Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THA THỨ ĐỜI NÀY SẼ ĐƯỢC THA THỨ ĐỜI SAU


Chúa Nhật 24A thường niên

Sr 27:30/28:7; Rm 14:7-9; Mt 18:21-35

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Bài Tin Mừng của thánh Mathew hôm nay (Mt 18: 21-35) đòi hỏi những người tự nhận mình là người Công Giáo hoặc mệnh danh là Kitô hữu hay Công Giáo phải có tâm hồn ăn năn thống hối và lòng khoan dung tha thứ.  Đoạn  Phúc Âm này có 2 phần chính:

   - Phêrô hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu anh em con có lỗi với con thì con phải tha thứ cho họ mấy lần? Bảy lần? (c. 21-22).

   - Chúa trả lời Phêro: Tha thứ thì không có giới hạn (c. 22). Sau đó Người dùng ngụ ngôn người đầy tớ bất nhân để đưa vào chi tiết vấn đề (c. 23-34).

 

Chuyện ngụ ngôn được thánh Mathew kể có phần giống câu chuyện trong tin mừng thánh Luca 17:4, nhưng câu chuyện và cái kết của nó thì quả là độc đáo trong Tin Mừng thánh Mathew. Phân tích một cách khít khao ngụ ngôn ông vua và người đầy tớ trong Tin Mừng thánh Mathew, chúng ta thấy, theo cách trả lời của Chúa Giêsu thì Ngài không nhất thiết yêu cầu chúng ta phải tha thứ nhiều lần theo như toàn thể câu hỏi của Phêro.

 

Người đây tớ đầu tiên đã trở nên quá đáng. Hắn quá yếu và rất hèn trước mặt vua khi hắn cúi đầu lạy lục nhà vua xin khất nợ, trong khi đó hắn lại hung hăng dùng uy quyền của hắn buộc con nợ của hắn phải trả nợ hắn và còn bỏ tù con nợ của hắn vì không thể trả được nợ. Theo cung cách đó thì hắn sẽ không từ bỏ quyền lực của hắn đối với những người khác. Tuy nhiên theo câu chuyện thì các bạn của hắn đi bá cáo với vua về tư cách của hắn thì cũng giống như hành động của tên đầy tớ này thôi.Tất cả đều chẳng có lòng khoan dung tha thứ mà chỉ đòi hỏi trừng phạt.     

 

Nhận xét cuối cùng, sự tha thứ của Cha trên trời -dù đã thứ tha- sẽ rút lại trong giờ phán xét sau cùng đối với những ai không biết noi gương, bắt chước Chúa mà tha thứ cho tha nhân (câu 35). Chúa Giêsu cảnh báo rằng: Cha Ngài ở trên trời cũng sẽ đối sử với những kẻ không có lòng khoan dung tha thứ theo cùng một cách thức như họ đã làm, tương tự như đối với tên đầy tớ bất nhân vậy.

 

      NHỮNG CÂU HỎI  DAY DỨT

 

 Vậy thế nào là “tha thứ’’? Trước tiên, tha thứ hàm chứa phải có một cái gì để tha thứ.

 Nếu một ai đó làm điều gì trái luật hay lỗi luân lý hay một nguyên tắc nào đó để có thể qui kết là tội và  sai lầm cần phải được khoan dung tha thứ. Từ Tha Thứ trong câu chuyện ngụ ngôn hôm nay, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là « gửi đi xa » hoặc « để riêng ra ». Vậy tha thứ tức là « gửi đi xa » bất cứ cái gì đã làm con người cách biệt nhau. Giận dữ hay oán thù đã được gửi đi xa rồi. Nhờ tha thứ, một người không còn ở trong vòng kìm kẹp hoặc kiểm soát của một ai hay một hành động tội lỗi ở quá khứ đã làm cho họ phải đau khổ. Chúng ta nhận thấy chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ một sự tha thứ không có giới hạn. Tuy nhiên, tha thứ và khoan dung không luôn luôn đơn giản.

 

Tha thứ không có nghĩa là điều đình, giải hòa ngay lập tức. Nó cần một tiến trình hàn gắn từ từ để giúp dứt bỏ những cảm giác thù hận. Và cần phải nhận biết rõ giáo huấn về tha thứ của chúa Giêsu ở cả đời này lẫn đời sau. Chúng ta có tin rằng sự cứu rỗi của chúng ta sẽ bị tổn thương hoặc cản trở vì chúng ta không có lòng tha thứ khi còn ở trần thế không ? Chúng ta có hành sử công chính, công bằng và biểu lộ lòng thương xót tha nhân không ? Đây không phải là những câu hỏi mà chúng ta có thể trả lời dễ dàng được, vì ngày đó chúng ta sẽ còn rất nhiều câu hỏi khác và những lo âu, xúc động như đã được diễn tả trong dụ ngôn người đây tớ bất nhân này.      

