Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện vui “NGU THÌ CHO CHẾT!”…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện với lời khuyên “ĐỪNG LÀ NGƯỜI VÕ ĐOÁN…”
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “ Nữ Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt mạnh mẽ tuyên xưng đức tin” …
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “CHỨNG TỪ ĐỨC TIN CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một “Giảng Viên Y Khoa Đứng Lớp Giáo Lý”…
Câu chuyện về người thầy và chiếc đồng hồ bị mất cắp…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện “Bỏ tiền ra giúp đỡ hai cậu học sinh nghèo nhập học, vị thủ tướng đã nhận lại một cái kết bất ngờ sau đó”…
Chuyện mỗi tuần - Câu chuyện về “ Chuyến xe ấm tình người”…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “Bữa Tiệc Đêm Trong Nhà Vệ Sinh”…
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa : Cứ Ðể Yên Như Thế…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Dìu nhau về đích”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Tình Yêu Là Sức Mạnh Vạn Năng” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Lời Tái Bút : Anh Yêu Em – PS. I love you”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về NĂM THÁNH 2025…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Bệnh Quên”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
CHUYỆN MỖI TUẦN – CÂU CHUYỆN “BỎ TIỀN RA GIÚP ĐỠ HAI CẬU HỌC SINH NGHÈO NHẬP HỌC, VỊ THỦ TƯỚNG ĐÃ NHẬN LẠI MỘT CÁI KẾT BẤT NGỜ SAU ĐÓ”…


 

Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra vào năm 1892 tại Mỹ.

Năm đó, có một chàng trai trẻ đã thi đậu vào khoa địa chất học của trường đại học Stanford, nhưng do hoàn cảnh  khó khăn, lại mồ côi nên cậu không biết làm thế nào để có tiền chuẩn bị nhập học.

Lúc này, cậu cùng người bạn của mình nảy ra sáng kiến sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc do một nghệ sĩ piano tài năng với hy vọng sẽ kiếm được chút ít tiền hoa hồng để có thể trả học phí và trang trải cuộc sống…

Sau khi bàn bạc hai chàng trai đến gặp nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng trong vùng của mình là ông Ignace Paderewski. Người quản lý của Ignace Paderewski và hai thanh niên trẻ đã thỏa thuận với nhau và thống nhất rằng, ngài nghệ sĩ dương cầm sẽ nhận được 2.000 đô la cho buổi biểu diễn…

Trước khoản thù lao hấp dẫn đó, ông nhạc sĩ đã đồng ý với đề xuất của hai cậu. Cả hai dốc hết sức lực để tổ chức buổi hòa nhạc được thành công. Cuối buổi hòa nhạc, sau khi kiểm kê số tiền thu được, họ phát hiện rằng họ chỉ thu được 1.600 đô-la !!!

Họ thất vọng tìm đến Paderewski để giải thích hoàn cảnh của mình và đưa toàn bộ số tiền đó cho vị nhạc sĩ cùng tấm giấy nợ 400 đô la cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ để  thanh toán sớm nhất cho ông.

Nhìn hai chàng sinh viên nghèo, Paderewski đã rất xúc động và ông đã đưa lại 1.600 USD rồi bảo họ hãy dùng nó trả hết các chi phí và trang trải cho việc học. 

Còn số tiền còn lại, họ hãy lấy 10% như là tiền hoa hồng. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho ông. Trước lời nói của ông, hai cậu sinh viên đã vô cùng bất ngờ.

Người nghệ sĩ hào phóng sau đó đã trở về quê hương và trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba và tận tụy, nhưng khi chiến tranh Thế giới  xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước đang lâm vào cảnh chết đói còn Chính phủ thì rơi vào tình trạng tài chính kiệt quệ. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khiến ông không có cách nào giải quyết.

