Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
VÒNG ĐỜI

 

Đấy là tên của tác phẩm sẽ dược ra mắt quý độc giả vào tháng 9 tới đây...

Tác giả Chiêu Hạ  - Linh Mục Trần Văn Hiệu – người anh em ngồi cạnh trong bàn cơm Nhà Nghỉ Dưỡng Linh Mục Nha Trang đã cho biết về tác phẩm ấy như vậy...Bút hiệu Chiêu Hạ nghe đâu là do từ câu nói lái của một em bé hàng xóm của Nhà Xứ khi nhìn thấy Cha Quản Xứ của mình : Cha Hiệu – Chiêu Hạ !!! Cũng có thêm một vài chi tiết khác nữa về bút danh này...Mấy ông viết lách thường là vậy : rất nhiều “ huyền thoại”  cho cái tên trên bìa sách viết và in ...

Người viết cũng được cho mượn bản thảo VÒNG ĐỜI  một buổi trưa để lướt qua với yêu cầu của tác giả : coi giùm lỗi chính tả ...do đánh máy ...

Thú thật là giấc ngủ trưa cố hữu đã chỉ cho phép người viết lướt được vài ba trang về cái VÒNG ĐỜI của tác giả Chiêu  Hạ ... Nhưng chung chung là những trải nghiệm thực tế của tác giả...mà – khi sách ra mắt độc giả - thì những ai thích sẽ đọc và sẽ cảm nhận ...Nói trước và nói huỵch toẹt tất cả ra ...thì còn gì là hấp dẫn nữa – nhất là ở thời buổi mà chuyện đọc sách là chuyện ít ai ham...

Cho nên điều muốn chia sẻ thì chỉ là cái tựa của tác phẩm  :  VÒNG  ĐỜI !

Người ta có thể hiểu về cái VÒNG  ĐỜI  này theo nhiều ý nghĩa lắm :

  • Ấy là cái vòng hiện hữu từ khi chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay...

  • Ấy là cái vòng sinh tồn từ giây phút lao vào cuộc sống cho đến ngày nghỉ hưu...Anh em Linh Mục thì sẽ là cái vòng từ khi nhận bài sai về một giáo xứ cho đến khi nhận bài sai về Nhà Hưu...mà Giáo Phận Nha Trang “ mỹ miều”  hơn với cái tên Nhà Nghỉ Dưỡng...

  • Ấy là cái vòng lẩn quẩn chuyện danh , chuyện lợi , chuyện tiền , chuyện nghĩa , chuyện tình  ...

  • Ấy là cái vòng của những bước lên voi  và những lần xuống chó...

  • Và – từ những thứ vòng lẩn quẩn  ấy – con người bị cuốn hút vào cái vòng hỷ , nộ , ái, ố ...suốt một đời cho đến những ngày hưu nhiều khi vẫn chưa dứt nổi để có thể đi vào con đường thẳng ro của Nước Trời ...

Tóm lại cái VÒNG  ĐỜI  của tác giả Chiêu Hạ nó bao gồm nhiều nhiều những cái vòng như thế , và một con người – trong tác phẩm thì tác giả hay dùng đại danh từ TÔI – sẽ loay hoay – khí thành công , lúc thất bại , khi vui , lúc buồn – nhưng lúc nào TÔI  vẫn là TÔI ở giai đoạn cuối VÒNG...và cũng chẳng biết lúc nào thì cái VÒNG sẽ khép lại : đấy không còn là quyền của con người nữa mà là của Đấng nhìn thấy hết , nghe thấy hết và sắp xếp mọi sự đúng mức , đúng lượng và đúng chỗ : Đấng Quan Phòng ...

Có một cái thú của người viết là sáng sáng được bơi ra khá xa ngoài khơi , nằm ngửa trên sóng nước , ngắm những vầng mây trời chuyển động và thâm thía câu thơ :

Thiên thượng phù vân như bạch y

Tu du hốt biến vi thương cẩu   ( Đỗ Phủ)

Nghĩa là : Trên trời có đám mây nổi trông như cái áo trắng...Phút chốc bỗng biến thành con chó xanh...

Trong Cung Oán Ngâm Khúc thì tác giả Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng đặt trên môi miệng người cung nữ :

Lò cừ nung nấu sự đời

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương

Có vẻ như bức tranh vân cẩu của cụ Ôn Như nó thấm thía hơn , nó nặng nề hơn , nó thâm trầm hơn , nó VÒNG ĐỜI  hơn ...

Sao vậy ?

Bởi vì nó phải chịu đựng cái Lò Cừ ... và cái Lò Cừ này có lúc nào ngưng chuyện nung nấu sự đời đâu ...

Những người tin Chúa và yêu Chúa cũng phải chao đảo trong cái Lò cừ nung nấu sự đời này , cũng đắng chát gậm nhấm bức tranh vân cẩu này , nhưng hoàn toàn không tang thương chút nào, ngược lại ý thức rằng mỗi ngày sống là một ngày của thao trường  mà thánh Phao-lô – vận động viên cừ khôi – đã nên gương :

Anh em chẳng biết sao : trong cuộc chạy đua trên thao trường , tất cả mọi người đều chạy , nhưng chỉ có một người đoạt giải . Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng . Phàm là tay đua , thì phải kiêng kỵ đủ điều , song họ làm như vậy là để đoạt những phần thưởng chóng hư , trái lại chúng ta nhắm phần thưởng không bao giờ hư nát . Vậy tôi đây cũng chạy như thế , chứ không chạy mà không xác tín ; tôi đấm như thế , chứ không phải đấm vào không khí . Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng , kẻo sau khi rao giảng cho người khác , tôi lại bị loại.  ( 1 Co 9 , 24 – 27)

Khi nói chuyện tác phẩm VÒNG ĐỜI  của tác giả Chiêu Hạ trong bàn ăn trưa , mấy ông cụ Nhà Nghỉ Dưỡng đùa đùa đến chuyện ba vòng 1 – 2 – 3 ...đang là  đề tài “ nóng”  của giời trẻ hôm nay – và cũng là của các Đấng Bậc trong Nhà Chúa nữa , vì sự thè lè là dấu chỉ của cái VÒNG ĐỜI có thế bị rút ngắn ! Tôi nghiệp : ít ai chịu để cho cái VÒNG ĐỜI  của mình bị rút ngắn lắm- dù đã ở vào tuổi thất , tuổi bát ...

Tò mò một chút về số đo lý tưởng 3 vòng của cả nữ lẫn nam thì thấy thế này :

Nữ cao 1m60 thì chuẩn của 3 vòng là  : 82 cm - 58 cm  - 85 cm ...

Và nữ cao 1m50 :  77cm  - 53 cm -  81cm ...

Nam cao 1m80 thì :  101 cm  - 81 cm  -  97 , 6 cm...

Nam cao 1m70 thì :  109 , 3 cm -  81 cm  -  97 , 6 cm...

Bản thân người viết chiều cao nhỉnh hơn 1m50 chút xíu – nghĩa là ở “ ngoại hạng” và đương nhiên vòng 2...thuộc dạng mà anh em vẫn ghẹo là “ thè lè” ...Tuy nhiên đến nay thì cũng đã ở cái tuổi 72 rồi đồng thời tin chắc như đinh đóng cột rằng : không một thứ thần dược nào có thể làm cho sự thè lè bớt đi được...chứ đừng mơ đến con số 81...Thôi thì đành vậy : VÒNG ĐỜI đã như thế ... cứ để nó như vậy...may ra thêm được vài ba năm nữa chăng...Điều duy nhất là “ sinh hoa kết quả” để khi Chủ Vườn đến thấy có trái , có trăng  ( Lc 13 , 9) ...Và đấy cũng là sự trải qua cái VÒNG ĐỜI ở tuổi gần đất xa trời – khi mà mọi sự đã được rũ bỏ sạch sẽ  ...

Loay hoay với cái VÒNG  ĐỜI của tác giả  Chiêu Hạ ... thì tình cờ lại được đọc bài thơ DÒNG ĐỜI của tác giả Thái Quang Đáng trên mạng , được Nhạc Sĩ  Mai Đằng phổ nhạc...

Nhưng đời lính xa nhà , dòng đời đưa đẩy

Biết rượu chè , chơi bời và đèn mầu trác táng...

Hò hẹn hết và thư lơi dần ...

Ấy đấy cái DÒNG  ĐỜI này – nó cũng nằm trong cái VÒNG  ĐỜI kia – để rồi có những mất mát lớn lắm trong cuộc đời của một con người và trong dòng lịch sử của một dân tộc...Mất mát của một con người lâu dần sẽ chỉ còn là hoài niệm :

Giờ lắng đọng , thấy mình đã lầm lỗi

Nhưng lòng anh thật vẫn không quên

Nhất là khi nghe bài “ La Nuit”

Hay những bài của Francoise Hardy

Nên đặt bút , buông vội vài dòng nhớ em

Nhưng mất mát của một dân tộc thì vô cùng : cái vô cùng thật tội nghiệp mà ông nhạc sĩ họ Trịnh đã từng cay đắng :

Gia tài của Mẹ - một bọn lai căng

Gia tài của Mẹ - một lũ bội tình

Nếu hiểu như triết gia duy vật thời cổ đại Heraclitus ( 535 TCN – 475 TCN) : Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông ...thì cái nỗi đắng cay ấy nó cũng khác lắm lắm giữa khoảng cách từ khúc sông kia cho đến khúc sông này ...

Thôi thì – với những người tin – chúng ta loay hoay như thế nào đó trong cái VÒNG ĐỜI Chúa muốn mình lao vào... để rồi cuối cùng chúng ta được nghe Chúa nói với mình :

“ Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc , hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thủa tạo thiên lập địa . Vì xưa Ta đói , các ngươi đã cho ăn ; Ta khát , các ngươi đã cho uống ; Ta là khách lạ , các ngươi đã tiếp rước ; Ta trần truồng , các ngươi đã cho mặc ; Ta đau yếu , các ngươi đã thăm viếng ; Ta ngồi tù , các ngươi đã hỏi han . Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng : “ Lạy Chúa , có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn , khát mà cho uống , có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước , hoặc trần truồng mà cho mặc ? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù , mà đến hỏi han đâu ? Đức Vua sẽ đáp lại rằng : Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây ,  là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy .” ( Mt  25 , 34 – 40)

Trong tâm tình chia sẻ ấy , xin được giới thiệu tác phẩm VÒNG  ĐỜI của Linh Mục Chiêu Hạ - Trần Văn Hiệu sẽ ra mắt độc giả tháng 9 tới đây ...


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!