Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN - TUẦN XXII / C

 

Từ thứ hai ngày 29/8 – thứ bảy ngày 3/9:  Lc 4  - Lc 6

 

Thứ hai  ngày 29 / 8  : Lễ kính sự kiện thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết – Mc 6 , 17 – 29

Nội dung Tin Mừng :

  • Câu chuyện tử đạo của thánh Gioan Tẩy Giả : Gioan Tẩy Giả ngăn cản Hê-rô-đê cướp vợ của anh mình ...

  • Hê-rô-di-a-đê – vợ của Philip , anh vua – tham vọng và có tình ý với Hê-rô-dê nên cay cú Gioan Tẩy Giả ...

  • Hê-rô-đê vừa nhu nhược , vừa cuồng si nên ra lệnh bắt và giam Gioan Tẩy Giả ...

  • Thời cơ đến , người đàn bà tham vọng và cuồng si ra tay : Gioan Tẩy Giả bị chém ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Hê-rô-đê biết ông Gioan là người công chính thánh thiện , nên sợ ông , và còn che chở ông.Nghe ông nói , nhà vua rất phân vân , nhưng lại cứ thích nghe ( c. 20)

Một vài suy nghĩ :

Còn một chút xíu nét đẹp nơi con người của Hê-rô-đê mà Tin Mừng cũng rất thẳng thắn để ca ngợi : ấy là ông ta cảm thấy sợ con người công chính thánh thiện Gioan Tẩy Giả và , dù khó chịu vì những lời quá thật của Gioan , nhưng vẫn thích nghe ...Đây là điểm son của tất cả những ai tin Chúa : công chính , thánh thiện và rao truyền bằng những lời chân thật , dù là trước bạo quyền ... Thật ra đây vẫn là những gì  xảy ra hằng ngày và là niềm tự hào của con cái Chúa : sống công bình , tốt lành và nói sự thật ... Thỉnh thoảng có dịp trình bày chuyện nọ , chuyện kia ở diễn đàn này ,diễn đàn  khác : tiếng nói của những người tin và theo Chúa vẫn được trân trọng đặc biệt ... Thái độ trân trọng thấy rõ trong sự lặng thinh của mọi người để nghe và để đánh giá , mặc dù có lẽ không làm hài lòng vì quá thật ...

Cái đầu râu ria , tóc tai ...  khá là ngầu của Gioan Tẩy Giả  trên tay một cô bé xinh đẹp trong các bức tranh ... vẫn để lại thật nhiều cảm xúc ...

Một thoáng về những bức danh họa vẽ Gioan Tẩy Giả :

Câu chuyện Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết – tự nó – đã là một câu chuyện hay ... Cái con người đặc biệt ấy có một lối sống thật đẹp :  vóc dáng cao lớn , râu ria và tóc tai , mảnh da thú quàng cuốn quanh người , cây gậy chống loằng ngoằng ... Tất cả nơi ông toát lên sự thẳng thắn ... Sống giữa thiên nhiên , tự nuôi sống mình bằng chấu chấu và mật ong ...Và cuối cùng là cái chết vì sự thật rất anh hùng ...

Con người ấy đã từng gợi hứng cho vô số những sáng tác của các danh họa ở mọi thời từ  Leonardo da Vinci , Titan , Caravaggio cho đến Rubens ...

Và có lẽ - như trên đã nói – đề tài “  Sa-lô-mê với cái đầu của Gioan Tẩy Giả ” được khai thác nhiều ở thời Phục Hưng ... Sa-lô-mê là con gái của Hê-rô-đi-a-đê ... Bốn bức họa gây  nhiều cảm xúc là của các tác giả : - Andrea Solario – 1507 ; -  Titan ( 1515) hiện được lưu giữ tại Galleria Doria Pamphilj , Roma ; - Guido Reni ( 1639-1640) ; - và đặc biệt là tranh của Caravaggio (1607) , hiện đang được lưu trữ tại National Gallery , London ...

