Mới đây, cộng đồng mạng đua nhau chia sẻ câu chuyện của Thu Bùi - một nữ
bệnh nhân mắc ung thư trên hành trình về quê ăn Tết. Sự cố bất ngờ khiến
chị phải đổi xe vào phút chót dù đôi chân không thể đi lại.
Nữ bệnh nhân viết: "Hôm nay em vừa đi viện truyền xong đợt hoá chất
thứ 83, cũng là đợt hoá chất cuối cùng của năm 2024 – năm Giáp Thìn Âm lịch và sau đó là có thể về nhà ăn Tết. Nhà em thì cách viện tận 300km,
chân thì bị liệt không đi lại được nên mỗi lần, em đều phải đặt chỗ trước, yêu
cầu nằm ghế hàng đầu và mang bình oxy lên xe để thở.
Bến xe ngày Tết thì khá đông, mẹ em đưa em ra bến xe, cõng em lên xe nằm
yên vị rồi mẹ em về. Thế nhưng khi xe đang đi ra cổng bến
thì em mới phát hiện mình lên nhầm xe...".
Trước tình huống éo le, chị vội vàng gọi điện cho phụ xe của hãng đã đặt
chỗ thông báo: "Anh ơi em lên nhầm xe rồi, chân em liệt không đi lại được,
không biết làm thế nào".
Biết chuyện, anh phụ xe nói giọng nhỏ nhẹ, bảo chị nhờ xe dừng lại để anh
qua đón. Chị kể tiếp: "Rồi xe vừa dừng lại, em đã thấy anh ấy đến như cơn
gió rồi bốc em lên lưng chạy phăm phăm về xe của anh, vừa đi vừa thấy anh thở
bở hơi tai, ở bến ai cũng nhìn…
Lên xe thì anh hỏi han mấy câu như em bị bệnh gì, rồi em đi chạy xạ về à…
Em khi đấy còn đang áy náy vì lên nhầm xe để anh phải cõng vất vả thì lúc sau
anh đi thu tiền vé, em đưa tiền nhưng anh nhất định không lấy. Bảo em giữ mà
chữa bệnh, lần khác anh lấy sau".
Câu chuyện của chị Thu nhanh chóng thu hút sự quan tâm, chia sẻ của đông đảo cư dân mạng. Nhiều người cảm thấy ấm lòng trước câu chuyện
về quê ăn Tết của nữ bệnh nhân mắc ung thư và hành động cao đẹp của người phụ
xe.
Và người viết cũng vừa được đọc câu chuyện dễ thương
này hôm nay – ngày 21 /1 / 2025, tức ngày 22 / 12 / Giáp Thìn – nghĩa là còn
xuýt xoát một tuần nữa thì bước qua năm mới Ất Tỵ…
Dĩ nhiên người viết sẽ trình làng nó vào tuần lễ đầu
của Năm Mới Ất Tỵ như một nguyện cầu cho những ngày tháng trong năm có thật
nhiều những “tấm lòng” để người người thấy ấm áp, đặc biệt là
những anh chị em bệnh hoạn cũng như thua thiệt về nhiều mặt…
Tiên vàn xin cám ơn những chương trình thiện nguyện
dài hơi mà nhà Đài liên tục đưa lên mỗi tuần như chương trình “Cặp Lá Yêu
Thương”, “Thắp sáng nụ cười vùng cao”,”Áo ấm mủa đông”, “Cùng
mang sách về miền núi cao, hải đảo”…Nhiều - nhiều lắm…Và có thể nói hằng ngày trên các
kênh Truyền Hình, các trang Mạng Xã Hội đều đưa lên những điều tốt đẹp của các
tồ chức hay cá nhân dành cho đồng loại khốn khó và khốn cùng của mình rất đáng trân trọng…
Và câu chuyện của chị Thu và anh phụ xe trên đây là
một điển hình cho những tốt đẹp mà Mạng Xã Hội mang lại…
Phụ xe hay lơ xe là một “nghề” vốn không được trân
trọng bao nhiêu, bởi sự cộc cằn, bặm trợn, thô lỗ cũng như thoải mái, coi xe
như là thế giới của riêng mình…Đồng thời cũng phải nói là hiếm có anh chàng phụ
xe, lơ xe nào học hành đến nơi đến chốn…Bên cạnh đó là “nghề của đường trường”
hơi có tính giang hồ một chút…nên phải nói là nhiều hay ít thì tính “ngổ
ngáo” cũng được gán cho quý vị phụ xe hay lơ xe…
Phụ xe là tên gọi quen dùng của bà con người miền Bắc
dựa trên công việc của anh ta…Người dân miền Nam thì rất quen với cái tên “lơ
xe”…Tại sao lại gọi là “lơ”…trong khi công việc của anh ta đòi hỏi phải chú
tâm, chú ý nhiều nhiều ? Chữ “lơ” ấy là từ rút gọn , rất gọn, của chữ
“controleur” trong tiếng Pháp, có nghĩa là kiểm soát viên trên một chuyến xe
với nhiệm vụ thu vé, xếp chổ, hướng dẫn khách, soát vé, giúp khách khiêng hành
lý…Từ này xuất hiện tại Sài-gòn vào năm 1900 khi bắt đầu có các xe chở thư tín,
bưu phẩm từ Sài-gòn đi các tỉnh lân cận…
Với tất cả những “đặc thù” ấy của công việc cũng như
con người của anh phụ hay lơ xe…thì câu chuyện trên đây quả thực là một “phép
lạ” !
