Không
biết có phài là kinh hay là kệ, nhưng người viết được nghe :
- Một thùng rác bẩn – một bông hồng tươi,
- Muôn vật chuyển hóa – thường trong vô
thướng…
Ngày
xưa – khi còn làm việc tại các Giáo Xứ - người viết có một anh bạn thầu rác toàn tỉnh và làm công
việc “chuyển hóa” ấy, nghĩa là phân loại và chế biến rác thải…thành phân…để rồi
tiêu thụ phân trên vùng trồng tiêu hay cà-phê…Anh ta thất bại khi làm thầu xây
dựng, nhưng lại thành công với công việc thầu rác…Công ty của anh ta có cái tên
dễ thương : Địa Cầu Xanh…
“Rác
bẩn” và “ bông hồng” , “thường” hay “vô
thường” : không tự nhiên mà có được những
kết quả đẹp đẽ ấy, nhưng phải có sự “chuyển hóa”…Mà đã nói đến “chuyển hóa” thì
phải trân trọng công sức cũng như lực hổ trợ : đấy là Ơn từ Bên Trên và Ý Chí của
Bản Thân…
Tuần
sống Lời Chúa XIII / TN này – từ ngày 28/6 đến ngày 4/7 – có một câu chuyện
“chuyển hóa” như thế rất đáng để nói đến, đấy là câu chuyện của anh chàng thuế
vụ Mat-thêu ( Mt 9 , 9 – 13)…Anh ta đang ngồi trên bàn làm việc, Đức Giê-su đi
ngang và Người lên tiếng gọi…Sắp xếp sổ sách lại, anh đứng lên và đi theo Người…
Trong Tin Mừng nói đến hai trường hợp cán bộ thuế vụ rất nhạy với lời mời gọi của
Chúa…Trường hợp của Mat-thêu đã đành…Còn cả trường hợp của một tay “sếp” trong
ngành thuế nữa : Gia-kêu (Lc 19 , 1 – 10)…Thuế vụ trong con mắt người đời từ
xưa cho đến nay…vẫn là một nghề không được trân trọng lắm, vì – dù sao – nó
cũng dính bén đến chuyện tiền bạc…mà bàn dân thiên hạ thì vẫn có câu nói cửa miệng
“đồng bạc đâm toạc tờ giấy” – nghĩa là khi đồng tiền trở thành thứ mà người ta
trao đổi…thì giấy tờ này kia chẳng còn ý nghĩa hay giá trị gì – chuyện đời của
muôn thủa…và nhất là trong hôm nay…thì lại khá là rõ ràng…
Thế
nhưng những gặp gỡ với Đấng Hòa Giải sẽ đưa đến những “chuyển hóa”…để từ “thùng
rác bẩn” có thể xuất hiện “đóa hồng
tươi”, để những gì là “thường” bỗng hóa thành “vô thường”…
Anh
chàng thuế vụ Mat-thêu ấy đã trở thành môn đệ và Tông Đồ - sau này còn viết Tin
Mừng lưu dấu tình yêu của Đấng Cứu Chuộc cho người đời chiêm nghiệm , tin và sống theo…
Còn
nơi ông trưởng phòng thuế vụ địa phương Gia-kêu…thì sự “chuyển hóa” không được
diễn tả bằng một quá trình làm môn đệ và Tông Đồ như người bạn đồng nghiệp kia,
nhưng là một chuyển biến tại chỗ cho thấy cái tuyệt vời của sự “chuyển hóa” : đấy
là “ Thưa Ngài , đây phân nửa tài sản của
tôi , tôi cho người nghèo , và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì , tôi xin đền
gấp bốn !” ( Lc 19 , 8)…
Đồng
thời cả hai đều dành cho Chúa một bữa tiệc – nơi Người đồng bàn với mọi người,
bất kể họ thuộc thành phần xã hội nào, nhưng lại bị “giới đạo mạo” đặt vấn đề : “
Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” ( Mt 9
, 11)…Tuy nhiên sứ vụ và sứ mệnh của Người là để “kêu gọi người tội lỗi” hầu
có được những “chuyển hóa” kỳ tích , đơn giản vì chỉ “người đau ốm mới cần đến thầy
thuốc !” (9 , 12 – 13)…
Dĩ
nhiên cùng là dân thuế vụ, nhưng người thì được gọi làm môn đệ và Tông Đồ…còn
người khác…có lẽ là vẫn giữ nghiệp cũ với một cách ứng xử mới…bởi mỗi người có
cái “duyên” của mình và không ai giống ai – dù có lẽ họ cùng trong một công việc,
một lo toan, và – thậm chí cùng chung một bàn ăn hằng ngày đi nữa…
Bởi
có người đến và xin đi theo…thì được cho biết về cuộc sống rày đây mai đó, cùng
với chuyện ăn đường ngủ bụi…như một lời khuyên nên tìm về với những an toàn và
bằng lòng thực hiện sự tin theo với hoàn cảnh “ở đời” của mình, nhưng cũng có
người thì là lời mời gọi “xuất gia” khá là khẩn thiết (Mt 8 , 18 – 22)…
Tuy
nhiên dù là “ở đời” hay “xuất gia” thì vẫn
phải có các điều kiện “cần” và “đủ” để mà theo, tùy cách mà cái “duyên”
dẫn bảo, đấy là “ đức tin mạnh” để được chữa lành, để được giải thoát khỏi sự ám ảnh
của Thần Xấu…
Có
một mẩu chuyện nho nhỏ như thế này : Trong một công ty nọ, một người Công Giáo
mời gọi anh bạn đồng nghiệp của mình nhập
Đạo…Người anh em kia cho biết: Bạn thấy
không, ông Công Giáo kia đi trễ về sớm, sống với đồng nghiệp quá nhiều vấn đề…và
thích gần gũi với cấp trên để…Nhìn thấy như vậy, làm sao tôi có thể tin cho nổi
!!! Và – nếu ở trong hoàn cảnh như thế - có lẽ chính những người tin cũng
thấy mình quả thật là khó trình bày về đức tin cũng như đạo lý con ĐƯỜNG mình
đang đi…
Cho
nên Đạo là con đường hằng ngày – nơi từng con người đi lui đi tới mang theo cái
lý của Đạo để “chuyển hóa” liên tục, dù mình ở bất cứ môi trường sống nào…
Bởi
vì với Chúa, câu này luôn là một nhắc nhở : “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế…” (Mt 9 , 13a – x. Hô-sê 6 ,
6)…
Lm
Giuse Ngô Mạnh Điệp