Lúc này ông đã tìm đến Herbert Hoover, chủ tịch Cơ quan Cứu Trợ và Lương Thực Hoa Kỳ để xin sự giúp đỡ. Không lâu sau, hơn một vạn tấn lương thực viện trợ đã đến Ba Lan. Thảm kịch ở Ba Lan đã được đẩy lùi…

Thủ tướng Paderewski muốn gặp mặt trực tiếp để cảm ơn Herbert Hoover và hẹn gặp ông ở Paris. Khi hai người gặp nhau, Herbert Hoover đã nhìn Paderewski bằng ánh mắt đầy xúc động và cho biết chính ông mới phải cảm ơn thủ tướng vì trước đây ông đã giúp đỡ hai cậu sinh viên nghèo tiếp tục theo đuổi việc học. Và một trong hai thanh niên đó chính là Herbert Hoover… 

Người viềt thời gian này muốn sưu tầm một số những mẩu chuyện đời, mẩu chuyện người xảy ra thật sự trong cuộc sống để có thể chia sẻ với mọi người nhằm mời gọi tất cả những ai đang phải đối mặt với những khó khăn có nguy cơ gây suy sụp, chúng ta có thể đọc lúc này lúc khác để lấy lại sinh lực và năng lượng cho cuộc sống mình, đồng thời đủ can đảm để ngẩng cao đầu lao về phía trước…

 

Câu chuyện có thật trên đây là một điển hình… 

Hơn bao giờ hết, những người trẻ hôm nay thật là đa tài, nhiều phong cách trong mọi mặt, khá là thông minh và rất sính việc sử dụng các tiện ích của mạng Xã Hội, suy nghĩ và dám có những chọn lựa làm giật mình những người lớn tuổi, đồng thời sẵn sàng để đi đến cùng chọn lựa mà mình yêu thích… 

Nghĩa là người trẻ rất trẻ và tràn trề năng lượng, năng lực… 

Tuy nhiên không nhiều thì ít, trải nghiệm và những đúc kết thành kinh nghiệm nơi các bậc trưởng thượng luôn luôn vẫn là những gì có ích – thậm chí vô cùng có ích – cho những người trẻ…nên không gì tuyệt vời hơn là họ biết tôn trọng nhau và biết cách để cùng chia sẻ : chia sẻ ý nghĩa, chia sẻ cách giải quyết, chia sẻ thành công và thất bại… 

Sáng kiến tổ chức một buổi hòa nhạc để kiếm tiền trả học phí và trang trải đôi chút những cần thiết khi chân ướt chân ráo chen chúc nơi phố thị là một sáng kiến tốt và là điều mà ngày hôm nay các bạn trẻ rất nhạy…Nhớ ngày xưa – khoảng năm 2002 – sau đợt mổ tuyến tiền liệt và nghĩ rằng bệnh hoạn kiểu đó thì sức đâu mà tiếp tục công việc Giáo xứ…nên người viết xin với Đấng Bản  Quyền cho phép “nghỉ hưu non”…Đức Giám Mục không đồng ý vì nhân sự quá ít ỏi, nhưng Ngài yêu cầu về làm việc tại một Giáo xứ nhỏ, cận kề Đầm Nại…để ít công ít việc hơn, đồng thời nhiều hơn thời gian nghỉ ngơi, dưỡng bệnh…Tuy nhiên do ngài không nắm rõ tình trạng của giáo xứ và do thời cuộc nên cũng không mấy am hiểu những vấn đề thuộc con người bản xứ nên – thay vì được nghỉ ngơi – thì lại phải xắn tay áo lo chuyện miếng cơm manh áo cho bà con…Bởi đấy là thời điểm khá là mới mẻ của công nghiệp nuôi tôm sú…cho nên  năm 2000, bà con kể như thành công vì ao đìa mới mẻ và chưa bị ô nhiễm…Nghe đâu bà con trong tay nắm tiền trăm triệu…nên đang từ dân chân lấm tay bùn bỗng trở thành triệu phú, và rất nhanh họ bước đi với cái đầu hất cao, không thèm hé mắt nhìn người khác, mỗi sáng chạy cả vài chục cây số từ làng vào phố để cà-phê cà-pháo…và cà kê dê ngỗng…Thế nhưng ngay năm sau – năm 2001- thì trào lưu tôm sú bắt đầu thất bại…và nhà cửa, của cải, thậm chí bò bê…cũng đều bị tôm “xơi” hết !!! Năm 2002,  người viết nhận bài sai về đấy…và kèm với bài sai là tờ giấy nợ 90.000.000 đồng của giáo xứ xây Nhà Xứ còn thiếu của cửa hàng vật liệu !!! Và bà con thì đói !!! Vậy là người viết phải chạy lên Ông Giám Đốc Công Ty Hạt Điều…để xin nhận hạt điều về cho bà con bóc vỏ kiếm sống hằng ngày…Đồng thời qui tụ trên 80 bạn trẻ chưa một lần ra khỏi xứ để huấn luyện gấp kỹ năng giao tế, cách chào hỏi, cách bưng bê cho tế nhị…để gửi vào cho đám bạn bè đang kinh doanh cơm hộp trong Sài-gòn…Những bạn trẻ ấy không ai chịu quay lại quê hương nữa, nhưng dù sao cũng giúp gia đình qua cơn khó khăn của thời đói khổ…Do học hành không có nên chỉ dăm ba người thành công nhưng những người còn lại cũng đương nhiên biến thành “dân thành phố” -  “sành”… 