Sở dĩ bảo là đặc biệt vì , trong cả bốn bức tranh tiếng tăm ấy , thì bức của Caravaggio được quan tâm hơn cả vì tính hiện thực tác giả đã diễn tả khá rõ nét và người thưởng lãm có thể nhìn thấy ngay : nào là sự ngu muội nơi tên đao phủ , sự sợ hãi nơi Sa-lô-mê cũng như sự nham hiểm , hèn hạ nơi Hê-rô-đi-a-đê, mẹ của Sa-lô-mê ...

Ngày nay có lẽ không còn những tượng đài lồng lộng gió sương để bảo vệ cho sự thật , ngẩng cao đầu nói tiếng nói của lương tâm theo kiểu của Gioan Tầy Giả , nhưng vẫn không ít những con người tin và theo Chúa  sống và lên tiếng để có thể giúp nhận ra sự mê muội của các tay  đao thủ phủ vấy máu , sự sợ hãi của những con người bị ép buộc phải nhúng tay vào tội ác và sự nham hiểm của cường quyền và tham vọng ...

 

Thứ ba ngày 30 / 8  :  Lc 4 , 31 – 37

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa Giê-su xuống  Ca-phar-na-um ,

  • Ngày sabbat , Người giảng dạy trong hội đường và ra tay trừ quỷ ,

  • Đối đáp giữa Người và quỷ ô uế ,

  • Người ra lệnh cho quỷ xuất ra ,

  • Người ta kinh ngạc đứng trước quyền lực lạ lùng ấy ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Câm đi , hãy xuất khỏi người này ! ( c. 35)

  • Lời ấy là thế nào ? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực ra lệnh cho các thần ô uế , và chúng phải xuất ! ( c. 36)

Một vài suy nghĩ :

Cũng có những người , khi đọc Tin Mừng , nghĩ rằng  : không hiểu tại sao những người thời của Chúa tận mắt chứng kiến “ uy quyền và thế lực ”  Chúa triển khai để trục xuất ác thần ra khỏi những người bị ám...mà họ vẫn không chịu tin , dù rất ngưỡng mộ ... Suy nghĩ được như vậy là tốt , nhưng – tội nghiệp – trong hôm nay “ uy quyền và thế lực ”  của Chúa vẫn được triển khai tiềm tàng trong mọi góc cạnh của đời thường nhằm tôn vinh sự thiện , tôn vinh điều tốt , nhưng đâu có mấy ai chịu nhận ra và để cho mình được giải thoát đâu ...Thời gian từ đầu năm 2016 đến nay liên tục có những sự kiện cho thấy Sự Ác làm việc khá nghiêm túc và có tính toán để lan tràn hiểm họa cho con người ...Không thể có những cuộc khủng bố  rộn ràng thì đi đến những vụ thanh toán lẻ tẻ ... Tất cả có lẽ vẫn là do những con người tốt chưa có thể làm gì chung với nhau được ... Người ta đưa ra nhiều nhiều những tuyên bố , nhưng quyền lợi dân tộc , áp lực phe nhóm  ...

Một mẩu chuyện :

Có những người đi lạc trong một đêm bão tuyết ... Họ tình cờ gặp nhau ... Mỗi người đều có một thanh củi được cất giấu thật kỹ trong mình ... Chụm lại với nhau giữa trời khuya trong gió và tuyết ... Một nhúm cành cây quơ vội bùng lên ngọn lửa yếu ớt  ...

Người phụ nữ da trắng   thoáng nhìn thấy người người bên cạnh mình là khuôn mặt của một phụ nữ da mầu ... Giữ thật chặt thanh củi của mình , bà nghĩ :  tại sao ta lại phải hoang phí thanh củi để sưởi ấm cho con mẹ da màu này chứ ???

Rồi anh chàng kế tiếp nhìn qua bên  cạnh và chợt nhận ra lão già hói đầu không cùng một đảng phái với mình ... Làm sao có thể chấp nhận chuyện đốt lên thanh củi này cho một kẻ thuộc đảng đối lập được chứ !!!

Một thân hình gầy gò run rẩy trong  mảnh áo choàng rách rưới cố gắng giấu đi thanh củi của mình : Làm sao ta có thể hy sinh thanh củi này cho lão trọc phú ngồi bên cơ chứ !!!

