Vậy là hết Tết và vào ngay Chúa Nhật I / mùa Chay / năm Lời Chúa chu kỳ / B với
lời mời gọi : Hãy
sám hối và tin vào Tin Mừng …
Sám Hối
… bao gồm hai chữ SÁM
và HỐI
…
SÁM
gồm bộ “
tâm”
và chữ “
tiêm ”
… Ở đây chữ “
tiêm”
chỉ dùng cho phát âm … Theo ngài Nghĩa Tịnh – một vị cao tăng thời nhà Đường –
thì
“Sám”
là
khoan thứ
hoặc
xin được khoan thứ
…
HỐI
cũng có bộ “
tâm”
… và chữ “
mỗi ”
… Chữ “
mỗi ”
dùng cho phát âm … “
Hối ”
có nghĩa là lấy
làm tiếc vì điều lỗi đã phạm
…
Cả hai đều có bộ “
tâm ”
như một diễn giải về căn cốt của việc
Sám Hối
là do ở trong lòng và xuất phát từ trái tim …để có thể có một sự sửa sai đích
thực và chân thành .
Đại tự điển tiếng Việt giải nghĩa :
Sám hối là ăn năn , hối hận về tội lỗi của mình .
Sám Hối
- theo Công Giáo - là
tâm tình
và
hành động
của một ai đó – nhận ra
sự sai trái
của mình – nên quyết tâm
điều chỉnh
lại sự sai trái đó để nhận được
sự tha thứ
nơi người mà mình đã xúc phạm đến …Trong ngữ cảnh tôn giáo , thường
Sám Hối
có ý nói về
sự ân hận
vì mình đã xúc phạm đến Thiên Chúa … và luôn bao gồm những tâm tình cũng như
hành động sau :
-
thừa nhận mình có tội ,
-
quyết định không tái phạm ,
-
cố gắng đền bù những thiệt hại do tội của mình gây nên ,
-
cố để đảo ngược lại những tai hại bằng những hành vi tốt lành
.
Trong Cựu Ước , có hai động từ Hipri được dùng để diễn đạt sự
Sám Hối
: - Shuv:
quay trở lại , thay đổi
; - Nicham :
cảm thấy hối hận
. Trong tiếng Hy Lạp , đó là từ
metanoia
: sự thay đổi ( meta) của tư tưởng và tâm hồn (nous).
Trong Tân Ước , có ba từ Hy Lạp được dùng để diễn tả sự
Sám Hối
: -
metamelomai
: sự thay đổi tư tưởng , chẳng hạn có ý hối tiếc hay thậm chí hối hận về tội
mình phạm nhưng lại không có sự thay đổi nội tâm ( trường hợp của Giuda Iscariot
, Mt 27 , 3) ; -
metanneo
: nhận thức việc mình làm và có sự thay đổi tư tưởng ; -
metanoia
: sự sám hối thực sự đi kèm với việc thay đổi tư tưởng , chủ đích và đời sống
theo những đòi hỏi của việc được tha …
Như vậy , Sám Hối chân thực buộc chúng ta có những tâm tình :
Tin
…
Bách Khoa Tự Điển định nghĩa :
Đức Tin trong Ky-tô giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa , Đấng
sáng tạo vũ trụ , và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Ky-tô , Con Thiên
Chúa hằng sống , Đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại …
Định nghĩa trên đã gọi được là tương đối , bởi vì không ít những người tin vẫn
chưa định hướng được rõ rệt như thế . Tuy nhiên cũng cần phải thêm vào
sự Phục Sinh của Chúa Giê-su
vốn là
lẽ sống
của chúng ta , và
sự hiện diện cũng như tác động nâng cao và hướng thượng của Chúa Thánh Thần ,
công cuộc canh tân liên tục của Người nơi mỗi con người , mỗi cộng đồng và toàn
thể nhân loại , toàn thể vũ trụ để đi đến một Trời Mới và Đất Mới …
Trong Kinh Thánh Cựu Ước , có hai từ thường được dùng để nói đến
“TIN”:
-
động từ
“ aman ”
có nghĩa là “
đeo”
, chẳng hạn như mang đứa con trên tay . ( Ds 11 , 12 ; 2 Sm
4, 4 …) ; theo nghĩa bóng ,
“aman”
là
dựa vào
ai , nương tựa , tin tưởng …
Từ đấy có tán thán từ “
amen “
: đúng thế , chính xác là như thế …
-
Batak
: có nghĩa là trông
cậy , tín thác
…
Tân Ước thường dùng chữ “
pistis”
, nghĩa là
tin với tinh thần phó thác trong sự tin tưởng vững vàng …
“ Tin ”
trong Cựu Ước phát triển dần từ chỗ tín thác vào LỜI HỨA đến chỗ chấp nhận
GIAO ƯỚC , từ việc chấp nhận GIAO ƯỚC đến chỗ trung thành với GIAO ƯỚC , từ việc
trung thành với GIAO ƯỚC đến chỗ sẵn sàng đón nhận Ý của Thiên Chúa …dù có phải
hy sinh nhiều điều , kể cả mạng sống của mình …Tuy nhiên vẫn là cái nhìn đức tin
trong bối cảnh của Dân được chọn …Qua Tân Ước , sự can thiệp của Thiên Chúa quy
về chính Chúa Giê-su và công trình cứu chuộc của Ngài.
