Ngay
ở đầu chương hai của Tông Huấn, Đức Thánh Cha đã giới thiệu với chúng ta :
Đức Giê-su là “người trẻ giữa
những người trẻ để nên gương mẫu cho người trẻ và thánh hiến họ cho Thiên Chúa”.[
22] …nên – có thể nói rằng – Đức Thánh Cha mời gọi người trẻ chúng ta – với bước
đời thứ VII này– đến với Đức Giê-su trẻ trung và sống tuổi trẻ hôm nay của mình
trong tư cách là “fan” ruột của Người [số 22 – số 33]…
Đức
Thánh Cha cho biết chúng ta có thể nhìn lại tuổi trẻ của Đức Giê-su qua các
trang Phúc Âm: thánh sử Matthêu và thánh
sử Luca có đề cập – hiếm hoi thôi – nhưng một ít diễn tả giúp chúng ta – những
người trẻ - nhìn thấy Giê-su Hài Nhi và Thiếu Niên đã sống “phận người” của
mình thế nào, dù nơi Người “phận là phận
của Thiên Chúa”:
- Người
sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn do lệnh truyền kiểm
tra dân số của chính quyền trần thế (Lc 2 , 4 – 7)…
- Người
là nạn nhân của tham vọng quyền thế cũng như quyền lực
của người trần và phải cùng gia đình chạy trốn ngay từ khi mới sinh (Mt 2 , 13
– 15)…và trở thành – nhỏ nhoi trong hình hài, nhưng bao gồm tất cả - những người
bắt buộc phải lưu lạc…
- Người được mẹ và cha nuôi của
mình – những con người đạo đức – lo chu tất
mọi điều lề luật buộc để thực sự là một thành viên của Dân Chúa và
cộng đồng Nazareth …
- Người
đã có những tháng năm ẩn dật, sống bằng đôi tay lao động của mình…và
lớn lên giữa những người dân lao động là thân nhân và xóm giềng của mình…… “Người
được gọi là Nazarêô” – nghĩa là người thành Nazareth (Mt 2 , 23)…
Tuy
nhiên - Đức Thánh Cha nhấn mạnh – điều
quan trọng là - ngay từ tuổi ấu thơ và tuổi trẻ…và dĩ nhiên là từ thủa đời đời
- Đức Giê-su luôn sống mối tương quan “là Con yêu dấu” của Chúa Cha…và
chính mối tương quan này là định hướng cho Người trong suốt cuộc đời trần gian
từ biến cố Bê-lem đến cái chết cứu chuộc trên đỉnh Sọ…
Có
thể nói – từ số 23 đến số 29 – là bước Đức Thánh Cha dẫn chúng ta đến với Đức
Giê-su ấu thơ và niên thiếu để chúng ta gặp Người và thấy được rằng người trẻ
hôm nay – trên khắp mặt đất này – chúng ta có mặt nơi Đức Giê-su ấu thơ và niên
thiếu để rồi chúng ta bằng lòng để cho tuổi
trẻ của Người soi sáng chúng ta…
Chúa
muốn soi sáng chúng ta như thế nào ?
Người
muốn người trẻ phải :
- Lớn lên trong mối tương quan với
Thiên Chúa qua đời sống đức tin của mình,
- Lớn lên trong ý thức mình thuộc
một gia đình và một cộng đồng,
- Lớn lên trong việc mở lòng ra
để được tràn đầy Chúa Thánh Thần và được hướng dẫn thi hành sứ mệnh Thiên Chúa ủy
thác…là ơn gọi của riêng mình…
Nghĩa
là :
- Cùng
với Đức Giê-su, chúng ta tuyệt đối đặt niềm tin của mình vào sự sắp xếp quan
phòng của Đức Chúa Cha – Đấng luôn yêu thương chúng ta,
- Cùng
với Đức Giê-su, chúng ta biết sống niềm tin vào lẫn nhau - những anh em chị em
đồng chí hướng, cùng làm việc, cùng một chọn lựa trong phục vụ…
- Cùng
với Đức Giê-su, chúng ta quan tâm và có lòng trắc ẩn sâu xa đối với những người
yếu kém – đặc biệt những người cùng khốn, nghèo túng, bệnh hoạn, tội lỗi và bị
loại trừ…
- Cùng
với Đức Giê-su, chúng ta dũng cảm nói lên tiếng nói của tình thương và sự thật…
- Cùng
với Đức Giê-su, chúng ta chấp nhận trải qua kinh nghiệm bị hiểu lầm và bị chối
bỏ…
Và
Đức Thánh Cha bảo rằng : “Trong Chúa Giê-su, mọi người trẻ có thể tìm
thấy chính mình.”
Còn
Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI – tuyên phong ngày 14.10.2018 – thì chia sẻ về
những bài học mà ngôi trường Nazareth để lại cho chúng ta trong huấn từ của
Ngài ngày 5.1.1964 :
Trước
hết là bài học về thinh lặng.
Ước chi nơi mỗi chúng ta lại nảy sinh lòng quý trọng sự thinh lặng. Đây là điều
kiện tuyệt vời và cần thiết cho tinh thần, đang khi chúng ta bị quấy nhiễu vì
bao tiếng la hét, ồn ào và náo động của cuộc sống hiện đại, luôn ầm ĩ và quá
căng thẳng. Ôi, ước chi sự thinh lặng của Nazarteh dạy chúng ta biết suy đi gẫm lại, biết trở về với nội tâm, sẵn sàng đón nhận những hướng dẫn âm thầm của Thiên Chúa và lắng nghe những vị thầy chân chính dạy bảo. Ước chi sự thinh lặng đó dạy chúng ta biết sự cần thiết và giá
trị của việc chuẩn bị, nghiên cứu, suy niệm, của nếp sống cá nhân và nội tâm, của
lời cầu nguyện mà chỉ một mình Thiên Chúa nghe thấy trong nơi bí ẩn.
Thứ
đến là bài học về đời sống gia đình. Ước chi Nazareth dạy chúng ta biết ý nghĩa của gia đình,
của sự hiệp thông trong tình yêu, của vẻ đẹp khắc khổ nhưng sáng ngời, cũng như
tính cách linh thánh và bất khả xâm phạm của gia đình. Ước chi Nazareth chỉ cho
chúng ta biết rằng việc huấn luyện tại gia đình êm dịu biết dường nào, và không
gì có thể thay thế được. Ước chi Nazareth dạy cho chúng ta biết vai trò nền tảng
của gia đình trong trật tự xã hội.
Sau
nữa là bài học về lao động.
Ôi căn nhà Nazareth, ngôi nhà của người con bác thợ mộc. Hơn bất cứ nơi nào
khác, tại đây chúng tôi muốn hiểu và ca tụng lề luật tuy khắt khe nhưng mang
tính cứu chuộc đòi buộc con người phải lao động. Tại đây, tôi mong ước mọi người
ý thức lại về sự cao cả của lao động. Tại đây, dưới mái nhà này, tôi muốn nhắc
nhở rằng : lao động tư nó không phải là cùng đích. Đàng khác , sự tự do và tính
cao cả của lao động không hệ tại ở các giá trị kinh tế mà thôi, nhưng còn ở những
giá trị hướng lao động đến cứu cánh đích thực của nó.