Nhận cuộc gọi của chi Thu, anh ta không có một lời
nặng nhẹ nào, ngược lại rất kiên nhẫn, anh ta “nhỏ nhẹ” xin chị
Thu nói với bác tài chiếc xe chị lỡ lên nhầm để xe dừng và anh ta sẽ giúp chị
trở lại đúng chiếc xe mà chị đã đăng ký vé – tức chiếc xe mà anh ta là phụ xe…
Thứ nhất là sự “nhỏ nhẹ”…Đâu có mấy anh
phụ xe, lơ xe mà có được cái giọng nhỏ nhẹ đâu…Sự nhỏ nhẹ trong giọng nói là
của những người thân thương, những người bình tĩnh, những người có đầu và có
tâm…Giới phụ xe và lơ xe…thì sự “nhỏ nhẹ” là rất hiếm…Hay “thời
cuộc” đã đổi thay…mà người viết – do lớn tuổi và ẩn sĩ – nên không đủ thức thời
để nhận ra ! Dù sao thì cũng phải cám ơn các kênh Truyền Hình, Báo Chí và Mạng
Xã Hội đã liên tục cập nhật những hành động thiện tâm trong từng ngày sống làm
cho con người nói chung – và cá nhân này, cá nhân nọ - có được sự “nhỏ
nhẹ” cần thiết giúp cho những người “sa cơ lỡ vận” cảm thấy lòng
mình ấm lại…
Thứ hai là việc “bốc” nạn nhân lên lưng
rồi chạy “phăm phăm” về chiếc xe mà anh là phụ hay là lơ…Dĩ nhiên
con đường không xa lắm…Có lẽ cỡ khoảng trên dưới trăm mét là cùng, nhưng với
những phụ xe, lơ xe mà người viết biết trước đây…thì chuyện này quả thực khó
xảy ra lắm…Bởi xe chuẩn bị chuyển bánh khởi hành, phụ xe hay lơ xe khá là bận
rộn việc đón khách, xếp hàng, xếp khách…và “tám” lăng nhăng với
bạn bè hay hành khách nữ mặt mũi dễ coi chút chút…Đàng này chẳng những thăm hỏi
vắn tắt tình trạng của khách rồi “xốc” khách lên lưng…và phăm phăm chạy
đi…Không một lời phàn nàn trách móc…Thật là tuyệt vời…Bản thân người viết cũng
thấy ấm lòng chứ đừng nói chi là chị bệnh nhân tội nghiệp…
Thứ ba là “những lời thăm hỏi ngắn gọn”
về tình trạng bệnh hoạn của người khách đặc biệt này…Ngắn gọn và ân tình chứ
không cà kê dê ngỗng để người bệnh thấy nhẹ nhàng…và sau đó là sự từ chối không
nhận tiền vé, đồng thời còn cất công để trình bày sao đó với tài xế cũng như
nhà xe để người bệnh được miễn tiền vé và được quan tâm giúp đỡ những cần thiết
trong chuyến hành trình về quê ăn tết của mình…Người viết chỉ tưởng tượng thôi,
nhưng chắc chăn là chuyến xe hôm đó, đứng trước nghĩa cử của anh phụ xe hay lơ
xe, của tài xế và nhà xe, bà con hành khách cũng sẽ nhẹ nhàng, cảm thông và
chia sẻ những gì có thể với bệnh nhân trên xe…Ít ra thì cũng cố gắng giữ bầu
khí yên tĩnh cần thiết…Và thế là tình người, sự ấm áp sẽ và đã là mùa xuân đẹp
trong lòng từng người trước khi mùa xuân Đất/Trời đến…Ở một mặt nào đó, hành
trình ấy chẳng phải là một cuộc hành hương của “Những Người Hành Hương Của
Hy Vọng” đó sao…
Và ngay ngày 28 Tết ( ngày 27/1/2025) vừa qua đây
thôi, trang Mạng Bình Dương 24H của anh Lê Thanh Trung với lượng người theo dõi
