Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN - TUẦN XI / TN / A

 

Từ thứ hai ngày 19/6 đến thứ bảy ngày 24 / 6

 

Thứ hai ngày 19/6 - Mt 5,38 – 42

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su tiếp tục khai triển về việc kiện toàn Lề Luật...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Còn Thầy , Thầy bảo anh em : đừng chống cự người ác , trái lại , nếu bị ai vả má bên phải , thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa .” ( c. 39)

  • “ Ai xin , thì hãy cho ; ai muốn vay mượn , thì đừng ngoảnh mặt đi.” ( c. 42)

Một vài suy nghĩ

“ Đừng chống cự “ ...vì muốn trả thù , nghĩa là bằng vũ lực , nhưng không phải là “ cam chịu”, ngược lại phải tra vấn cho ra lẽ : đấy là việc Chúa Giê-su đã làm khi Người bị một anh lính vả mặt trong Dinh quan Tổng Trấn : “ Nếu tôi nói sai , anh chứng minh xem sai ở chỗ nào ; còn nếu tôi nói phải , sao anh lại đánh tôi ?” ( Gio 18 , 23)...Các vị tử đạo là những mẫu gương rõ nét nhất về giáo huấn này của Chúa : cương quyết giữ vững đức tin và lẽ phải , đồng thời  phản đối bất công và tội ác ...Giáo Hội toàn cầu cũng như Giáo Hội Việt Nam luôn luôn được mời gọi để sống giáo huấn này : tha thứ nhưng tôn trọng lẽ phải ...

Đây là vấn đề lương tâm của tôi...

Nhà thơ và con người trí thức Francois Coppée của nước Pháp là cộng tác viên uy tín của tờ Journal de Paris vào thời kỳ cuối tk 18 –đầu tk 19...Những bài đăng của ông được trả nhuận bút khá cao ...

Khi thấy tờ báo này cho đăng những bài nghịch và chống  Đạo Công Giáo, ông xin với giám đốc tờ báo cho ông được thôi cộng tác...Ông giám đốc nghĩ là do chuyện tiền bạc nên nói :

--Tôi sẽ trả cho ông 25 ngàn quan tiền Pháp mỗi năm...

Francois mỉm cười :

--Thưa ông , đây không phải là vấn đề tiền bạc đâu...Tôi biết ông luôn luôn tốt lành , tế nhị và hào phóng đối với tôi ...Nhưng đây là vấn đề lương tâm của tôi...

 

Thứ ba ngày 20 / 6  -  Mt 5 , 43 – 48

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su tiếp nối giáo huấn về việc kiện toàn Lề Luật...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình , thì  anh em nào có công chi ? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ?”  ( c . 46)

  • “ Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi , thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ? “  ( c . 47)

Một vài suy nghĩ

Nghĩa là chúng ta – những người tin Chúa và nghe Lời Người – chúng ta phải sống “ khác”  với “thu thuế” và “ dân ngoại”...Sống và làm “ như”  là không được rồi ...Rất tiếc nhiều khi chẳng những chúng ta không sống và làm  “khác” ...mà còn “ tệ “ hơn “ thu thuế”  và “ dân ngoại”...nên Tin Mừng của Chúa vẫn còn xa lạ với anh chị em quanh chúng ta – và ngay cả anh chị em trong nội bộ chúng ta ...

Bằng an trong lương tâm...vì được Chúa tha tội...

Năm 1927 , Nhà Nước Na-uy ban tặng Huy Chương bạc cho nhà khoa học danh tiếng Lars Eckeland...

Trong một bữa tiệc được tổ chức để vinh danh ông , một người hỏi ông : vì sao ông rời khỏi Đạo Tin Lành để gia nhập Đạo Công Giáo...Nhà khoa học Na-uy mỉm cười :

--Bởi vì khi ấy tôi muốn nhận bí tích Giải Tội làm cho tôi chắc chắn rằng những tội của tôi đã được Chúa tha thứ ...Và khi tin rằng những tội tôi phạm đã được tha thứ...thì coi như tôi đã giải quyết xong vấn đề lớn nhất của đời mình...