Tay trọc phú nghĩ về đống tài sản ở nhà : xe hơi , số tiền kếch xù trong nhà băng , những nhà hàng đắt khách : Không thể được ! Mình không thể hy sinh thanh củi này ... Nó sẽ cháy và biết có giúp mình sống tới sáng được không !

Người phụ nữ da mầu thì sống lại những kỳ thị mình và gia đình đã từng phải trải qua nên cũng nhất quyết không thò thanh củi của mình ra ...

Kẻ cuối cùng là một tên vô lại với châm ngôn sống : Chỉ cho những ai đã ra tay cho mình trước !!!

Ôm chặt lấy thanh củi của mình trong lòng ... Ngọn lửa nhỏ nhoi dần tàn rồi tắt  ngúm ... Sáu cái xác cóng lạnh ôm chặt thanh củi trong lòng mình ...

Hình như thế giới chúng ta đang sống hôm nay cũng vậy : Ngọn lửa nhiệt tình và sẻ chia leo lét ...Mỗi con người vẫn khư khư thanh củi riêng của mình ... Không gian sống cóng lạnh tình người ...

 

Thứ tư ngày 31 / 8  :  Lc 4 , 38 – 44

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa Giê-su vào nhà Si-mon và chữa lành bệnh sốt của bà mẹ vợ ông Si-mon ,

  • Chiều đến , Người chữa bệnh và trừ quỷ ,

  • Sáng tinh mơ , Người vào nơi hoang vắng để cầu nguyện ,

  • Người tiếp tục con đường loan báo Tin Mừng ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Tôi còn phải loan báo Tin Mừng  Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa , vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó . ( c. 43)


 

Một vài suy nghĩ :

Con người vốn có khuynh hướng muốn dừng lại ở những nhất thời và quên mất hướng đời mình phải đi tới ... Nếu chỉ là để bằng lòng với những thành công vang dội qua việc chữa bệnh và trừ quỷ ... thì việc từ chối sự níu giữ của dân chúng – dưới con mắt của những kẻ ưa chuộng những rộn ràng ngợi ca – là chuyện không được tính toán kỹ lưỡng cho lắm ... Thế nhưng cốt lõi của sứ vụ là loan báo Tin Mừng Nước Trời , nghĩa là làm cho người ta thấy rằng : ở trên và bên trên tất cả là thế giới của Thiên Chúa mà phàm nhân được mời gọi để hướng tới ... Mấy ngày này người ta lại rộn ràng – trong bản tin truyền hình Chào Buổi Sáng – về cái cắc cớ của những người không có đất nhưng vẫn có tên trong diện được đền bù đồng thời những người có đất thì lại tay không ... Phóng viên truyền hình gạn hỏi thì người có quyền cũng như người nhận tiền đều đực mặt ra ú ớ !!! Đương nhiên là những  bàn tay lông lá nào đó ... và chúng đã trở thành “ đại gia”  : một danh xưng rất mỉa mai trong xã hội Việt Nam lúc này ...

Một con người :

Hoàn toàn không biết gì về con người này ... và cũng chẳng ân oán gì với con người này , nhưng trân trọng một cuộc đời đẹp nên ghi lại ...

Đấy là Dr . Rupert Neudeck và những gì ông đã làm cho các thuyền nhân Việt Nam thập niên 1980 ...

Chuyện chọn lựa và tháo chạy là chuyện của mỗi con người ... Và tháo chạy bằng thuyền là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm ...

Dr . Rupert Neudeck đã lên tiếng kêu gọi người Đức và các tổ chức ra tay cứu vớt thuyền nhân Việt Nam...và đã từng bị chỉ trích , thậm chí ném phân vào nhà để phản đối chủ trương ấy của ông ...

Hai con tàu Cap  Anamur I và II của ông đã hoạt động tối đa để có thể  vớt các thuyền nhân đưa vào cảng mặc dù con số ấn định chuyện nhập cư rất giới hạn ... Chính Quyền Đức gần như bị áp lực phải đón nhận tất cả ...

Khi Đức cương quyết không nhận thuyền nhân Việt Nam nữa thì Dr . Rupert quay qua hợp tác với hội Y Sĩ Thế Giới của Pháp cho ra con tàu Cap Anamur III mang quốc tịch Pháp và Pháp nhận hết thuyền nhân và Ủy Ban Cap Anamur chịu hoàn toàn phí tổn ...