Dĩ nhiên tuổi trẻ thời đó chưa có được những điều kiện thuận lợi như hôm nay…Cũng tại địa phương ấy, những người trẻ ở độ tuổi Gen-Z, sau thời cấp III tại làng, cũng khăn gói lên đường vào Thành Phố, nhưng với một phong thái khác hẳn : đường hoàng hơn, trưởng thành hơn, bản lãnh hơn…Người viết có cô bé cháu con một trong gia đình, thích hát xướng, nhún nhảy…Cháu xin học Nhạc Viện có lẽ với ước mơ trở thành ca sĩ…Người viết hơi lo vì nó thích ca hát, nhưng lại không giỏi thơ văn…nên về mặt sáng tác…sẽ có những điểm yếu…Mà đi mua nhạc…thì…cũng là một khoản tiền không hề nhẹ, đồng thời bị giới hạn hơn trong sinh hoạt âm nhạc của mình, và – một phần nào đó – việc trình diễn cũng bị giới hạn, bởi cảm xúc trong một bài hát mua hay thuê không phải là cảm xúc của chính mình khi sáng tác nhạc phẩm ấy…nên việc biểu diễn chắc chắn là sẽ bị giới hạn…Thế nhưng gặp lại nó, người viết thấy rõ là nó đã ý thức về điều bất tiện ấy và vẫn quyết định theo đuổi con đường âm nhạc nhưng nghiêng về khía cạnh giảng dạy, truyền cảm hứng sau này…nên quyết tâm học tiếp để đủ điều kiện đứng lớp và mở các trung tâm dạy nhạc, dạy đàn…Người viết có hỏi là con lấy đâu ra tiền để tiếp tục học cao hơn nữa ? Nó trả lời cách thoải mái : con có thể tự kiếm tiền trang trải cho mình…Người trẻ hôm nay là như vậy… 

Vâng, người trẻ hôm nay là như vậy, tuy rằng có thể họ không có được cái kết tuyệt vời như Thủ Tướng Ba-lan Pederewski và Chủ Tịch cơ quan Cứu Trợ và Lương Thực Hoa Kỳ Herbert Hoover trong câu chuyện trên kia, nhưng họ thấy vui, hạnh phúc trong chọn lựa công việc và sự nghiệp của mình…để chính mình thấy hạnh phúc…và mang lại hạnh phúc cho người khác…Và thế là đủ… 