khoảng trên một triệu người đã giúp “giải cứu” 500 cây quất cho ông Nguyễn Văn
Tiếc quê Bến Tre – qua lời giới thiệu của một người quen – đã mang lên Bình
Dương bán với hy vọng kiếm được đôi chút lời lãi cho gia đình ăn Tết…Sau mười
ngày, ông Tiếc chỉ bán được 20 cây và phải ăn mì tôm qua ngày…Khi trang Mạng
Bình Dương 24 H đưa câu chuyện của ông vào ngày 27/1 ( tức 28 Tết) thì chỉ đến
trưa ngày 28/1 ( tức 29 Tết) – tức một
ngày sau - bà con đã mua hết số quất…Ông
Tiếc thu được 30 triệu…Trừ mọi khoản chi phí, ông còn được lời 5 triệu bò túi…
Chia sẻ vài câu chuyện dễ thương này ở đầu Năm Mới Ất
Tỵ như một thành quả rất đẹp của Mạng Xã Hội, của các Kênh Truyền Hình và các
phương tiện truyền thông đại chúng…Khi mà rất rất nhiều những “điển hình”
được nêu lên sẽ giúp cho bà con chúng ta nghe, đọc…để rồi một lúc nào đó “đụng
chuyện”, một cách rất tự nhiên, bà con sẽ hành động theo sự chỉ bảo của “lòng
tốt”, và từ đấy muôn vàn điều đẹp đẽ, tốt lành sẽ như những “phép lạ”,
“phép mầu”…làm cho cuộc sống giữa nhau trở nên dễ chịu, dễ thương…
Và người viết xin được cùng với một con người cầu
nguyện – MM Tân, S.J. – dâng lên Thiên Chúa tâm tình đầu năm :
Lạy Chúa,
Lời
kinh cuộc đời của con hôm nay là câu chất vấn đang làm tim con đau nhói : làm
việc từ thiện để làm gì và được gì?
Vâng
lạy Chúa,
Mọi
người dân con Việt Nam khi lớn khôn theo năm tháng đều được hun đúc trong tuyền
thống để có được cái tâm thiện hảo và biết xót thương nhau, ham thích làm việc
từ thiện,
Vì
việc từ thiện đi liền với tình mến thương và lòng tốt,
Khơi
lên dòng suối ân tình từ trái tim đến trái tim.
Vậy
mà hôm nay có những cháu con lại không biết làm từ thiện để làm gì,
Và
còn râm ran hỏi nhau : làm từ thiện thì được cái gì kia chứ !!!
Câu
trả lời thật đơn giản và không cần nhiều lý lẽ,
vì
hai chữ “từ thiện” mở ra vùng trời mến thương và
lòng tốt giữa nhân gian
và
đã trở thành đạo làm người cho mọi dân tộc :
vậy
thì, làm việc từ thiện là sống trọn đạo làm người,
và
để trả lời câu hỏi làm việc từ thiện được gì,
thì
sẽ có câu trả lời ngay thôi:
Người
Việt làm việc từ thiện là để được thành người, và là người Việt.
Và
ngược lại khi phải đặt câu hỏi làm từ thiện để làm gì
Có
nghĩa là con người ấy không còn biết đến tình mến thương và lòng tốt cho nhau.
Người
sống như thế sẽ trở nên lạnh lùng vô cảm
Nhìn
thẳng vào giữa lòng cuộc sống hôm nay,
Từ
thành phố tới thôn quê
Từ
gia đình tới học đường và nhà máy,
Có
lẽ đâu đâu cũng chỉ nghe thấy tiếng cười ngạo nghễ của ích kỷ, gian tham và ác
độc,
con
người nhìn con người với “cặp mắt diệt chủng” không thương tiếc
và
vì thế, Chúa ơi, lời kinh của con hôm nay giữa lòng cuộc sống là tiếng kêu cứu
của con người trước nỗi thống khổ vì môi trường quá ô nhiễm.