Khi các trại tỵ nạn đóng cửa thì ông lại âm thầm cho ra hai con tàu Cap Anamur IV và V – với lý do là để đánh đuổi hải tặc Thái Lan – nhưng mục đích cũng là để giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam có thể  cặp đảo an toàn : một công việc đi ngược lại với chủ trương của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ và chính quyền các nước ĐNA lúc đó ...

Năm 1986 , gia đình ông nhận một chú bé thuyền nhân VN không cha mẹ , thân nhân làm con nuôi ... Ba năm sau thì được tin người cha ruột chú bé đã được định cư ở Mỹ và có ý muốn nhận con lại ... Ông  tự mình tận tay đưa chú bé đến cho gia đình ...Người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ muốn tiếp đón ông trịnh trọng như một đại ân nhân... Họ chỉnh tề veston , cravattes và bó hoa thật đẹp ...Máy bay đáp , hành khách ra hết mà vẫn không thấy ông ... Chợt ở một góc vắng , một ông già gầy đét , râu ria xồm xoàm , quần bò , áo bỏ ngoài quần đang cười giỡn với một cậu bé người Việt  ... Cả nhóm lặng lẽ cởi veston , tháo cravattes và ngượng ngùng trao cho ông bó hoa ... Ông từ chối mọi cuộc phỏng vấn , không đến khách sạn , nhưng nghỉ đêm tại nhà cậu bé và sáng hôm sau trở lại Đức ...

Người ta đã tổ chức nhiều cuộc họp để vinh danh ông cũng như những ân nhân khác nhưng ông luôn từ chối ... Ông không thích ...

Cách đây vài năm , ông bị mổ tim lần thứ nhất ...Khi tỉnh dậy ông mới biết : vị bác sĩ mổ cho ông là một thuyền nhân người Việt được con tàu Cap Anamur cứu sống khi mới chỉ là một cậu bé 3 tuổi ... Ông nắm tay vị bác sĩ : năm xưa tôi cứu sống anh và người VN , năm nay anh cứu sống tôi : vậy là chúng ta huề , không ai còn nợ ai nữa !

Có lần dự hội nghị tỵ nạn thế giới của Cao Ủy LHQ tại Hoa Thịnh Đốn xong , ông vẫy một chiếc taxi ... Anh tài xế vừa lái vừa ngoái cổ lại : Ông có biết ông Neudeck ở bên Đức không ? – Ông cười trả lời : Ông ta là ai ? Tôi không biết ! Anh tài xế nói: Tôi nhìn ông sao giống ông ấy quá ! Ông ấy vớt tôi từ ngoài biển đấy!Và anh tài xế không lấy tiền xe ...

Ngày 30 / 1 / 2016 , ông dự ngày Hội tết Nguyên Đán Bính Thân của người Việt tỵ nạn tại Bielefeld ... Cảm thấy mệt , tức ngực và khó thở ... nên ra về ...

Ngày 14 đến 16 tháng 5 , ông nhập viện mổ tim lần thứ III ... và hôn mê cho đến khi qua đời ngày 31 / 5 / 2016 , thọ 77 tuổi ...

 

Thứ năm ngày 1 / 9  : Lc  5 , 1 – 11

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa Giê-su xuống thuyền  của Si-mon , ra xa bờ một chút để dễ dàng rao giảng ,

  • Người yêu cầu Si-mon chèo ra chỗ sâu mà bắt cá ,

  • Si-mon vâng lời Người dù cả đêm đã vất vả mà không được gì ...

  • Lưới đầy cá ...

  • Chúa kêu gọi Si-mon , Gia-cô-bê và Gioan theo Người ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Đừng sợ , từ nay các anh sẽ là người thu phục người ta ( c. 10)

Một vài suy nghĩ :

Chúa kêu gọi Si-mon , Gia-cô-bê , Gioan và các môn đệ khác nữa vào công cuộc loan báo Tin Mừng Nước Trời... Thế rồi từ thế hệ này đến thế hệ khác , lời mời gọi và sự đáp trả luôn được nối tiếp trong Giáo Hội và giữa thế gian ...