 

Vì vậy chúng ta cần chăm chú ý nghe kỹ lời sách Sirach trong bài đọc 1 hôm nay (27:30. 28 :7) : «Giận dữ và căm thù là những điều đáng ghét, nhưng kẻ tội lỗi lại rất thân thiết với chúng. Kẻ oán thù sẽ làm tổn thương sự thù oán của Chúa, bởi lẽ Ngài sẽ nhớ đến những tội lỗi của chúng từng chi tiết một. Hãy tha thứ cho những kẻ bất công thì ngươi sẽ được đền trả lại và chính tội lỗi của ngươi sẽ được tha thứ

 

GẦN HAI MƯƠI NĂM TRƯỚC:  Biến cố 9/11.

 

Chúa nhật hôm nay là cơ hội cho chúng ta suy nghĩ thật xâu xa xem chúng ta và cả cộng đồng Kito hữu đã đáp ứng với kẻ thù cá nhân của chúng ta, kẻ thù trên thế giới này như thế nào, chúng ta tha thứ họ thế nào, thương xót họ thế nào ? Gần hai mươi năm về trước, thê giới đã như ngừng lại và sự khủng bố, sợ hãi, nỗi kinh hoàng của biến cố ngày 11-9-2001 đã đẩy chúng ta đến vực xâu thẳm huyền bí của tội ác, nỗi đau khổ của con người, chết chóc đã tới tột đỉnh. Nhiều người đã thốt lên câu hỏi « Chúa ở đâu rồi » giữa những tan hoang hủy hoại của ngày 11 tháng 9. Tuy nhiên, với ân sủng Chúa, chúng ta đã chấp nhận những hy sinh tột bực của con người và những người anh chị em huynh đệ của chúng ta đã chứng tỏ khả năng tình yêu anh dũng tuyệt vời không ai ngờ nổi.

 

Quân khủng bố tấn công ở Washington DC, Pennsylvania và New York đã thực sự không chỉ là tấn công Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nhưng theo lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, đó là « tội chống nhân loại ». Nạn nhân của thảm kịch này thuộc cả hàng chục nước trên thế giới. Về kinh tế chính trị thì ảnh hưởng bao chùm toàn thể mọi quốc gia. Người ta nghĩ rằng những kẻ gây ra cuộc khủng  bố này là do thúc đẩy bởi lòng hận thù, bất mãn với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đặc biệt về vấn đề Trung Đông, nhưng kế hoạch, chương trình thầm kín bên trong của họ là phản đối kịch liệt cái nền văn hoá cũng như những cơ chế xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị của Tây Phương. Đơn giản cho rằng có sự liên kết giữa Hồi Giáo và khủng bố xem ra khó có thể chấp nhận được. Những biến cố của ngày 9/11 hẳn phải là một thách đố đối với Giáo Hội cũng như những chính phủ sau này là cần phải thấu triệt một cách sâu đậm và chân tình về Hồi Giáo để mà hòa hợp liên kết với họ.      

 

« Kẻ thù » trong chiến tranh khủng bố quả rất khó có thể xác định, chúng ta cần phải cẩn thận để tránh lầm tưởng rằng ai cũng là kẻ thù cả. Tránh chiến tranh chống khủng bố bằng cách đừng gây chiến tranh với những người chung quanh chúng ta. Một xã hội được thiết lập vì hoảng sợ, đố kỵ, đa nghi, không còn tin tưởng vào ai cả thì không bao giờ có thể là một xã hội hòa bình. Chỉ khi nào mọi người cùng nhau sống chung hòa bình trong pháp luật thực sự và công bằng, công lý cùng với lòng khoan dung tha thứ thì lúc đó chúng ta mới cảm thấy mùi vị của chiến thắng. Bằng không thì chẳng phe nào có thể thắng phe nào cả.

 

     TÔN GIÁO VÀ KHỦNG BỐ

 

Mặc dù sứ điệp của Chúa Giêsu và giáo huấn của Giáo Hội đã quá rõ ràng, nhưng nhiều người có lẽ vẫn còn nổi sùng, giận dữ trước những cơn bạo động và tội ác, nhất là biến cố 9/11. Phản ứng tự nhiên của con người là la lên « phải báo thù », nhưng gương Chúa Giêsu trong câu chuyện Phúc Âm hôm nay kêu gọi tất cả chúng ta nên có một thái độ mới và khác biệt, đặc thù đối với bạo động. Khoan Dung và Tha Thứ.

 

Giáo Hội kêu gọi chúng ta phá bỏ bức rào cản hiện đang ngăn cách giữa người với người, để xây dựng một tình liên đới tin tưởng nhau, sẵn sàng tha thứ và hòa giải với những kẻ thù, những người đã trở nên xa lạ, ngăn cách với chúng ta. Là đệ tử của Chúa Giêsu, chúng ta phải là những ngôn sứ của công lý và hòa bình, và luôn luôn cảm nhận được cái thống khổ của loài người trong thời đại hôm nay.