 

Thứ tư ngày 21/6 -  Lễ thánh Luy Gônzaga , tu sĩ  -   Mt 6 , 1-6 . 16 – 18

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su giáo huấn về  cách làm từ thiện , cầu nguyện và ăn chay ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “ Khi làm việc lành phúc đức , anh em phải coi chừng , chớ có phô trương cho người ta thấy . Bằng không , anh em sẽ chẳng được Cha của anh em , Đấng ngự trên trời , ban thưởng.” ( c.  1)

  • “ Khi cầu nguyện , anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường , hoặc ngoài các ngã ba , ngã tư cho người ta thấy . Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi .” ( c . 5)

  • “ Rồi khi ăn chay , anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả : chúng làm ra vẻ thiểu não , để thiên hạ thấy là chúng ăn chay . Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi.” ( c. 16)

Một vài suy nghĩ

Đơn giản quá sức : làm từ thiện , cầu nguyện và ăn chay là những việc phải làm và thường xuyên làm , nhưng cố gắng đừng vì mục đích “ để cho ngưởi ta thấy”...Vì khi người ta thấy thì luôn có những tôn vinh và những tôn vinh từ con người ấy đã là phần thưởng...

Chúa muốn chúng ta làm tất cả mọi sự chỉ là để  “Cha anh em – Đấng ngự trên trời – ban thưởng...”

Đơn giản vậy đó , nhưng không phải là dễ để thực hiện , bởi vì nhiều lý do : - những lý do như để nêu gương , để động viên người khác ... thì đã đành ; - và cũng còn những lý do như để lưu danh , để đánh bóng bản thân , để tạo phe cánh , để có nhiều thuận lợi trong làm ăn ...Rất nhiều những lý do làm cho việc thực hiện chỉ để cho “ Cha anh em – Đấng ngự trên trời – ban thưởng”...trở thành khó thực hiện ... và dần dần  “ làm từ thiện , cầu nguyện và ăn chay”...bị biến thái – thậm chí trở thành khủng bố đẫm máu ...

Thánh Luy  Gônzaga

Sinh ngày 9 tháng 3 năm 1568 , thánh nhân là con cả của hầu tước Ferrante ở  Castiglione , nước Ý ...Ngài lớn lên trong sự chăm sóc và dạy bảo của một bà mẹ đạo đức , tốt lành ... Cha của ngài lại ước muốn con mình theo nghiệp binh đao nên lúc mới 4 tuổi , cha ngài đã có dịp đưa ngài tới trại lính để dự cuộc duyệt binh và làm quen với súng đạn ...

Năm 1577 , cùng với người em trai là Rudôlfo , ngài được gửi đi học tại Florence...Ở đây , trước tượng Đức Mẹ được truyền tin trong nhà nguyện dòng tôi tớ Đức Mẹ , Luy đã khấn giữ lòng khiết tịnh...Trở về Castiglione , ngài quyết định sống nhiệm nhặt và siêng năng cầu nguyện...Đức Hồng Y Carrôlo Borrômeô đã cho ngài rước lễ lần đầu...

Khi lên 13 tuổi , Luy cùng cả gia đình vào triều vua Philip II nước Tây Ban Nha để phục vụ hoàng hậu Maria , công chúa nước Áo...Luy giữ vai trò người hầu cận hoàng tử Don Diego - lãnh chúa vùng Asturias...Tại đây , khi có dịp đọc các sách về việc truyền giáo của các cha dòng Tên tại Ấn Độ, Luy có quyết định đi tu và tập sống kham khổ cũng như qui tụ các em thiếu nhi để dạy giáo lý cho chúng...

Vượt qua rào cản của người cha cũng như nhiều quan chức trong triều đình , Luy gia nhập dòng Tên năm 17 tuổi ...

Nhận thấy Luy rất yếu nên các Bề Trên yêu cầu Luy không được sống kham khổ nữa và chỉ cầu nguyện ở những giờ kinh chính thức theo Luật mà thôi ...

Năm 1587 , Luy được tuyên khấn...

Thời gian Roma bị dịch hạch hoành hành, Thầy Luy đã miệt mài phục vụ bệnh nhân...Thầy bị lây bệnh , và sau ba tháng vật vã với căn bệnh dịch hạch , Thầy từ trần ngày 21 tháng 6 năm 1591 , vừa tròn 23 tuổi ...

 

Thứ năm ngày 22 / 6  -  Mt  6 , 7 – 15

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su khai triển huấn giáo của Người về việc cầu nguyện, dạy Kinh Lạy Cha và nhấn mạnh đến việc tha thứ giữa con người với nhau để được  Thiên Chúa tha thứ cho mình ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Thật vậy , nếu anh em tha lỗi cho người ta , thì Cha anh em ở trên trời , cũng sẽ tha thứ cho anh em.” ( c . 14)

Một vài suy nghĩ

Cầu nguyện thành lời , cầu nguyện bằng kinh và cầu nguyện bằng chiêm ngưỡng , bằng suy gẫm: rất nhiều hình thức và rất nhiều cách thế để con người gặp gỡ , trao đổi với Thiên Chúa...Cụ thể, Chúa Giê-su đích thân dạy Kinh Lạy Cha – một lời kinh súc tích gói ghém mọi nhu cầu thể xác và tâm hồn của một con người ...Kinh Lạy Cha cũng là lời kinh môi miệng của những người tin Chúa ở mọi nơi và mọi lúc trong một ngày sống...Thế nhưng “ tinh thần” của Kinh Lạy Cha lại ít khi được chúng ta quan tâm tới – nhất là về việc tha thứ ... Không biết có phải vì vậy và nhìn thấy trước như thế không...mà Chúa níu kéo một bị chú : tha lỗi cho người ta , thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em ...

Chuyện về hạnh phúc

Hạnh phúc hay không trong mỗi ngày của đời sống thì không phải do Thiên Chúa định nhưng là do chính từng người tự quyết...

Một người kia sống rất hạnh phúc...Được hỏi , ông trả lời

--“ Rất đơn giản : mỗi sáng , ngay khi vừa mở mắt , tôi đã có  hai chọn lựa để mà sống trong ngày hôm đó : sống vui vẻ , hạnh phúc hay là sống buồn phiền , bất hạnh...Tôi thầm xin Chúa giúp tôi để tôi đủ sức chọn và sống điều thứ nhất...Tin tưởng Chúa giúp , tôi cố gắng – trong mọi lời nói cũng như việc làm – sống điều tôi đã chọn từ sáng sớm...và tôi thấy - ở lúc nhìn lại ngày sống của mình – mình đã rất hạnh phúc ...”

 

Thứ sáu ngày 23 / 6 – Lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su  - Mt 11 , 25 – 30

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su cảm tạ Chúa Cha cho chúng ta – những người đón nhận mặc khải của Thiên Chúa qua Người ...

  • Chúa Giê-su kêu gọi những người vất vả , mệt nhọc , gánh nặng đến cùng Người để được Người cho nghỉ ngơi và bồi dưỡng...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề , hãy đến cùng tôi , tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng .”  ( c . 28)

  • “ Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi , vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường . tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng .” ( c . 29)

  • “ Vì ách của tôi êm ái , và gánh tôi nhẹ nhàng .” ( c . 30)

Một vài suy nghĩ

Hai đoạn Kinh Thánh giúp Giáo Hội suy gẫm và tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giê-su , đấy là :

  • Gio 19 , 31 – 37 nói về sự kiện “ một người lính lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Người , và lập tức máu cùng nước chảy ra .”