Một tin buồn :

Sáng ngày 26 / 7 / 2016 – một tin khủng khiếp : hai người Hồi Giáo cực đoan mang theo dao đã vào một nhà thờ ở Saint – Etienne du Rouvray , giáo phận Rouen , miền Bắc nước Pháp , và đã cắt cổ Vị Linh Mục đang dâng Thánh Lễ cũng như làm bị thương một người khác ...

Cha Jacques Hamel , 86 tuổi , rất được bà con giáo dân cũng như những người Hồi Giáo quanh đó yêu mến ... Họ chia sẻ : Ngài là một Linh Mục đã lớn tuổi nhưng luôn luôn sẵn sàng với bất cứ ai cần đến ngài...Một Linh Mục giỏi và đã trung thành với sứ vụ của mình cho đến chết ...

Cha Hamel đã phục vụ trong giáo xứ này 10 năm nay , không phải với tư cách một quản xứ , nhưng như một  tông đồ tình nguyện , vì ngài đã nghỉ hưu ...

Cha quyết định xin dọn đến đây , nơi có đông người Hồi Giáo , mục đích là để làm chứng cho sứ điệp huynh đệ ... Trong bản tin giáo xứ dịp đầu mùa hè  , cha đã viết :” Chúng ta có thể lắng nghe -  trong thời gian này – lời mời gọi của Thiên Chúa chăm sóc cho thế giới để làm cho thế giới – nơi chúng ta đang sống – thêm ấm áp , thêm nhân đạo và tình anh em ... Cố để dành một thời gian cho việc gặp gỡ những người khác ...Một thời gian để chia sẻ , gần gũi với trẻ em và những người cô đơn ... Cũng phải có một thời gian để cầu nguyện và để để ý đến những gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta ...” Cha kết luận: “ Năm nay là Năm Lòng Chúa Thương Xót , chúng ta hãy thực hiện trong cách thức mà con tim chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp và đến những người khác ... Ước mong kỳ nghỉ hè giúp chúng ta có tràn đầy niềm vui và tình bạn . Và bây giờ , chúng ta có thể chuẩn bị và tiếp tục lên đường với nhau...”

Những lời này đã trở thành di chúc tinh thần của Cha ...

 

Thứ sáu ngày 2 / 9 : Lc  5 , 33 – 39

Nội dung Tin Mừng :

  • Pha-ri-siêu và Kinh sư đặt vấn đề về chuyện chay tịnh ,

  • Chúa Giê-su giải thích ý nghĩa thực sự của chay tịnh ,

  • Giáo huấn về chuyện cũ / mới qua hình ảnh miếng vải mới và chiếc áo cũ , bầu da cũ và rượu mới cất ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay , khi chàng rể còn đang ở với họ ? Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi ; ngày đó , họ mới ăn chay .” ( c. 34)

  • Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá vào áo cũ , vì như vậy , không những họ xé áo mới , mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ ( c. 36)

  • Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ , vì như vậy , rượu mới sẽ làm nứt bầu da và chảy ra ngoài , đồng thời bầu da cũng hư ( c. 37)

  • Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới ( c. 38)

Một vài suy nghĩ :

Hai đề tài để mà suy nghĩ  : ăn chay và chuyện mới / cũ ...

Chay tịnh là chuyện Đạo nào cũng giữ ... Cứ tưởng vấn đề không mấy ai quan tâm , nhưng thực ra lại là chuyện đôi lúc làm giật mình ... Ngày xưa thỉnh thoảng có dịp cùng với quý vị chức sắc các tôn giáo tham dự hội nghị này , hội nghị khác ... Trên đườnhg đi , ghé vào một nhà hàng nào đó để dùng trưa : vị  thì chay món này , vị thì chay món kia , kể cả chuyện bia bọt này nọ ... Chỉ có quý vị trong Đạo Công Giáo là không vướng bận chi nhiều ...

Thế rồi cái chuyện cũ / mới thì cũng không phải là một chủ đề nhỏ ... Người ta tranh luận khá nhiều và người ủng hộ cái cũ , kẻ đề cao cái mới ...

