Chuyện
kể rằng :
Đêm
kia, một ông bố nhà quê dẫn cậu con trai chui qua hàng rào vườn hàng xóm để moi
khoai trộm như thỉnh thoảng vẫn làm…
Đang
lui cui trên luống khoai, bỗng cậu con thì thào:
-Có
người nhìn chúng ta, kìa Bố !
Giật
mình hoảng hốt, ông Bố thì thầm :
-Ai
đâu ?
Cậu
con nhìn lên trời và chỉ vầng trăng sáng tỏ :
-Trăng
đấy, Bố ạ…
Ông Bố
lặng lẽ lấy mấy củ khoai trong túi ra và bảo cậu con :
-Bỏ
khoai lại đây thôi con…
Dưới
ánh trăng tỏ, ông chủ nhà – đứng trong bóng tối – nhận ra người trộm khoai
chính là anh hàng xóm nghèo cạnh nhà mình…Chờ cho hai bố con anh hàng xóm trở về
lại bên nhà rồi, ông thở dài quay vào…và trăn trở suốt đêm…Bà vợ cằn nhằn:
-Chuyện
gì mà ông cứ trằn trọc mãi thế ?
Ông chủ
im lặng không nói…
Sáng
hôm sau, ông cho mời anh hàng xóm qua…và ngỏ ý :
-Nhà
tôi cần một người giúp việc làm vườn, anh có thể nhận giúp chúng tôi được không
? Ngoài tiền công ra, vườn khoai chúng tôi trồng đấy…chỉ là để cho vui thôi,
anh có thể dùng bao nhiêu cũng được…kẻo khoai già đi mất…Hết lứa này anh có thể
trồng tiếp lứa khác…
Vầng
Trăng và mắt nhìn : thật tuyệt…
Qua “
cái nhìn” của câu chuyện ngắn trên đây,
chúng ta cũng muốn chia sẻ đôi điều về
những gì vẫn xảy ra quanh chúng ta trong trận dịch hôm nay – trận dịch Covid –
19 này…
Về nền kinh tế toàn cầu : tại
Hội Nghị Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát Triển (UNCTAD) hôm 9 / 3, các
chuyên gia cho rằng dịch Covid-19 có thể khiến cho nền kinh tế toàn cầu thiệt hại
khoảng 1.000 tỷ USD trong năm nay…Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể xuống dưới
mức 2 , 5 % - mức được xem là suy thoái kinh tế thế giới…Dịch bệnh khiến giá dầu
lao dốc, nợ công tăng dần, các công ty không thể tiếp tục vì thiếu khách hàng
và thiếu nhiên liệu…
Về nền kinh tế Việt Nam : khảo
sát gần nhất của Ban Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân ( Ban IV) trên 1.200
doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid – 19 tới hoạt động kinh doanh cho thấy, nếu
Covid – 19 kéo dài trong 6 tháng…thì 74 % doanh nghiệp có thể sẽ phá sản…do
doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho việc trả lương, trả lãi vay ngân
hàng, thuê mặt bằng…Và các nhóm chịu ảnh hưởng nhiểu nhất là hàng không, du lịch,
giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ…Bên cạnh đó là việc sản xuất bị trì
trệ, thương mại bị hạn chế, nông nghiệp, bán lẻ và dòng vốn đầu tư quốc tế…cũng
không dễ dàng…Hiện chúng ta đang ở tháng thứ tư và tình trạng là cách ly xã hội…
Về mặt đạo đức con người : -
tích cực…thì con người có vẻ như biết nghĩ đến nhau nhiều hơn: những hoạt động
cứu tế vẫn diễn ra từng ngày từ những cá nhân, nhóm đoàn, tập thể… - tiêu cực…thì
cũng không ít những cá nhân, những nhóm đoàn, những tập thể…lợi dụng tình hình
– đục nước béo cò – để kiếm lợi, chẳng hạn như buôn bán các mặt hàng y tế hay
thuốc giả, thậm chí tấn công khóa các mạng ở các bệnh viện để tống tiền như ở
Anh…
Về mặt đạo dức xã hội : - vốn rất
tự hào về chuyện “toàn cầu hóa”, chuyện “thế giới mặt phẳng”… nối kết con người
