Nếu
“SỐNG” là một động từ…thì - theo tự điển - có những ý nghĩa như thế này
:
1.Tồn tại ở hình thái có trao đổi chất với môi trường
ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết…
2.Ở
thường xuyên tại một nơi nào đó, trong một môi trường nào đó, trải qua ở đấy cuộc
đời hoặc một phần cuộc đời mình…
3.Duy
trì sự sống của mình bằng những phương tiện vật chất nào đó, chẳng hạn như nghề
nông, công nhân…
4.Sống
kiểu nào đó hoặc trong một hoàn cảnh nào đó, chẳng hạn như sống độc thân, sống
hạnh phúc, sống thừa thãi…
5.Cư
xử, ăn ở ở đời, chẳng hạn như sống thủy chung, sống tử tế với mọi người…
6.Tồn
tại với con người, không mất đi, chẳng hạn như một sự nghiệp sống mãi với non sông,
đất nước…
Người
viết chỉ nói đến động từ “SỐNG”, bởi vì luôn bị ám ảnh lời thư của
thánh Gia-cô-bê : “Đức tin không có hành
động thì quả là đức tin chết !” ( 2 , 17)…
Dựa
vào những gì mà Tự Điển nói về động từ “SỐNG”
ở trên thì người viết thấy là dân số thế giới đạt mức 7 , 7 tỷ người vào ngày
1/11/2018, và thế giới thời gian ban đầu phải mất đến 200 nghìn năm mới có thể
đạt con số 1 tỷ, nhưng chỉ cần 200 năm sau đó là có được 8 tỷ…Nghĩa là mức độ
tăng dân số thế giới ở cấp “phi mã” … trong thời gian những trăm năm sau này…
Thế
nhưng hiện tại thì thế giới đang ở trong nạn dịch COVID-19…
Hình
như Thượng Đế Tạo Hóa đang muốn cho “Tạo Dựng” của Người “chậm lại”, “tĩnh lại”…để
rõ hơn về “mình”…
Dĩ
nhiên là có những vùng vằng, có những khó chịu, có những bất mãn, có những thở
than…
Nhưng
hình như dần dần sự im ắng đến – đến từ những hạn chế buộc phải có trong mọi
lãnh vực : tôn giáo cũng như chính trị - tâm linh cũng như thể lý – cá nhân
cũng như xã hội…
Và
sự im ắng ấy cần để có thể SỐNG – “SỐNG” động từ, nghĩa là bao gồm cả 6 ý nghĩa
: đang có mặt – thường xuyên ở một chỗ - tìm cách duy trì sự có mặt – đang ở
trong một trạng thái nhất định - nên hữu ích,tử tế - và tồn tại cách ý nghĩa…
Có
câu chuyện với tựa đề “ Kính Chuông Như Phật” :
Một
vị thiền sư Nhật Bản một hôm - sau thời
gian thiền tịnh – cho gọi thị giả để hỏi xem ai là người thỉnh chuông sáng
nay…Thị giả thưa:
-Đấy
là ông sa-di mới tới, thưa Thầy…
Ngài
cho gọi ông sa-di đến và hỏi:
-Sáng
sớm hôm nay, khi thỉnh chuông, ông dụng tâm như thế nào ?
Ông
sa-di ngạc nhiên, thưa rằng:
-Bạch
Hòa Thượng, con không có dụng tâm gì, chỉ thỉnh chuông là thỉnh chuông thôi…
-Ông
không nhận ra được hay sao ? Trong tâm của ông, nhất định có chuyên niệm đến một
điều gì đấy…Bởi vì hôm nay ta nghe âm thanh tiếng chuông rất là trong sáng, cao
quý…Âm thanh đó phải là của một người có tâm chân chánh, thành kính mới thỉnh
được tiếng chuông phát ra như vậy…
Ông
sa-di ngẫm nghĩ một lát, rồi thưa:
-Bạch
Thầy, thật ra con cũng không có ý niệm gì đặc biệt lắm đâu…Chỉ là khi con chưa
đi tham học, lúc đó còn ở nơi chùa quê, Thầy Bổn Sư của con có dạy: “ Khi thỉnh
chuông thì phải nhớ “Kính Chuông như Phật”, phải có một lòng thành kính, trai
giới thanh tịnh, dùng tâm thiền như lúc nhập định và dùng tâm lễ bái mà thỉnh
chuông”…
Nghe
như vậy, thiền sư Dịch Thượng gật đầu và khuyên thêm:
-Sau
này, khi làm việc gì…ông cũng nên nhớ giữ tâm thiền như đã thỉnh chuông sáng
hôm nay…
Từ
đó về sau, mỗi khi làm việc gì, ông sa-di cũng luôn luôn kính cẩn, trân trọng,
dần dần thành một thói quen, sau thành một thiền sư nổi tiếng : thiền sư Sâm Điền
Ngộ Do…
Sống
thiền là như vậy : thỉnh chuông cũng phải “kính chuông như Phật”…
Ngày
nay ít khi người ta dùng kiểu nói cung kính “thỉnh chuông”…mà đơn giản là đánh
chuông – thậm chí dộng chuông - nên tiếng chuông cũng không được trong sáng lắm…Còn
đây là sự trân trọng, kính cẩn…nên người có kinh nghiệm tâm linh chỉ cần nghe
tiếng chuông thì biết được cái tâm người của thỉnh chuông…
“Hạn
chế” và “im ắng” của Mùa Chay giữa đại dịch cũng là để con người nói chung – và
ki-tô hữu nói riêng – đủ thời gian để nhìn lại cốt lõi của tất cả mọi sự bao gồm
các hoạt động trong xã hội cũng như những cử hành của Giáo Hội…và – từ đó – có
những chấn chỉnh phù hợp và mang ý nghĩa sống còn đối với nhân loại cũng như
con cái Chúa…
Trích
đoạn Tin Mừng của thánh sử Gioan CN V/Chay/A – 11 , 3 – 7.17.20 – 27.33b – 45 -
hôm nay trinh bày việc Đức Giê-su đưa La-da-rô từ trong mồ đi ra sau khi ông chết
và được chôn bốn ngày…Thế nhưng khi quyết định giết Người thì những người Do
Thái cũng giết luôn La-da-rô…
Và
chỉ có lời tuyên xưng của Matta là tất cả : “ Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết.” ( Gio 11 , 24)
Lm
Giuse Ngô Mạnh Điệp