Đức Giê-su không bác bỏ chuyện chay tịnh , nhưng Người kêu gọi một suy nghĩ và chọn lựa sống chay tịnh  nhằm  thăng tiến bản thân để có thể gặp Người , gặp Chúa Cha ...

Đức Giê-su cũng không tranh luận vấn đề cũ / mới , nhưng Người yêu cầu hành xử làm sao đó  cho phù hợp để không gây căng thẳng , không làm hư nát ...

Người Công Giáo – hằng năm – có  một Mùa Chay và hai ngày chay tịnh theo Luật là Thứ Tư Lễ Tro và Thứa Sáu Tuần Thánh ...

Khoản Giáo Luật 1251 : Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh , phải giữ chay và kiêng thịt ...

Khoản 1252 về Tuổi giữ chay : Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi , thì phải giữ chay – và  điều 97 , khoản 1 qui định : ai đã được 18 tuổi thì mới là thành niên ...

Khoản 1252 :  Việc kiêng thịt “ buộc những người từ 14 tuổi trọn .

Lịch Phụng Vụ trong năm thông báo điều này khá rõ ngay trước Mùa Chay ... Và – qua những khoản Luật về chay tịnh đó  - chúng ta thấy Giáo Hội nghiêng về một đời sống chay tịnh tinh thần nhằm nâng cao giá trị con người hơn là những áp dụng thuần bên ngoài ...

Một vài nụ cười về chay tịnh :

1 . Tuần Thánh , buổi chiều , các bà , các chị trong Giáo Xứ được mời gọi đi  xưng tội , dọn mình mừng lễ Phục Sinh ... Càng xê xế thì số người đến càng đông và ai ai cũng muốn mình làm xong bổn phận trước để về nhà lo cơm nước ... Họ chen lấn , họ ồn ào ... Cha xứ bước ra nhẹ nhàng nói :

  • Xin các bà , các chị vui lòng trật tự và thinh lặng ... Tôi sẽ dành “ ưu tiên”  cho những bà , những chị nào nhiều thứ tội hơn cả ...

Vậy là cả nhà thờ im phăng phắc ... Các bà các chị đặc biệt tỏ ra lịch sự và nhường nhịm nhau ... Không ai muốn  tranh vào trước nữa  cả ...

2 . Hôm ấy , lúc 2g sáng , chuông điện thoại nhà xứ reo ... Cha xứ uể oải nhắc ống nghe ... Đấu giấy bên kia một giọng nói cấp bách :

  • Xin cha vui lòng đến ngay ... Bà nội con sắp qua đời ...

Vội vàng thay bộ đồ ngủ , khoác chiếc áo jacket và mang theo hộp đựng Dầu Thánh , cha ra khỏi nhà...Bệnh nhân chỉ cách nhà xứ vài dãy phố ngắn ... Cha đi bộ ... Bỗng từ bụi rậm bên đường một bóng đen nhảy ra chĩa súng :

  • Giơ hai  tay lên !

Cha đành phải làm theo ... Tên cướp lục túi áo , lấy được chiếc ví có mấy chục trong đó ...Hắn nhìn lên , chợt nhận ra cái “ cổ trắng” và biết là một Linh Mục ... Hắn vui vẻ :

  • Xin lỗi , con không biết là cha !

Hắn trả lại chiếc ví ... Cha vui vẻ nhận và đút vào túi , luôn tiện rút ra một bao thuốc để biếu hắn ... Tên cướp từ chối :

  • Cám ơn cha ... Con hy sinh , hãm mình , không hút thuốc trong Mùa Chay ...

3 . Một nhà tu hành – nghe nói là chuyện có thật –  nổi tiếng  về việc chay tịnh mà là chay trường ...  có dịp đi khám sức khỏe tổng quát ... Khi cầm trên tay tờ kết quả kiểm tra , nhà tu hành ngần ngại nhìn ông bác sĩ :

  • Bác sĩ , xin ông vui lòng sửa giùm chỗ này một chút : xin đừng để là “ gan nhiễm mỡ” , nhưng là “ gan nhiễm dầu !”