“Tin”
trong tân Ước bao gồm nhiều khía cạnh :
-
“ Tin”
có nghĩa là chấp nhận sứ điệp của Đức Ky-tô loan báo : đấy là việc Thiên
Chúa muốn cứu chuộc con người qua cái chết và sự phục sinh của Chúc Giê-su .
-
“ Tin”
không chỉ là hiểu biết mà còn là vâng phục , tín thác vào tình yêu của
Thiên Chúa được bày tỏ qua việc trao ban cho chúng ta Chúa Giê-su Ky-tô …
Đức Tin này buộc phải có sự thay đổi não trạng và nếp sống để có thể nghĩ
như Chúa nghĩ và làm như Chúa làm …
Trong Tin Mừng Nhất Lãm ,
“ Tin”
có ba nghĩa : - tín tưởng vào quyền năng của Chúa Giê-su ; - chấp nhận Tin
Mừng Chúa Giê-su loan báo ; - chấp nhận chính bản thân Chúa Giê-su …
Theo Tin Mừng Gioan , “ Tin” được chia sẻ dựa vào ba điểm : đối tượng – bản chất
– và hiệu quả của việc tin … Đối tượng của Tin là Thiên Chúa và Đấng Người ban
cho nhân loại là Chúa Giê-su Ky-tô …Bản chất của Tin là đi vào cuộc gặp gỡ với
Thiên Chúa qua Đức Giê-su Ky-tô …Hiệu quả của Tin là số phận vĩnh cửu của con
người …
Cho nên “
pistis ”
trong Tân Ước bao gốm nhiều khía cạnh :
-
khía cạnh hiểu biết về bản thân và sứ điệp của Đức Giê-su
Ky-tô ,
-
khía cạnh tin tưởng vào sự chân thành của Thiên Chúa được tỏ
lộ nơi Đức Giê-su Ky-tô làm người và cứu chuộc ,
-
khía cạnh tác động của đức tin đưa đến việc thay đổi não
trạng và nếp sống để trở nên công chính và trở nên thụ tạo mới trong Đức
Giê-su Ky-tô …
Lướt qua một chút và tóm lược những nghiên cứu của các nhà chuyên môn – dĩ nhiên
là gai góc – nhưng cũng giúp có một cái nhìn nào đó về Sám Hối và Tin để bản
thân mỗi người có thể gặp gỡ Chúa trong Mùa Chay mới này…
Hôm nay đã là mùng 6 Tết , nghĩa là hầu như những công việc thường ngày ở mọi
nơi , mọi chốn được bắt đầu lại …Bắt đầu lại nhưng với một tinh thần mới : tinh
thần
Sám Hối
và
Tin
… Không ai thấy được sự
Sám Hối
nơi mỗi chúng ta ngoài Chúa và chính mình , nhưng người ta lại có thể nhìn thấy
chúng ta
Tin
: Tin trong phong cách làm việc Công Giáo của mình – Tin trong thái độ ứng xử
Công Giáo của mình – Tin trong những được thua một cách có Đạo vá khác Đời hay
– thậm chí – còn ngược với Đời nữa …
Lạy Chúa , xin cho Lời Chúa
“ thấm đẫm ”.
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp .