Vâng,
sau 7 tuần chao đảo giữa những thăng trầm của thân phận, người viết gặp lại Quỳnh
với biệt danh “búp-bê” ở tập phim cuối – tập thứ 28 – bộ phim “Quỳnh
búp-bê”…Người viết đã đi tìm một tấm hình “Quỳnh búp-bê” – do diễn viên Phương
Oanh thủ vai - với tấm áo bà-ba màu hồng nhạt và chiếc quần đen kín đáo của người
phụ nữ Việt Nam hằng ngày, nhưng không tìm ra…nên bằng lòng với tấm hình hai mẹ
con Quỳnh và cu Tý bên cạnh đây…Hình như “hồi kết viên mãn” này cũng không “vừa
lòng” nhiều người lắm, nhưng dù sao cũng là những gì Thượng Đế và con người muốn…để hành tinh Trái Đất mỗi
ngày thêm trong sáng…
Đấy
cũng là những lời tự sự từ Quỳnh khi cô ghé ngồi trên con thuyền gỗ trên bãi biển
với đôi mắt trong lành và xa xăm :
Đôi khi tôi nghĩ : những sóng gió từng
qua phải chăng là một cơn ác mộng, những đau khổ ở đó, những mất mát ở đó … dạy
cho tôi trưởng thành, để tôi lãng quên những đau thương, biết cách yêu thương
người khác, cũng biết cách chấp nhận và tha thứ…
“Ở
đó” là ở đâu ?
Là
ở những cuộc đời, những thân phận quá nhiều bấp bênh, bởi và giữa con người với
con người – nặng nề tham vọng và khát vọng – luôn tìm cách để “cắn xé” nhau :
”lối” hay “cách” giải quyết man rợ của loài sói…Thật ra …thì – trong phim –
cũng có một nhân vật có biệt danh là “sói”…với nanh và vuốt cũng như những sắp
xếp mưu lược nhằm loại trừ đối thủ rất ư là “sói”…Cặp mắt to, hàm răng trắng đều…rất
đẹp, nhưng khi trừng lên hay nhe ra…thì là của “sói”…
Và
– có thể nói rằng – những thân phận, những cuộc đời ấy…vật vã trong phim ảnh,
nhưng không phải hoàn toàn là “hư cấu”,
ngược lại là “hôm nay” và “ở giữa xã hội này”, ngay bên cạnh hoặc ngay trong
chính con người mỗi chúng ta…
Bởi
vì bộ phim hình thành từ “cuộc đời” của một con người thật…mà tên Quỳnh là tên
giả và biệt danh “búp–bê” trong phim…là từ môi miệng của một chị phụ nữ có
khuôn mặt phúc hậu…đã ra tay bảo vệ cô ngay khi khám phá ra cô trong một trường
hợp ngẫu nhiên, nhưng cũng chính “khuôn mặt phúc hậu” ấy đã bán cô vào động
Thiên Thai…
Người
viết kịch bản của bộ phim này là nhà báo Phạm Kim Ngân…và – năm 2000 – khi đến
Trung Tâm Giáo Dục số 2 để tìm tài liệu cho đề tài mình viết, chị đã được nghe
câu chuyện về một “cuộc đời”…
Người
viết không muốn đi sâu vào vấn đề của xã hội, nhưng chỉ muốn đưa ra một góc
nhìn về vấn đề mục vụ…
Điều
đầu tiên người viết muốn nói đến là “câu chuyện không hoàn toàn là hư cấu” –
nghĩa là đây đó, trong các Giáo Xứ, không ít những phận đời nghiệt ngã…mà – có
thể nói – phần lớn những người có trách nhiệm ít biết đến…do luôn luôn được bao
quanh bởi những con người tốt lành hay có vẻ tốt lành, hoặc tự nghĩ rằng tốt lành,
và – tội nghiệp – những phận đời nghiệt ngã ấy lại rất “ngại” những nơi chốn
“linh thánh”…Người viết phải thú nhận là hoàn toàn không hay biết gì về những
trường hợp của những “Quỳnh búp-bê”…trong suốt 40 năm làm mục vụ Giáo Xứ… Dĩ
nhiên cái thời người viết vào cuộc…thì chưa phải là “hôm nay”…mà là thời của “mỗi
tháng một tấm tem phiếu bé xíu” nên cũng chưa có mấy người “rủng rỉnh”… để mà
nghĩ đến “những con phố đèn đỏ” hay “động này, động kia”…Và đến nay – khi xét
mình lại – người viết chắc chắn rằng ở những nơi mình từng thi hành sứ vụ, rất
nhiều mảnh đời đã bị bỏ lại bên lề…và ít quá những may mắn cho những người có dịp
được nghe câu nói từ miệng Chúa : “Tôi
cũng vậy : tôi không lên án chị đâu !
Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !” ( Go 8 , 11)…Và có lẽ những
Trung Tâm Mục Vụ bề thế khó để tiếp cận những mảnh đời nghiệt ngã ấy…Giáo Xứ
thì luôn luôn có thể…
Thứ
đến là những quan niệm cay nghiệt về “bộ mặt” của một lớp người câu nệ “lề” và
“thói”…Lan ca-ve – do diễn viên Thanh Hương thủ vai - là người được chỉ định để
hướng dẫn Quỳnh búp-bê khi cô mới chân ướt chân ráo vào Thiên Thai, đồng thời về
lâu về dài hình thành mối tương quan chị em rất gắn bó giữa hai người…Khi Thiên
Thai bị sập, Lan về lại quê, mở một tiệm may nho nhỏ và có ý định lập gia
đình…để có một mụn con làm yên lòng ông bà cụ thân sinh – nhất là ông cụ ngày
càng trở bệnh nặng hơn…Thời gian hành nghề ở Thiên Thai, Lan đã nói dối gia
đình là làm trong công ty…và hằng tháng – cũng như khi gia đình cần – Lan gom
góp số tiền công “đau đớn” của mình gửi về lo chuyện bệnh hoạn cho bố và em gái
Lan đang học Đại Học…Trường hợp của Lan cũng là “điển hình” của không biết bao
nhiêu cô gái khác trong hôm nay…Rời xa cái
“nghiệp” ca-ve…và ước mong có một người chồng là …ước mơ…dù người chồng
định cưới cũng không phải là hạng đàn ông giá trị gì…Tuy nhiên ngay trong ngày
cưới…thì mọi chuyện bị lộ…do một người cháu trong gia đình chú rể nhận ra
Lan…vì đã từng…Vậy là thảm kịch : bố mẹ Lan ruồng bỏ Lan, em gái thì chì chiết…và
đàng trai đòi lại số tiền bỏ ra chuẩn bị cho đám cưới…Mặc dù Lan đã mượn tiền của
Quỳnh để trả cho chú rể, nhưng anh ta vẫn dựng lên một vở kịch : mượn một ít
anh đàn ông trong làng xông vào cưỡng bức Lan, đồng thời điện thoại cho các bà
vợ đến bắt “tại trận” sự việc…Vậy là Lan bị kéo về sân nhà mình…Bố mẹ Lan chịu
không nổi…Ông cụ từ trần…Lan bị bỏ mặc ngoài một ngôi miếu hoang…vì ông thầy số
cho biết đấy là cách để ông cụ được giải thoát…Lan bị điên…Có lẽ đây cũng là một
vấn đề mục vụ của Giáo Xứ…”Lề” và “thói” cùng với những nham nhở của những người
“tốt” (!)…đã gây ra khá nhiều những oan khiên…mà người làm mục vụ phải quan
tâm…
Kế
đến là những chằng chịt của mạng lưới
“thế giới ngầm”…mà – khi đã vướng vào cách này hay cách khác – thì hầu như vô
phương để thoát…cho đến khi cạn kiệt mọi sinh lực…Người viết trước đây cũng đã
đọc đi đọc lại ít ra là hai bản dịch của tập truyện “Bố Già” của nhà văn người
Mỹ gốc Ý Mario Puzo, nhưng không hiểu sao không thấy cái cảm nhận “không thoát
nổi” của mạng nhện “thế giới ngầm”…như khi xem phim “Quỳnh búp-bê”…Có lẽ do “Bố
Già” nặng về khía cạnh thanh toán nhau giữa các băng đảng…Còn trong “Quỳnh
búp-bê” là chuyện buôn bán thân xác phụ
nữ, chuyện chà đạp nhân phẩm, chuyện bất bình đẳng giới…quá ư “thật”…Dĩ nhiên
có “cầu”…thì có “cung”, và giới có “cầu”…thì chắc chắn không thuộc tầng lớp
“giãi dầu mưa nắng”…mà là giới “đặc quyền đặc lợi”…Giáo Xứ phải tính đến các
phương thức giáo dục giới trẻ…Chẳng hạn như có những buổi sinh hoạt trao đổi …về
nhiều mặt : thời trang, cảnh đời, bi kịch xã hội…Như chuyện trang phục, có thể
nói là giới diễn viên nữ rất “thoải mái” cả trong phim ảnh lẫn ngoài đời thường…khiến
các bạn trẻ - đặc biệt là nữ - cứ nghĩ rằng : kiểu cách thời trang ấy là cho mọi
người và ở mọi nơi…nên dễ dàng…để…”thoải mái”…Thế nhưng tại sao đạo diễn lại phải
cho “Quỳnh búp-bê” nền nã với tấm áo
bà-ba màu hồng nhẹ nhàng và dễ thương sau những thăng trầm của “thời đã
qua” ??? Hẳn là độc giả còn nhớ trước