trên hành tinh trái đất trở thành những “con người trong một NHÀ”, nhưng hình ảnh
đẹp này – trong trận dịch Covid – 19 - cho thấy đấy là một cái nhìn “lạc quan
viển vông”, bởi vì lúc này, rất rất nhiều “bộ mặt thật”của các chính thể, các
quốc gia…lộ rõ…Bên cạnh đó là ngồn ngộn những “đống rác tin giả” chật các kênh truyền
thông, youtube và mạng xã hội…khiến cho
cả những người khá là bản lãnh trong lãnh vực “cân nhắc”cũng khó mà phân biệt/phân
định…Dĩ nhiên là lớp trẻ sẽ là nạn nhân…và không biết rồi “đời” sẽ đến đâu và
đi về đâu…
Nghĩa
là thế giới đang trong tình trạng “bấn loạn” có thể nói là về mọi mặt…
Thế
nhưng sự “bấn loạn” ấy không ai nghĩ – hay là họ không muốn nghĩ – đến “cái
nhìn” của Thượng Đế - “cái nhìn” có
trong Thiên Nhiên, trong qui luật của Thiên Nhiên…và trong sâu thẳm cõi lòng mỗi
con người - “cái nhìn” của Lương Tâm…
Điều tội
nghiệp là càng cố gắng nhắm mắt trước “cái nhìn” ấy quanh mình và nơi chính
mình…thì thế giới càng thêm bấn loạn, mù quáng cũng như chết chóc…
Ông Tế
Hanh có chút “thực tế” ấy khi thú thật về “cái nhìn” của mình - có thể vẫn như
xưa – nhưng con người “đối tượng” của “cái nhìn” ấy đã thay đổi : môi mím – mày
cong !!!
Mắt
anh không được như xưa
Nhìn
đêm bỡ ngỡ, nhìn trưa bàng hoàng
Nhìn
mai như thể xuân sang
Nhìn
chiều như thể thu choàng cỏ cây
Anh
nhìn em cũng đổi thay
Cái
môi hơi mím, cái mày hơi cong
Mắt em
ngày trước hồ trong
Anh
nhìn đôi lúc ngỡ vòng sương rơi
Nói
sao hết được em ơi !
Anh
không thể bắt cuộc đời đứng yên
Em
không thể mãi là em
Dầu
anh còn mãi cái nhìn ngày xưa !
Tin Mừng
nói khá nhiều đến “cái nhìn”, chẳng hạn như cái nhìn của Chúa dành cho Gia-kêu,
cái nhìn của Người hướng đến bà quả phụ Naim tội nghiệp…và cả những giáo huấn về những “cái nhìn”, chẳng hạn như chuyện “cái
nhìn” về “cái rác trong mắt anh em, cái
xà trong mắt mình” (Lc 6 , 41)…
Thậm
chí Người còn nhấn mạnh : “ Đèn của thân
thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mắt
anh xấu, thì toàn thân sẽ anh tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối,
thì tối biết chừng nào !” ( Mt 6 , 22 – 23)…
Thế giới
hôm nay đang ở trong bóng tối – và có lẽ là tình trạng “tối biết chừng nào !” ấy…
Thế
nên một lần nào đó, khi nhắc đến “cái nhìn” của Chúa hướng về Phê-rô ở sân dinh
thượng tế, Đức Thánh Cha cũng từng chia sẻ :
“Chúng ta cũng có thể suy nghĩ xem : Chúa
Giê-su đang “nhìn” tôi hôm nay với “cái nhìn” nào? Ngài đang nhìn tôi như thế
nào ? Với lời kêu gọi ? Với sự tha thứ ? Với sứ mạng ? Nhưng trên con đường
Chúa tạo nên, tất cả chúng ta đều được Chúa Giê-su nhìn đến …Người luôn luôn
nhìn chúng ta với yêu thương. Người muốn chúng ta làm điều gì đó. Người tha thứ
cho chúng ta và cho chúng ta một sứ mạng. Chúa Giê-su giờ đang ngự trên bàn thờ.
Mỗi chúng ta hãy có suy nghĩ rằng: “ Lạy Chúa, Chúa đang ở đây, giữa chúng con.
Xin nhìn đến con và bảo cho con biết - con phải làm gì ? - con phải sám hối ra
sao với các lỗi phạm và tội lỗi của con ? – con cần phải can đảm thế nào để đi
theo con đường mà Chúa đã tạo nên ?”…
Lm
Giuse Ngô Mạnh Điệp