Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Bài Viết Của
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Văn hóa và văn hóa dân tộc
Kỷ niệm 25 năm ngày Thành Lập Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường -Tộ, Pháp quốc
Vài nét về Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam - Tư Tưởng Nguyễn Du
Tác Phẩm VĂN HIẾN NỀN TẢNG CỦA MINH TRIẾT
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học
Tác Phẩm NHỚ NGUỒN
Tác Phẩm Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA - ĐẠO LÀM NGƯỜI
Nhân quyền và Giáo hội - Những suy tư lịch sử và thần học
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Hai)
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Một)
Trực giác về hữu thể con người và hiện sinh - Minh Giải Truyện Bánh Chưng Và Truyện Dưa Hấu Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Các tương quan của Đạo Người - Minh Giải Truyện Trầu Cau và Đầm Nhất Dạ Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chiều kích Trời - Minh Giải Truyện Đổng-Thiên-Vương Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chúa Giêsu Kitô, con người thương xót
Kiều của NGUYỄN DU (1766-1820) Một gia sản văn hóa nhân loại
Đạm Tiên và « lời mới đến từ bờ bên kia, lời làm đứt ruột » trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam - Giải minh Truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh (1492)
Tình yêu trong văn hóa
Thực hiện Nước Trời thuộc về những người nghèo
Phúc của Kitô-hữu và sứ mệnh truyền bá Tin Mừng (Trong Bài Giảng Trên Núi theo Phúc Âm Thánh Mathêu)
Văn hóa Việt Nam và vấn đề triết học
Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam và định hướng văn hóa
Đối Chiếu Sứ Điệp Truyện Hồng Bàng Thị Với Sứ Điệp Các Nền Văn Hóa Khác
Một vài suy nghĩ về đạo đức trong bối cảnh văn hóa ngày nay
Sứ điệp văn hóa nơi cuộc sống tha hương
Văn hóa là học làm người
Vĩnh biệt anh, F.X. Phan-Đức-Thông, người nói thẳng
Khổ và cứu khổ
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển ba)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển hai Các Tài Liệu ở Malines)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển một)
Đạo vào đời
Các giá trị tinh thần trước những thách đố của kỷ nguyên mới
Trong Chúa Kitô, Giáo hội cầu nguyện: Lạy cha chúng con
Chứng tích hình thành và phát triển chũ quốc ngữ từ năm 1632 dến nay : tiến trình  của Kinh Lạy Cha
Thiên Chúa là Cha
Một tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu Nhật - Hoa - Việt - Biên soạn tại Áo Môn (Macao) năm 1632
Đón nhận Chúa Thánh Thần để rao truyền Chúa Kitô
Kitô hữu được Chúa Thánh Thần ban sự sống, người đó là ai?
DẤU CHỈ HY VỌNG

 

Tap san Định Hướng

Nguyễn Đăng Trúc

 

Trong tháng 2 năm 2001 vừa qua, báo giới Việt ngữ cũng như một số các nước  phân tích, thăm dò, bình luận để đưa ra những giả thiết về Tân Hồng y Nguyễn Văn Thuận có thể là ứng viên giáo hoàng tương lai.

Tự căn, việc nối ngai Thánh Phê-rô trên chức vị Giáo chủ của toàn thể Giáo hội Công giáo được xác định từ niềm tin tôn giáo, và ngay cả trong diễn tiến thực tế của lịch sử, như là một sự kiện vượt lên trên bất kỳ tính toán, dư luận, suy đoán nào của con người. Người công giáo gọi sự chọn lựa nầy là hoàn toàn do Chúa Thánh Thần.

Do đó, việc làm của báo chí, dư luận về việc nầy không khác gì  mò trăng đáy giếng!

Nhưng điều đã xảy ra như một sự kiện lịch sử, một sứ điệp làm chấn động tâm hồn của người Việt Nam và cả cộng đồng công giáo toàn cầu thì hầu như những kẻ săn bắt những tin giật gân của báo giới không mấy để tâm.

Hơn 25 năm trước đây, ngoài biến cố đau thương của Sàigòn thất thủ, một trong những sự kiện nổi bật làm mọi người, công giáo cũng như ngoài công giáo, trong và ngoài nước lưu ý là sự kiện Giám mục Nguyễn Văn Thuận được chỉ định làm Tổng Giám mục phó Sàigòn.

Trong nội bộ Công giáo, một thiểu số tín hữu đã trưng biểu ngữ thách thức:

"Nguyễn Văn Thuận Giám mục của ai?"

Phía nhà cầm quyền cộng sản đương thời, thì tố cáo Nguyễn Văn Thuận là một tội nhân có nợ máu.

Và tiếp sau lời nói là hành động: người ta viết thư cho giáo quyền yêu cầu thuyên chuyển Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Sàigòn. Còn nhà nước thì ra lệnh tống giam và đày đọa đi xa, thật xa khỏi cựu thủ đô của Miền Nam Việt Nam trước đây.