 

Thứ bảy ngày  3 / 9 : Lê Thánh  Grê--gô-ri-ô  Cả , Giáo Hoàng , Tiến Sĩ Hội Thánh  :  Lc 6 , 1 - 5

Nội dung Tin Mừng :

  • Hạch sách của Pha-ri-siêu : Tại sao các ông làm điều không được phép làm ngày sabbat ?

  • Chúa Giê-su đưa ra sự kiện của David và việc ăn bánh chỉ dành cho tư tế ...

  • Công bố của Chúa Giê-su : Con Người làm chủ ngày sabbat !

Lời đáng ghi nhớ :

  • Con Người làm chủ ngày sabbat . ( c. 5)

Một vài suy nghĩ  :

“ Điều không được phép làm trong ngày sabbat “ ... là việc các môn đệ - khi đi ngang đồng lúa đòng đòng đã ngậm sữa – thì tiện tay quơ  vài ba gié , vò và nhai ... cho đỡ buồn miệng ... Cũng có chỗ bảo là các môn đệ thấy đói ... Dù vậy đi chăng nữa thì chuyện bứt một vài gié lúa ... cũng chỉ là  chuyện ... cho đỡ buồn miệng ... Và người không thích thì hạch hỏi ngay ... Chuyện bé xé ra to ... Chuyện ghét Thầy thì mắng Trò ... Chuyện Giận Cá thì Bằm Thớt ... Thói đời và thói người ... Hai chữ Con Người được viết hoa vừa là để nói đến Đấng – Là – Con Thiên Chúa – Làm Người , vừa là để  ôm lấy thân phận những người tin ... Cả hai nên một ... và luôn là đối tượng của chống đối do Ác Quỷ và đồng bọn liên tục gây nên ... với những luận điệu lúc nào cũng có vẻ như logic !!!

Đôi nét về thánh Grê-gô-ri-ô Cả , Giáo Hoàng , Tiến Sĩ Hội Thánh

“ Hoàng Kim Thời Đại ”  : đó là cách một số sử gia vinh danh về đời sống và bối cảnh xã hội dưới thời Đức Grê-gô-ri-ô ...

Sinh ra trong một gia đình đạo hạnh và có thế  giá tại La Mã ... Sự đạo hạnh tạo môi trường sống trong lành và sự thế giá của gia đình có thể giúp Grê-gô-ri-ô thăng tiến trong xã hội , nhưng Grê-gô-ri-ô vẫn khắc khoải vì thấy mình chưa làm gì được bao nhiêu cho Giáo Hội ...

N8m 575 , Grê-gô-ri-ô rũ bỏ tất cả và dứt khoát theo Chúa ; ngài bán đi  của cải , tài sản mình có và đem chia cho người nghèo rồi vào tu viện ...

Năm 580 – 585 , ngài nhận chức phó tế và được sai đi thi hành sứ vụ tại Constantinople ...

Bên cạnh những đức tính của một mục tử tận tụy , Grê-gô-ri-ô còn nổi bật về đức khôn ngoan và khả năng điều hành ... Ngài được triệu hồi về Roma để giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo Triều ...

Năm 590 , Ngài được bầu làm Giáo Hoàng ...

Trong suốt 14 năm trời trên ngai tòa thánh Phê-rô , Đức Grê-gô-ri-ô – về mặt xây dựng Giáo Hội đã nỗ lực khuyến khích việc chú giải Kinh Thánh , phục hưng bình ca và phụng vụ ; - về mặt xã hội đã chú trọng đến vấn đề tiến bộ khoa học kỹ thuật và hài hòa giữa đạo và đời ...

Năm 604 , Ngài qua đời ...

Năm 1298 , Đức Bô-ni-fa-ci-ô VIII đã tôn phong Ngài lên bậc Tiến Sĩ Hội Thánh ...

Thông điệp cuộc đời của thánh Grê-gô-ri-ô : mỗi con người và mỗi cuộc đời đều là món quà Chúa ban cho Giáo Hội , cho xã hội ...

Ngài được mệnh danh là Grê-gô-ri-ô Cả ... vì đã tận dụng tối đa ân sủng của Chúa để làm tất cả những gì tốt nhất cho Giáo Hội và cho xã hội ...


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp .

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!