 

THÁNH GIOAN PHAOLỒ II và BIẾN CỐ 9/11

  

Vào ngày kỷ niệm một năm biến cố bi thảm 9/11 đã lấy đi biết bao nhiêu mạng sống con người ở New York, Hoa Kỳ, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã tuyên bố trong một buổi triều yết chung tại Rome vào ngày 11 tháng 9 năm 2002 như sau: « Không một tình trạng bất công nào, không một cảm giác tuyệt vọng nản chí nào, không một triết lý nào, không  một tôn giáo nào có thể biện minh cho sự sai lầm như thế này được. Ai cũng có quyền được tôn trọng sự sống và nhân phẩm, là những tặng phẩm Chúa ban, không ai có quyền xâm phạm. Thiên Chúa đã phán như vậy, luật pháp quốc tế cũng công nhận như vậy, lương tâm con người tự nhiên cũng nghĩ như thế và con người cùng nhau sinh tồn cũng đòi hỏi phải có như vậy.»[1]

 

THÁNH GIÁ TẠI GROUND ZERO

 

Hai mươi năm trước, lúc đó Giáo Hội Gia Nã Đại đang sửa soạn Đại Hội Giới Trẻ Thế giới năm 2002 thì thảm trạng biến cố 9/11 xẩy ra và chiến tranh vùng Vịnh bùng phát trên nền trời nhân loại. Chúng ta không ai có thể quên được những nỗi đau khổ, buồn phiền và bất ổn mà biến cố 9/11 đã bao phủ lên Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2002 tại Canada.

 

Vào giữa cuộc cung nghinh Thánh Giá Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đi khắp 72 giáo phận Canada đã được dàn xếp rất chu đáo thì vào tháng 2 năm 2002 với sự chuẩn nhận của Đức Gioan Phaolo II, Thánh Giá đã đổi hướng quay sang Ground Zero ở New York, Hoa Kỳ là nơi không có định trước trong chương trình hành hương.

 

Thánh Giá đã hiện diện tại Ground Zero để cầu nguyện cho các nạn nhân của biến cố kinh hoàng tại Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế và mấy nơi khác ở Hoa Kỳ. Cuộc viếng thăm này là dấu chỉ hy vọng sâu xa của nhân dân Hoa Kỳ và toàn thể thế giới đã chiến đấu để tìm hiểu nỗi kinh hoàng, bạo động và sức phấn đấu chống trả sự chết của con người đã phải chịu đựng trong ngày 9/11. Đối với chúng ta, đó là một thách đố cam go, bởi vì ngay giữa nơi đầy tang thương, biểu hiện của tàn phá, hủy hoại, khủng bố và chết chóc mà chúng ta đã dựng nên một thánh giá bằng gỗ, hình ảnh của sự chết đã được biến đổi thành biểu tượng trung tâm điểm sự sống của người Kitô hữu.

 

Buổi sáng sớm hôm đó, trong Thánh Lễ tại thánh đường Chúa Cứu Chuộc ở Manhattan, gần kế trụ sở liên hiệp quốc, Đức Tổng Giám Mục Renato Martino, quan sát viên thường trực của Vatican tại LHQ đã nói với chúng ta qua bài giảng của ngài như sau:

 

-« Kinh Thánh đang nói với chúng ta vể tội lỗi và những đau khổ khôn lường mà tất cả chúng ta cần phải cải biến chúng. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ thấy tận mắt những đống tro tàn, sự hủy hoại và buồn thảm của con người, dấu vết của tội lỗi mà không có bút mực nào, ngôn từ nào có thể diễn tả hết được.

 

« Hơn nữa, có nói cũng không bao giờ nói đầy đủ hết được tất cả những hậu quả tai hại của khủng bố và hủy hoại đã xẩy ra hoặc kể ra hết được những kẻ đã gây ra tội ác ấy….Chúng ta chẳng giúp được gì mà còn làm hại thêm cho những người đã chết trong thảm cảnh này, nếu chúng ta không tìm hiểu ra được căn nguyên của nó. Trong khi tìm hiểu những nguyên cớ này thì những yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo và văn hoá lại xuất hiện lên.

