên mà không qua cửa này –cửa đức Giesu- thì là kẻ trộm và kẻ cướp. Không một ai đến với Cha Ta mà không qua Ta. Chính chúa Giesu là cổng, qua đó mục tử đến với chiên. Do đó chỉ có những mục tử thực sự mới được Người chấp nhận. Những câu 7-8 là hình ảnh cổng để cho mục tử đến với chiên. Những câu 9-10 là hình ảnh cổng để cho chiên ra vào. Những người biệt phái Pharisieu, vì không qua cổng chúa Giesu, nên họ là kẻ trộm. Những ai đi qua cổng này thì được chúa Giesu ban sự sống.

 

MỤC TỬ GƯƠNG MẪU 

Chúa Giesu là nước sự sống, bánh sự sống và cổng sự sống. Người là mục tử gương mẫu theo ba cách: Trước nhất, Người đã hy sinh mạng sống người vì chiên. Người biệt phái là những kẻ làm thuê nên không trung thành với chiên. Mục tử trung thành, giống như David hồi xưa, thì bảo vệ đoàn chiên. Thứ đến, Người biết chiên một cách cặn kẽ thân mật nên người yêu thương và chăm sóc chúng ngày đêm. Đó là lý do người chết vì chiên của người. Tình yêu của người vượt quá cả “chính chiên của người” trong cộng đồng thánh Gioan vươn tới tất cả những ai tin vào Người. Thứ ba, đức Giesu là cổng chiên, không phải là cửa bẫy, mà là lối vào an toàn đầy tình yêu thương của Thiên Chúa, để được mục tử nhân lành bảo vệ. 

Chúa Kito không phải chỉ là cổng, người còn là vua đi vào đền thánh và là đền thánh có cửa dẫn lối! Vào thời cổ đại, danh xưng “cửa thiên đàng” là bầu trời từ đó Thiên Chúa ban cho chúng ta manna (Tv 78:22), nhưng hiện nay chúa Kito là bánh thật đến từ trời (Nicodemus). Jacob đã nhìn thấy “cửa đi vào thiên đàng” (St 28:17) tại đền thánh ở Bethel, nhưng khi thánh tử đạo Stephen nhìn vào đó thì ngài thấy “vinh quang Thiên Chúa và chúa Giesu”. (Cv 7:55) Chúa Kito không chỉ mời gọi chúng ta vào vương quốc thiên đàng qua Người, mà còn để lại chìa khoa cho các môn đệ và quả quyết rằng “Các anh ràng buộc ai ở dưới đất thì trên trời cũng rang buộc, tha cho ai thì trên trời cũng tha” (Mt 16: 18-20).

 

KỶ NIỆM  CUỘC VIẾNG THĂM CỦA THÁNH MỤC TỬ TẠI DENVER 

Tôi không thể quên được bài giảng huấn của thánh Gioan Phaolo II về bài Tin Mừng hôm nay trong ngày giới trẻ thế giới năm 1993 ở Denver, Colorado, USA. Trong ngày vọng 14-8-1993 tại công viên Cherry Creek State Park ở Denver, ĐTC đã nói: 

“….Nơi Chúa Giesu Kito, Thiên Chúa Cha đã nói lên tất cả sự thật về tạo dựng. Chúng ta tin rằng trong sự sống, sự chết và phục sinh của chúa Giesu, Thiên Chúa Cha đã tỏ lộ tất cả tình yêu của Ngài cho nhân loại. Vì vậy chúa Kito đã gọi mình là “Cổng Chiên” (Ga 10:7) Là cổng chiên, Người đứng canh chừng mọi tạo vật tin tưởng vào Người. Người dẫn dắt họ đi vào đồng cỏ xanh tươi: “Ta là cổng. Bất cứ ai đi qua ta thì sẽ được an bình. Họ đi ra vào và tìm được đồng cỏ tươu mát” (Ga10:9). 

“…Thiên niên kỷ thứ ba sắp tới, Giáo Hội biết rằng mục tử nhân lành vẫn tiếp tục, như đã luôn luôn tiếp tục, là hy vọng chắc chắn của nhân loại. Chúa Giesu Kito không bao giờ ngừng là “cổng chiên”. Dù cho lịch sử tội lỗi của nhân loại chống lại sự sống, thì Người vẫn không bao giờ ngừng nhắc lại với cùng một nhiệt huyết và tình yêu thương câu nói: “Ta đến để cho chiên được sống, và sống dồi dào” (Ga 10:10). 

“…Đức Kito –mục tử nhân lành- hiện diện giữa chúng ta, giữa muôn dân, giữa mọi quốc gia, mọi thế hệ và chủng tộc, như là đấng đã hy sinh mạng sống vì chiên”. …Đúng vậy, mục tử nhân lành hy sinh mạng sống, nhưng rồi Ngườ lấy lại (Ga 10:17). Trong cuộc sống mới phục sinh, Người trở thành –theo lời thánh Phaolo- thần khí ban sự sống (1Cr15:45), đấng bây giờ có thể ban sự sống cho tất cả những ai tin vào Người.” 

“Hy sinh mạng sống –lấy lại mạng sống- mạng sống lại được ban cho. Trong Người, chúng ta có sự sống mà Người đã liên kết với Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Nếu chúng ta tin vào Người. Nếu chúng ta là một với Người qua tình yêu như Chúa nói “Ai yêu Thiên Chúa thì phải yêu thương anh em mình” (1Ga 4:21).”

 

ĐÔI LỜI KẾT: SUY NIỆM TRONG TUẦN VỀ MỘT VÀI TỰ VẤN  

Đức Giesu nói: Chiên sẽ nhận biết tiếng của mục tử và không đi theo kẻ lạ.

Tôi đã lắng nghe tiếng gọi của mục tử nhân lành thế nào?

Tôi tìm cách nghe tiếng Người ở đâu?

Tôi có bước theo lối Người chỉ dẫn không? 

Đức Giesu nói: Người đến để cho chúng ta sống, và sống một cách dồi dào.

Chúa ám chỉ gì qua câu nói đó? 

Tôi có sống cuộc sống dồi dào mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho tôi không?

Đức Giesu nói: Người còn có những chiên khác không thuộc về đoàn chiên, nhưng chúng cũng cần phải gia nhập đoàn chiên. Nhiều học giả tin rằng Người có ý nói dân ngoại là những người không chờ mong đấng thiên sai nhưng họ đã hân hoan tiếp nhận Tin Mừng.

Những ai là chiên trong thế giới ngày nay cần phải gia nhập đoàn chiên?

Chúng ta làm gì để đem họ về với chúa Kito?

 

Fleming Island, Florida

May 9, 2014

Fxavvy@aol.com

NTC    

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!