Cũng Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận ấy, sau 13 năm tù tội và những năm bị lưu đày biệt xứ, ngày 21.2.2001, lại được Giáo hoàng Gioan-Phaolô II của Giáo hội Công giáo hoàn vũ tôn phong Hồng y, bên cạnh 43 vị hồng y khác trên thế giới.

Câu trả lời của Hội Thánh công giáo hẵn nhiên xác định Nguyễn Văn Thuặn là Giám mục trong Giáo hội Công giáo. Và còn hơn thế nửa !

Ba hôm sau, ngày 24.2.2001, Tổng Giám mục Sàigòn Gioan-Baotixita Phạm Minh Mẫn, nhân danh toàn Tổng giáo phận Sài gòn để nói lớn "Tu es honnor et laetitia in Israel" (Ngài là niềm vinh dự và vui mừng trong Israel). Hàng ngàn tiếng vỗ tay của người Công giáo Việt Nam khắp năm châu đến dự lễ tại nhà thờ giáo xứ Santa Maria Trestevere - Roma tiếp sau câu chúc mừng của Tổng Giám mục Sàigòn. Tiếp đó, Tổng Giám mục Mẫn đã tôn vinh con người Nguyễn Văn Thuận (đã từng bị một thiểu số tín hữu vào một thời điểm lịch sử nào đó đặt vấn đề là Giám mục của ai?) như sau:

"Con đến đây còn với tư cách khác đó là một mục tử nối bước Đức Hồng y trong Tổng Giáo phận Sàigòn. Với tư cách nầy con tạ ơn Chúa ban cho con cũng như các Giám mục Việt Nam một tấm gương chứng nhân đức tin, một tấm gương chứng nhân cho niềm hy vọng, một tấm gương con đường tình yêu của Chúa Kitô...

Đức Hồng y đã nêu cho con "một tấm gương như thế trên con đường mục tử hiện tại của mình".

Và nếu trước đây, vì hận thù, thiên kiến che mắt, người ta nói càn Nguyễn Văn Thuận có nợ máu với Việt Nam, thì trong bài giảng lễ ngày 24.2.2001, Tân Hồng y cảm động nghẹn ngào nhắc đến lời của Giáo hoàng Gioan-Phaolô II ba lần gặp là ba lần nhắc đến hai chữ Việt Nam. Con người từng bị tố cáo là mang nợ máu thì hôm nay là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, một phận vụ then chốt để băng bó vết thương của hận thù, bất công và cổ vũ hoà bình. Tự đáy lòng của mình, tân Hồng y viết trong bức thư gửi Tổng giáo phận Sàigòn như sau:

"Trong ngày trọng đại được Đức Thánh cha Gioan-Phaolô II ban tước Hồng y và tiếp đó ngày 22.2 được cùng với các Tân Hồng y đồng tế với Đức Thánh Cha cảm tạ Thiên Chúa, tôi được tin vui cho biết Tổng giáo phận nhà có tổ chức lễ tạ ơn tại nhà thờ chính toà.

Tôi rất cảm động, hiệp ý tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Tổng giám mục Gioan-Baotixita, Linh mục Tổng Đại diện đã có ý tổ chức  lễ tạ ơn tốt đẹp nầy...

Xin anh chị em thương xót giúp lời cầu nguyện cho tôi được tiếp tục phục vụ Giáo hội hoàn vũ, điều hành Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình. Trong những chuyến công du khắp các lục địa, tôi đã chứng kiến được bao nhiêu đau khổ, chết chóc, chiến tranh, bom đạn, bao nhiêu bất công, bệnh tật, nghèo đói".

Sài gòn nơi đã chứng kiến những mưu mô phát xuất từ ý hệ chủ trương bạo lực, để dấy lên đấu tranh giai cấp, để đày ải những người lương thiện, thì Sàigòn đó hôm nay không còn nghe kẻ bị bắt bớ lên lời oán trách hay mĩa mai, nhưng là lời của yêu thương và hy vọng. Cũng trong bức thư ấy, Đức Tân Hồng y viết:

"Có câu ngạn ngữ phương Tây nói "Tương lai đep hơn tất cả quá khứ".

Người đã bị gieo tiếng ác là "có nợ máu" nhân dịp nầy cũng nhắn gửi đồng bào Việt nam qua lời chuyển trong bức thư gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam:

"Mặc dù vạn dặm xa xăm, lòng con không ngừng gắn bó với Giáo hội và Quê hương. Con hằng tâm niệm....từ Bắc chí Nam mọi người sẽ đồng tâm nhất trí như anh em một nhà, cùng nhau xây dựng một quê hương giàu mạnh trong yêu thương và đoàn kết".

Người công dân Việt Nam và người Kitô hữu Nguyễn Văn Thuận không phải mang nợ máu như lời tố giác do hận thù; nhưng vinh quang cho Ngài, vì Ngài đã trả nợ làm người đối với Tổ quốc và Giáo hội: Nợ của Yêu-thương và Hy-vọng.

 

Tác giả: Gs. Nguyễn Đăng Trúc

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!