 

« Mẫu số chung của những yếu tố này là hận thù, nó vượt quá mọi người và mọi nơi mọi chốn. Nó hận thù ghét bỏ cả nhân loại đến độ nó cũng tận giệt luôn chính cả những kẻ hận thù. »

 

Gillian, một phụ nữ trẻ đã tóm lược cuộc thăm viếng Ground Zero trên tờ National Staff ở Western Canada như sau: «Bây giờ tôi mới bắt đầu nắm bắt được và hiểu rõ những quang cảnh mà chúng ta đã nhìn thấy. Tôi có thể ví Ground Zero như là một khu vực đang được tái tạo. Tôi đã nhận ra rằng, giữa những hủy hoại đổ nát ấy, quả là quan trọng khi khu Ground Zero thực sự đang trở thành vùng tái thiết, trên đó người ta đang xây Hy Vọng, Hòa Bình và Tha Thứ. Thánh Giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới chính là đá tảng làm nền móng cho cuộc khởi công xây dựng tái tạo ấy.… »

 

ĐÔI LỜI KẾT: Hoà Bình trong thế giới bạo động

 

Hôm nay, Chúa Nhật và cũng là ngày kỷ niệm 20 năm biến cố 9/11, chúng ta hãy cùng nhau đọc lời kinh mà Đức Biển Đức XVI đã soạn cho chúng ta trong dịp thăm viếng lịch sử của ngài tại Ground Zero ngày chúa nhật 20-4-2008. Khi đọc những lời kinh này, chúng ta hãy khẩn cầu xin Thiên Chúa biến chúng ta thành khí cụ và người chuyển giao lòng khoan dung tha thứ và hòa giải của Ngài đến thế giới đổ nát chung quanh chúng ta.

 

Lạy Thiên Chúa là Tình Yêu hải hà,

        đầy lòng trắc ẩn, gắn hàn đau thương,

Xin đoái nhìn đàn con của Chúa,

         những người đủ mọi niềm tin,

          truyền thống muôn phương khác biệt

Cùng nhau tụ họp nơi đây

Quang cảnh bạo động khôn tả muôn vàn thương đau..

 

Khấn xin Thiên Chúa Từ Nhân,

Ban cho ánh sáng, bằng an muôn đời,

Những kẻ đã chết nơi này:

Những anh hùng ứng đáp ban đầu:

Anh hùng cứu hỏa, cảnh sát vì dân,

Y khoa Cấp cứu, nhân viên Poc Ồ

Cả nam cả nữ mọi người,

Nạn nhân vô tội trong cơn họa này.

Đơn giản chỉ bởi việc làm và tâm phục vụ con người,

Đem thân đến chốn tơi bời, (ngày 9-11-2001)

 

Khấn xin Thiên Chúa, vì lòng trắc ẩn,

Xoa dịu gắn hàn đau thương khốn cùng,

Những kẻ hiện diện nơi này,

Mà mang thương tật ốm mòn.

Cũng xin hàn gắn đau thương gia đình,

Tất cả những ai đã mất người mình yêu thương,

Thêm cho sức mạnh vững vàng,

Cuộc sống hy vọng hiên ngang can trường.

Chúng con cũng nhớ những người,

Đã mang chết chóc vết thương cả đời

Tại lầu năm góc, tỉnh nhà Shanksville

 

Chúng con hiệp nhất một lòng,

Cùng họ tha thiết trong kinh cầu này,

Bao phủ tất cả thương đau,

Cùng mọi khốn khổ cho nhau nỗi lòng.

Chúa hòa bình mang an bình,

Đến chốn điêu tàn bạo động:

Bình an tất cả trong tâm mọi người,

Bình an khắp năm châu bốn phương trời.

Xin Chúa hướng dẫn trí lòng những người

Đang cơn hận thù ngất trời

Trở về tình yêu của Chúa muôn đời mến yêu.

 

Lạy Thiên Chúa là đấng thấu hiểu,

Chúng con tràn ngập bể sầu muôn điều tai ương.

Xin ban ánh sáng dẫn đường,

Khi con đối diện những điều gớm ghê.

Xin Chúa chấp nhận những người thoát chết,

Sống cuộc sống như đã chết nơi đây,

Để thấy hiểm nguy đã thoát không là phí uổng.

Xin hãy vỗ về an ủi chúng con,

Thêm cho Sức mạnh Cậy Trông,

Ban Khôn Ngoan sức Can Trường

Để chúng con làm việc không hề mệt mỏi,

Cho một thế giới an bình thực sự,

Và Tình Yêu cao cả ngự trị…

Muôn nước, muôn lòng…

  … tất cả chúng con.

 

______________________________

Fleming Island, Florida

Sept. 9, 2020

NTC


 

[1] “No situation of injustice, no feeling of frustration, no philosophy or religion can justify such an aberration. Every person has the right to respect for life itself and dignity, which are inviolable goods. God says it, international law sanctions it, the human conscience proclaims it, civil co-existence requires it” (John Paul II)

[2] Công ty Port Authority

[3] Pentagon và Shanksville, Pennsylvania là hai nơi cũng bị không tặc cùng một ngày  9/11 như tại Trung Tâm Thương Mại quốc tế tại New York.

[2],[3]

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!