Tuy nhiên điều mà người trẻ mong ước là được thể hiện  ước mơ của mình với sự dẫn dắt tế nhị, có sự trân trọng từ các bậc trưởng thượng cũng như những người có trách nhiệm trong gia đình, nơi giáo xứ và ngoài xã hội…Họ muốn rằng chính họ sẽ bước đi trên con đường họ muốn đi với sự quan tâm đầy thương mến nhưng rất trân trọng của mọi người…Thật ra thì hàng giáo sĩ chúng ta – một khi đã ra khỏi thời huấn luyện ở chủng viện – chúng ta có cảm tưởng mình “thoát”, không biết là “thoát” khỏi cái gì, nhưng là “thoát” !!! Và từ não trạng “thoát” ấy nảy sinh nhiều “thái quá” nặng tính hưởng thụ…Không còn cái tâm trạng “háo hức” của các môn đệ muốn trình bày với Chúa về những thành quả trong công cuộc rao giảng và chữa lành…nên cũng không có dịp để nghe những lời khuyên chân tình và cái nhìn âu yếm của Chúa : “ Anh em hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” ( Mc 6 , 31)… “Lánh riêng ra – đến một nơi thanh vắng – nghỉ ngơi đôi chút”…để nhìn lại chính mình xem mình có còn là mình ở “cái thủa ban đầu” nữa không ? “Lánh riêng ra – đến một nơi thanh vắng – nghỉ ngơi đôi chút”…để xem công việc “hôm nay” của tôi đứng trước “đám người rất đông” – trong đó có không ít những bạn trẻ cần được thông cảm, chỉ giáo trong trân trọng – và người môn đệ Chúa phải có sự “chạnh lòng thương” vốn là điểm yếu của lòng thương xót Chúa : yếu vì trân trọng, nhưng mạnh trong hướng dẫn… 

Người viết thật sự vô cùng ngưỡng mộ chàng trai 24 tuổi Trần Trung Hiếu mà có tờ báo đã giật “tít” là “phải lòng” nghề đóng sách thủ công…Niềm đam mê kỳ lạ ấy của anh chàng thanh niên gây ngạc nhiên bởi đấy là nghề ít ai nghĩ tới, khá tẻ nhạt và đòi hỏi công sức cũng như sự khéo léo, kiên trì đặc biệt vốn không là ưu điểm của tuổi trẻ…Vậy mà từ những con số không : không tài liệu tham khảo, không thầy dạy, Hiếu đã mày mò, kiếm tìm…và cuối cùng đã có thể “hồi sinh” những tác phẩm lớn nhỏ, mang mặc cho những trang sách cũ kỹ một tấm áo đẹp, cứng cáp, có mỹ thuật và có giá trị…

 

Thật là tuyệt vời những con người trẻ “dám sống” để sống ích lợi cho đời và cho người…

 

Trong một đoạn vidéo ngắn được một tham dự viên trẻ nhất trong Thượng Hội Đồng ghi lại ở thời gian nghỉ giữa các phiên họp, để khuyến khích các bạn trẻ tiến bước và không dừng lại, Đức Thánh Cha sử dụng hình ảnh ẩn dụ về nước. Ngài nóiKhi một bạn trẻ đang đi, mọi thứ đều tốt, nhưng khi một bạn trẻ dừng lại... thì giống như nước… Khi nước chảy, mọi thứ đều ổn, nhưng khi nước dừng lại... thì nó kết thúc không tốt, và trở nên xấu với nhiều thứ côn trùng bên trong

Nước bị ngưng lại là thứ đầu tiên bị ô uế. Người trẻ mệt mỏi là người đầu tiên bị ô uế”

Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh thêm. “Hãy tiến lên, luôn luôn bước đi. Hãy nhìn về phía trước với lòng can đảm và niềm vui.”

 

Từ đó, Ngài kết thúc bằng yêu cầu quen thuộc: “Cha chào các con. Hãy cầu nguyện cho cha.”

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

 

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!