Sau cùng, tại đây, tôi muốn gửi
lời chào đến mọi người lao động trên toàn thế giới, đồng thời muốn chỉ cho họ
thấy gương mẫu vĩ đại, người anh em mang bản tính Thiên Chúa, vị ngôn sứ bênh vực
những quyền lợi chính đáng của họ, đó là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Và
thưa bạn trẻ, muốn đón nhận những “soi sáng” của Chúa Giê-su qua những biến cố
trong cuộc đời Người và qua những giáo huấn Người để lại và Phúc Âm các thánh sử
ghi chép, chúng ta phải có khả năng Phân
Định – nghĩa là tỉnh thức – biết mình – biết đọc bản thân – xét mình ở mỗi
cuối ngày sống…để nhận định cho rõ từng ngày một về “chọn lựa” của mình – bởi
chọn lựa ấy là chuyện sống còn của mỗi chúng ta…
Ngày
xưa, Trang Tử cùng đệ tử của mình ngao du sơn thủy…
Thấy
một cây to, cành lá rườm rà…và một anh thợ rừng đứng bên nó mà không đốn…Hỏi tại
sao…thì anh thợ nói : “Không dùng đặng nó vào việc chi hết !” Trang Tử nói :
“Cây này vì bất tài mà đặng sống lâu…”
Xuống
núi và ghé vào một nhà quen. Chủ nhà mừng rỡ hối trẻ làm thịt chim mòng để nấu
ăn đãi khách…Người giúp việc hỏi : “Một con biết gáy, một con không biết gáy,
giết con nào ?” Chủ nhà nói : “Giết con không biết gáy !”
Hôm
sau, đệ tử hỏi Trang Tử : “Hôm qua cái cây trên núi vì bất tài mà sống, còn con
chim mòng nhà kia vì bất tài mà chết…Giả như Thầy…thì Thầy phải xử trí sao ?”
Trang
Tử cười nói : “Tài và bất tài , cũng như nhau , đều là quấy cả, nên không thể
tránh khỏi lụy thân…Chỉ có kẻ nào “biết”…là sống mà thôi…
Khôn : chết – Dại : chết – BIẾT thì sống…
“Biết”
có được là nhờ phân định – hay tỉnh
thức – biết mình – biết đọc bản thân – xét mình…để đi đến chọn lựa…
Và
dĩ nhiên mọi chọn lựa đều đòi phải có sự kiên định và can đảm…
Ngày
xưa nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý…Nước Tề bắt buộc phải đem dâng…Vua Lỗ tiếc
lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang…Vua Tề bảo : “ Phải có Nhạc Chính Tử đem
đỉnh qua nói ta mới tin !” Vua Lỗ cho vời Nhạc Chính Tử đến buộc phải đem đỉnh
đi…Nhạc Chính Tử hỏi : “Sao không đem cái đỉnh thật đi ?” Vua Lỗ nói : “Ta quý
nó lắm !” Nhạc Chính Tử thưa : “Nhà vua quý cái đỉnh ấy như thế nào…thì tôi quý
cái đức “TÍN” của tôi như thế !” Sau vua Lỗ phải đưa đỉnh thật…thì Nhạc Chính Tử
mới chiu đi…
Nhạc
Chính Tử người nước Lỗ mà được vua nước Tề tin tưởng như vậy…thì đủ hiểu phong
cách sống chữ Tín của ông như thế nào…và – dù là quyền lực của nhà vua – ông vẫn
không ngại để yêu cầu phải cho ông sống
thật !
Đức
Thánh Cha khuyến khích :
Chúa kêu gọi chúng ta thắp lên
những ánh sao trong đêm tối của các bạn trẻ khác, Ngài mời chúng ta nhìn lên những
vì sao đích thực, đó là những dấu chỉ đủ loại mà Ngài tặng để chúng ta không chỉ
đứng nhìn, nhưng bắt chước người gieo hạt : họ ngắm nhìn các vì sao trên trời để
biết cách trồng trọt. Thiên Chúa thắp sáng các vì sao để chúng ta luôn bước đi
: “Các vì sao hân hoan chiếu sáng, ở chỗ chúng tôi; Ngài gọi chúng và chúng đáp
lại : chúng tôi đây !” (Br 3 , 34 - 35) Chính Đức Ki-tô là ánh sáng hy vọng rạng
rỡ cho chúng ta và soi đường chúng ta trong đêm tối, vì Người là “Sao mai chiếu
rạng” ( Kh 23 , 16) [ số 33]…
Lm
Giuse Ngô Mạnh Điệp