Chuyện
gì đã xảy ra,
Nếu
trở về với giai điệu thuở hồng hoang thì chỉ là việc đôi trai gái đưa tay hái trái
cấm thôi,
vậy
mà địa đàng đã bị xóa nhòa,
và
vùng đất trần gian nảy sinh gai góc…
Tiếng
reo vui của người chồng trước người vợ được thay bằng những lời hờn trách,
Và
người vợ làm gì nếu không chỉ là đổ quanh…
Thế
nhưng, lòng thương xót Chúa đã cúi xuống trên con người.
Dẫn
đưa con người dựng lại Địa Đàng đã mất khi cho Con- Thiên- Chúa- Làm- Người,
Mang hình hài một trẻ sơ sinh bọc tã nằm trong
máng cỏ
Vậy
mà sao gai góc vẫn nảy sinh thêm gai góc ?
Phải
chăng vì con người cứ lao theo thèm muốn của con mắt, sống theo đam mê của tính
xác thịt và thói cậy minh có của là những thứ như ma đưa lối quỉ dẫn đường đi
tới tham lam, kiêu ngạo, hung dữ,
chứ
có đâu dẫn tới thương yêu và lòng tốt.
Tính
tham lam, thích khoe khoang, chút tự ái thôi mà, nhưng rồi lại dẫn đến kiêu
ngạo.
Một
dòng chảy nhận chìm nhân loại trong thương đau :
đưa
con người xa rời Thiên Chúa, lạc lõng bơ vơ, không điểm bám thì phải cố bám vào
của cải.
Môi
trường ô nhiễm : nước bẩn, đồ ăn nhiễm bẩn,
không
phải do thiên tai, vì nếu chỉ do thiên tai thì con người có thể cùng nhau
khắc phục
tất
cả bắt đầu từ lòng dạ con người nhiễm bẩn.
Ngược
trở lại lúc khởi đầu,
Khi
tất cả chỉ là khoảng không thinh lặng,
Lúc
vạn vật được tạo thành :
“điều
đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống,
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại”.(Ga1,2)
Khi
dòng chảy sự sống từ Thiên Chúa Tạo Hóa tuôn trào thì sự sống nơi con người chan hòa ánh sáng,
SÁNG LÒNG, SÁNG MÔI TRƯỜNG, SÁNG ĐỜI MÌNH và SÁNG CẢ ĐỜI NGƯỜI…
Con
người sống vui, bác ái, bình an, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết
độ.
Và
ngược lại,
Lòng
ô nhiễm, từ lòng dạ con người nảy sinh ghen tương chia rẽ, bất hòa, nóng giận,
hận thù, dối trá : môi trường cuộc đời ô nhiễm từ đây, lạ gì cảnh dung túng
tiếp tay cho hàng giả, hàng độc hại, và người làm việc thiện lại bị bắt buộc
qua nhiều cửa ải như thể cấm cản.
Chúa
ơi, dân con Việt Nam bao đời ngước nhìn trời cao,
Ai
cũng biết ông Trời có mắt, sao nay cứ như không nhìn xuống nhân gian.
lưới
trời lồng lộng sao tội ác vẫn mặc sức tung hoành.
Chúa
ơi!
Đất
chẳng chịu trời thì trời phải chịu đất sao?
Không,
ánh sáng vẫn chiếu trong u tối, và chắc chắn bóng tối không thể nào diệt được
ánh sáng,(Ga 1,5)
Con
biết Chúa là Đấng khơi nguồn sự sống không
thể bỏ rơi con người trong môi trường nhiễm bẩn.
Chúa
ơi, xin dẩn đưa dân nước con trở về với truyền thống của cha ông,
Thuở
trời dựng Đạo cho dân con,
Thời
các vua Hùng dựng nước dậy cho dân con gọi nhau là “đồng bào”,
Đùm
bọc thương yêu biết lấy lá lành đùm lá rách,
Nghèo
cho sạch rách cho thơm, chứ không tán tận lương tâm mà làm những điều thất đức.
để
từ đây giữa chúng con sẽ không còn chỗ cho tiếng cười ngạo nghễ của ích kỷ gian
tà
nhưng
tràn ngập tiếng reo vui của tình tương thân tương ái .
ở
đó ngang qua những việc từ thiện, kẻ trao người nhận, đều trao và nhận
theo giai điệu của TÌNH BẠN (hay
Tình Đồng Bào)…
Dắt
dìu nhau bước tới TRONG ÂN NGHĨA và SỰ THẬT
Chúa ơi, lời kinh này, lời kinh dân con Việt
Nam bao đời đứng trong trời đất và sẽ mãi mãi là những người con của dòng
giống Tiên Rồng, xin được giã từ năm cũ, cùng chung vai sánh bước vào năm mới…
Lm
Giuse Ngô Mạnh Điệp