  • Mt 11 , 25 – 30 chia sẻ về mạc khải rất dễ thương của Chúa Giê-su : “ Tất cả những ai mang gánh nặng nề , hãy đến cùng tôi , tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng “  và “ Hãy mang lấy ách của tôi , hãy học với tôi , vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường , tâm hồn anh em sẽ được bồi dưỡng .”

Không một ai trong thân phận người và trong hành trình về Quê Trời mà không cảm thấy vất vả , gánh nặng...Chính Chúa Giê-su  cũng dùng hai từ rất trần gian và dễ hiểu : ÁCH  và  GÁNH...Tuy nhiên điều chúng ta cám ơn Chúa : ấy là Người cùng kê vai vác ÁCH và mang GÁNH với chúng ta...

Hai môn đệ trên đường về  Ê-mau – dù chưa nhận ra Chúa – nhưng cũng đã thấy rất nhẹ gánh nặng của nỗi buồn anh ách trong lòng minh mấy ngày qua , vì đã có người để chia sẻ , dã có người cùng kê vai ...

Lễ Thánh tâm Chúa Giê-su

Bối cảnh xã hội thời Trung cổ : Đạo Chúa bị bách hại...Giáo dân hãi sợ và nguội lạnh...Nhiều bè rối xuất hiện...Từ đấy , Thiên Chúa muốn có một phương thế để vực dậy...và phương thế ấy là viêc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su ...Người được chọn để quảng bá phương thế ấy là Chị Magarita Maria Alacoque (1647 – 1690)...

Chị kể lại : “ Tôi đang chầu Mình Thánh Chúa trong tuần Tĩnh Tâm với chị em trong Dòng thì thấy Chúa Giê-su hiện đến với một Trái Tim bừng cháy ngọn lửa yêu mến dành cho con người...và Người nói với tôi : “ Cha muốn tỏ ra cho loài người biết Cha yêu thương chúng chừng nào . Trái Tim Cha là nguồn mạch mọi ơn cứu rỗi chúng đời đời . Cha muốn chọn con để quảng bá lòng tôn thờ Trái Tim Cha cho loài người . Con hèn yếu , nhưng Cha muốn chọn con để mọi người biết rằng việc này là của Cha chứ không phải của con . Con chỉ là dụng cụ hèn mọn Cha dùng .”

Vậy là hình thành truyền thống cổ xúy việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giê-su trong Giáo Hội từ thời Đức Giáo Hoàng Innôcentê XII ( 1691 – 1700)  cho tới nay :

  • Năm 1765 , Đức Clêmentê  XIII ( 1758 – 1769)  chuẩn y cho các Giám Mục Ba Lan và  Hội Huynh Đệ Thánh Tâm ở Roma được thiết lập một Lễ kính Thánh Tâm Chúa .

  • Năm 1794 , trong Sắc Thư Auctorem Fidei , Đức Giáo Hoàng Piô  VI ( 1775 – 1799) đã chính thức chuẩn nhận việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa.

  • Năm 1856 , Đức  Piô  IX ( 1746 – 1878) nới rộng việc cử hành Lễ Thánh Tâm vào ngày Thứ Sáu sau tuần Bát Nhật kính Mình Máu Thánh Chúa cho toàn thể Giáo Hội...Và như vậy là Giáo Hội đã cố gắng đáp ứng lời thỉnh cầu của Chúa Giê-su qua thánh nữ Magarita Maria Alacoque...

  • Năm 1899 , Đức Lêô XIII ( 1876 – 1903) – qua Thông Điệp Annum Sacrum – nhìn nhận việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa là một việc đạo đức tuyệt vời...Ngài muốn kiện toàn công việc này bằng cách tận hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa và – với việc tận hiến này – ngài hy vọng sẽ đem lại cho thế giới những ơn ich đặc biệt và trường cửu...