đây đã có lần người viết kể câu chuyện hai anh em quá nghèo…phải đi ăn trộm…rồi
bị bắt và bị khắc lên trán ký tự “ST” (viết tắt của chữ steal = ăn trộm, ăn cắp)…theo
tục quán của làng…Người anh thấy quá nhục nhã…nên bỏ làng đi phương xa làm ăn,
nhưng ký tự ST được thích lên trán không thể tẩy xóa đi được…Chú em tự nghĩ: Nhục…thì
đã nhục rồi, thôi…thì mình trụ lại làng thôn của mình…và ra sức làm ăn…để tự
nuôi sống, đồng thời có điều kiện thì giúp bà con quanh xóm…Lâu dần…lớp trẻ…không
hiểu gì nhiều về ký tự ST ấy nên thắc mắc với một lão ông…và lão ông đăm chiêu
một thoáng…rồi trả lời : Già cũng không rõ lắm, nhưng có lẽ đấy là ký tự của chữ
SAINT – nghĩa là thánh nhân…
Hẳn
là chúng ta còn nhớ câu chuyện của Đấng Đáng Kính – Hồng Y Fulton Sheen
(1895-1979) – với cô tiếp viên kiều diễm
trên chuyến máy bay vào cuối năm 1965 đưa các Giám Mục người Mỹ từ Ý về sau khi
đã dự Công Đồng Vaticanô II ? Cô tiếp viên xinh đẹp ấy cảm thấy “khó chịu” và “rất
mất tự nhiên” với cái nhìn chằm chằm của vị chức sắc tôn giáo cao tuổi…và – điều
không ngờ - là khi mọi người cồng kềnh hành lý đi xuống…thì có vẻ như ông cụ cố
nán lại sau cùng…để rồi ghé vào tai cô tiếp viên thì thầm điều gì đó không ai
biết…
Một
ngày nọ, ĐHY Fulton Sheen nghe tiếng gõ cửa…và ngài thấy hoàn toàn bất ngờ :
trước mặt ngài là cô tiếp viên hàng không xinh đẹp ấy…
-Thưa ngài, ngài còn nhớ con không ?
-Nhớ chứ con. Con chính là cô tiếp viên xinh
xắn trên chuyến bay đưa các Giám Mục về sau Công Đồng mà…
-Vậy Đức Cha có còn nhớ là ngài đã thì
thầm điều gì vào tai con không?
-Nhớ…Cha nhớ…Cha đã khen con đẹp lắm…Và
cha hỏi con rằng : Con đã cảm tạ Chúa…vì Chúa đã ban cho con sắc đẹp tuyệt vời
kia chưa ?
-Thưa ngài, điều ngài thì thầm vào tai con
đó…đã làm con băn khoăn nhiều…và cũng là lý do khiến con tìm đến ngài hôm nay…Vậy,
thưa ngài, theo ngài…thì con phải làm gì để tạ ơn Chúa ?
Một
thoáng suy nghĩ…rồi ĐHY đưa cô gái đến trước một tấm bản đồ :
-Con đã bao giờ nghe ai đó kể vài chuyện
về trại cùi Di Linh ở Việt Nam chưa ?
-Có lần con cũng đọc được một bài báo về
trại cùi ấy…và nghe được đôi ba câu chuyện…
-Này con, cách đây chưa lâu, cha nghe
nói vị Giám Mục Giáo Phận Sài-sòn – Đức Cha Jean Casseigne Sanh (1895-1973) –
đã từ chức ở Sài-gòn để lên phục vụ anh chị em bị bệnh cùi ở trại phong Di
Linh…Con có muốn cảm tạ Chúa bằng cách thử một lần đến trại phong Di Linh, gặp
Đức Cha…và ở lại với anh chị em bệnh phong khoảng 6 tháng không ?
Bất
ngờ và bàng hoàng, cô tiếp viên lặng lẽ chào ĐHY ra về…Và người ta nghĩ rằng
chuyện đến đó là chấm dứt…
Thế
nhưng vào đầu năm 1966, người ta đọc được một bản tin trên các phương tiện truyền
thông của Sài-gòn : Một nữ tiếp viên hàng không rất trẻ và rất đẹp của hãng
Hàng Không Hoa Kỳ đã xin nghỉ nghề làm tiếp viên hàng không để đến trại phong
Di Linh của Việt Nam, tình nguyện chăm sóc các bệnh nhân phong cùi…
Đấy
là nữ tu Louise Bannet…
Sau
năm 1975, chị buộc phải rời khỏi Trại Phong Di Linh…Chị đã xin Nhà Dòng – Dòng
Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn - để đến phục vụ Trại Phong ở Tahiti…và chị qua đời tại
đó năm 1982…
Suốt
cuộc đời, tôi sẽ ca mừng CHÚA,
sống
ngày nào, xin đàn hát kính Thiên Chúa của tôi.
Nguyện
tiếng lòng tôi làm Người vui thỏa,
đối
với tôi, niềm vui là chính CHÚA. –
Tv 104 (103) , 33 – 34
Lm
Giuse Ngô Mạnh Điệp.