  • Và Đức Piô  X  ( 1914 – 1922) đã xin với toàn thể Giáo Hội cử hành Lễ kính Thánh Tâm Chúa hằng năm : “ Việc tôn thờ Thánh tâm Chúa Giê-su là trường học hữu hiệu nhất về TÌNH YÊU  THIÊN  CHÚA . Bởi vì Tình Yêu vốn là nền tảng của Nước Trời phải được xây dựng trong các Linh Hồn , các Gia Đình và các Quốc Gia .”

  • Đức Phaolo  VI – trong Huấn Dụ về việc “ Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su ban hành ngày 6 / 2 / 1965 – kỷ niệm 200 năm thành lập Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su – đã viết :

  • Sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su là việc rất cao quý và ĐẶC BIỆT  CẦN THIẾT cho thời đại này...

  • Ta ước mong việc này được tổ chức với Nghi Thức Phụng Vụ để phát triển mỗi ngày một rộng hơn , hầu cho mọi ky-tô hữu say sưa lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su và nhờ đó mà được dổi mới về mọi phương diện...

  • Việc tôn sùng này cốt yếu là kính thờ Chúa Giê-su một cách xứng đáng và đền tạ Thánh Tâm Chúa Giê-su về tội lỗi của nhân loại ...

 

Thứ bảy ngày 24 / 6 – Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Baotixita  -  Lc 1 , 57 – 66 . 80

Nội dung Tin Mừng

  • Tường thuật việc hạ sinh Gioan Tẩy Giả và đặt tên cho ông...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết : “ Tên cháu là Gioan”  ( c . 63)

Một vài suy nghĩ

Hơn bao giờ hết , ngày nay người ta quen thuộc và thích tổ chức sinh nhật của mình hay của các thành viên khác trong gia đình – nhất là sinh nhật của con cái trong nhà ...Dĩ nhiên với người Việt Nam thì thói quen này là một thói quen vay mượn...Nó hay và đẹp...nếu được tổ chức một cách nhẹ nhàng , dễ thương và ấm cúng...Nó tệ và xấu...nếu được tổ chức với những mục đích không đẹp và đưa đến những hậu quả không hay ...

Tuy nhiên nó là một nhắc nhở rằng : mọi người sinh ra đều có một sứ mệnh ...

Kinh Thánh không mừng sinh nhật của nhiều người lắm đâu : Sinh Nhật của Ngôi Lời con Thiên Chúa mặc xác phàm , sinh nhật của Đức Maria ... và  sinh nhật của Gioan Tẩy Giả ...Sao vậy ? Bởi vì  - như đã nói : mỗi một con người vào đời đều mang một sứ mệnh – và sứ mệnh của Đức Giê-su , của Đức Maria và của Gioan Tẩy Giả là những sứ mệnh tối quan trọng mà mỗi người chúng ta – khi suy nghĩ về những sứ mệnh ấy – chúng ta nhận ra sứ mệnh của chính mình...

Viên đá xây Đền Thờ Mân Côi vùng Cayenne , Saint – Ouen , nước Pháp...

Đấy là một vùng người ta chống Đạo kịch liệt...Cho  đến năm 1896 , không ai thấy xuất hiện một bóng dáng chùng thâm nào tại đó...

Nhưng rồi một ngày nọ trong năm ấy , bỗng có một Linh Mục xuất hiện ở vùng này...

Một người chống Đạo nhìn thấy vị Linh Mục liền lượm một hòn đá ném thật mạnh vào đầu ngài...

Cúi xuống nhặt hòn đá vấy máu của mình lên, vị Linh Mục tuyên bố : “ Xin cám ơn ông ! Đây sẽ là viên đá đuầu tiên của một Đền Thờ mà tôi muốn xây cất ở đây !”

Và đúng như vậy , viên đá ấy là viên đá đầu tiên của Đền Thờ Mân Côi được xây lên ngay tại chỗ đó...

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!